Phóng viên RFA tháp tùng Tổng thống Bush dự lễ khai mạc Olympics Bắc Kinh

Một phóng viên của Ban Tây Tạng đài RFA được ngồi cùng chuyên cơ Air Force One của Tổng thống Mỹ, George W.Bush, tháp tùng ông đến Bắc Kinh dự lễ khai mạc Thế vận hội Olympic mùa hè vào ngày 8/8/2008.

0:00 / 0:00
rfa-dn-dolkar-250.jpg
Nữ phóng viên Tseten Dolkar Liushar của ban tiếng Tây Tạng đài Á Châu Tự Do. RFA PHOTO/Tibetan Service (RFA PHOTO/Tibetan Service)

Vinh dự hiếm có

Cơ hội đặc biệt mà rất nhiều người hằng mơ ước đã đến với cô Tseten Dolkar Liushar, phóng viên Ban tiếng Tây Tạng của đài Á Châu Tự Do. Cô được chọn tháp tùng người đứng đầu Nhà Trắng trong chuyến đi dự lễ khai mạc Olympic Bắc Kinh 2008.

Vinh dự này dường như được nhân lên gấp nhiều lần khi cô Dolkar được thông báo sẽ đi chung lịch trình với phái đoàn của Tổng thống cũng như ngồi cùng chuyên cơ Air Force One với ông Bush.

Ông Jigme Ngapo, Giám đốc ban Tây Tạng của đài Á Châu Tự Do cho biết thêm về trường hợp đặc biệt này:

"Chúng tôi bắt đầu vận động, dàn xếp cho chuýên đi này hàng tháng trời, và chúng tôi rất vui khi nhận được sự chấp thuận từ Nhà Trắng. Chúng tôi đã từng nhiều lần xin đại sứ quán Trung Quốc cấp visa cho phóng viên Ban Tây Tạng RFA vào Trung Quốc, nhưng đều bị họ từ chối.

Chúng tôi đã từng nhiều lần xin đại sứ quán Trung Quốc cấp visa cho phóng viên RFA vào Trung Quốc nhưng đều bị từ chối. Để tránh bị khước từ, lần này chúng tôi không đăng ký trực tiếp qua sứ quán Trung Quốc nữa, mà đã nhờ Nhà Trắng hỗ trợ trong thủ tục xin visa cho cô Dolkar đến Bắc Kinh

Ông Jigme Ngapo, Giám đốc ban Tây Tạng RFA

Để tránh bị khước từ, lần này chúng tôi không đăng ký trực tiếp qua sứ quán Trung Quốc nữa, mà đã nhờ Nhà Trắng hỗ trợ trong thủ tục xin visa cho cô Dolkar đến Bắc Kinh, nhân sự kiện quan trọng Olympic Bắc Kinh, đặc biệt là sau vụ Trung Quốc đàn áp cuộc nổi dậy của người dân Tây Tạng hồi đầu tháng ba 2008.

Cách đây vài tuần, chúng tôi nhận đựơc thông báo là phía Trung Quốc chấp thuận cho phóng viên Dolkar của RFA vào tác nghiệp, nhưng điều đáng nói là cô đặc biệt được Nhà Trắng cho phép đi cùng chuyến bay với Tổng thống Bush trên chuyên cơ Air Force One, chứ không phải ngồi máy bay riêng của cánh thông tấn báo chí tháp tùng Tổng thống như thông lệ.”

Tâm sự của Dolkar

Chuyến bay của phái đoàn Tổng thống Bush sẽ khởi hành từ Mỹ vào thứ hai, 4/8/2008, và trở về vào ngày 11/8/2008. Ngoài 4 đêm hiện diện tại Bắc Kinh trước và sau Lễ khai mạc Olympic, đoàn còn dừng chân tại Thái Lan và Hàn Quốc.

RFA-Olympic-internet-305.jpg
Trang web của đài Á Châu Tự Do www.rfa.org liên tục bị ngăn chận tại Trung Quốc.

Trong suốt chặng đường, phóng viên Dolkar sẽ liên tục có những bài tường trình trực tiếp mỗi ngày từ những nơi cô đặt chân tới. Cô Dolkar hứa hẹn, với tư cách là một phóng viên của đài RFA, cô sẽ dùng dịp này để kể lại cho thính giả của mình nghe những gì mắt thấy tai nghe, không chỉ liên quan đến sự kiện thể thao thế giới, mà về tất cả mọi mặt trong đời sống chính trị-xã hội ở Trung Quốc, Thái Lan, và Hàn Quốc, đặc biệt là lĩnh vực nhân quyền và dân chủ:

"Tôi cảm thấy mình thật sự may mắn khi được tháp tùng Tổng thống Mỹ trên chuyên cơ Air Force One. Tôi chân thành cảm kích đài Á Châu Tự Do đã tạo điều kiện cho tôi có đựơc cơ hội hiếm có này, đồng thời tôi sẽ tận dụng dịp này để tường trình trung thực không chỉ về sự kiện thể thao Olympic của toàn cầu, mà còn về tình hình nhân quyền, dân chủ tại những chặng dừng chân trong cuộc hành trình này.

Tôi đã từng đến Bắc Kinh nhưng chuyến đi lần này đặc biệt thú vị đối với tôi vì tôi được tháp tùng Tổng thống Hoa Kỳ đến dự lễ khai mạc Olympic Bắc Kinh và ghé chân tại Thái Lan và Nam Hàn. Chặng dừng chân tại đất nước phật giáo Thái Lan cũng đặc biệt quan trọng đối với tôi vì tôi biết có rất nhiều người Míên Điện tị nạn tại đây sau cuộc đàn áp biểu tình nổ ra ở Miến, tương tự như ở Tây Tạng xứ tôi, nên tôi rất muốn nhân dịp này tìm hiểu hoàn cảnh của người Miến tị nạn ở Thái ra sao. Bởi lẽ người dân xứ tôi rất muốn đựơc biết về tình hình của các quốc gia Phật giáo xung quanh ra sao."

Tôi cảm thấy mình thật sự may mắn khi được tháp tùng Tổng thống Mỹ trên chuyên cơ Air Force One. Tôi sẽ tận dụng dịp này để tường trình trung thực không chỉ về sự kiện thể thao Olympic của toàn cầu, mà còn về tình hình nhân quyền, dân chủ tại những chặng dừng chân trong cuộc hành trình này.

Phóng viên Tseten Dolkar Liushar

Tường thuật Olympic Bắc Kinh 2008

Một phóng viên ban Tây Tạng RFA đựơc tháp tùng Tổng thống Hoa Kỳ trên cùng chuyến bay đi dự Olympic Bắc Kinh năm nay, điều này có ý nghĩa như thế nào đối với Ban Tạng ngữ RFA nói riêng và đối với người dân Tây Tạng nói chung? Cô Dolkar bộc bạch cảm nghĩ:

"Đối với đài Á Châu Tự do, chuyến đi này hết sức quan trọng vì từ sau cuộc nổi dậy của người dân Tây Tạng hồi tháng 3 để phản đối Trung Quốc vi phạm nhân quyền, Ban Tạng Ngữ của RFA đã liên tục có những bài tường trình đầy đủ và chi tiết phản ánh tình hình ở Tây Tạng và cách đối phó của Trung Quốc.

dolkar-in-Beijing-305.jpg
Tseten Dolkar Liushar tường trình từ Bắc Kinh. RFA PHOTO/Tibetan Service (RFA PHOTO/Tibetan Service)

Cho nên, đến Trung Quốc lần này với tư cách là một phóng viên của RFA mang ý nghĩa đặc biệt và cần thiết. Tôi cảm thấy mình phải có trách nhiệm nỗ lực hết mình hoàn thành tốt công tác được giao phó.”

Phóng viên Dolkar người Tây Tạng thông thạo Hoa Ngữ. Trước đây cô từng học ở Bắc Kinh 4 năm nên khá quen thuộc với môi trường sinh hoạt, chính trị, văn hoá, và đời sống ở đây.

Ngoài cô Dolkar, Ban Tây Tạng còn cử phóng viên Dhondup Namgyal Gonsar đến Bắc Kinh tác nghiệp nhân sự kiện Olympic này.

Trong khi phóng viên Dolkar chỉ lưu lại Bắc Kinh 4 ngày trước và sau Lễ khai mạc Olympic theo lịch trình của phái đoàn Tổng thống Bush, thì phóng viên Namgyal sẽ ở lại Bắc Kinh cho đến ngày bế mạc để tường trình toàn bộ diễn tiến của sự kiện thể thao này. Phóng viên Namgyal đăng ký theo Ủy ban Olympic Quốc tế nên có nhiều hy vọng sẽ không bị chính quyền Trung Quốc từ chối visa như những lần trước.

Chuyên cơ Air Force One với trang bị công nghệ quân sự tuyệt mật, tối tân, và an toàn, được ví von là phương tiện di chuyển “bất khả xâm phạm” hay còn được gọi là “pháo đài bay trên không” của tổng thống Mỹ, và cũng là biểu tượng của quyền lực chính trị và ngoại giao của Hoa Kỳ.