Đại diện nhân dân ASEAN không được gặp lãnh đạo khối ASEAN

Cũng liên quan đến Thượng Đỉnh ASEAN đang diễn ra tại thành phố Hua Hin, Thái Lan, sự kiện được báo chí thế giới nói đến là cuộc gặp gỡ giữa đoàn đại diện của các tổ chức cỗ võ, xây dựng xã hội dân sự của 10 nước hội viên ASEAN và các nhà lãnh đạo của tổ chưc này đã không thành hình.

0:00 / 0:00

Để tìm hiểu rõ vấn đề, Nguyễn Khanh của Đài chúng tôi trao đổi với Bà Debbie Stohard thuộc tổ chức Diễn Đàn Nhân Dân ASEAN. Mời quý thính giả theo dõi sau

Bà Debbie Stohard thuộc tổ chức Diễn Đàn Nhân Dân ASEAN
Bà Debbie Stohard thuộc tổ chức Diễn Đàn Nhân Dân ASEAN. Photo courtesy isiswomen.org (Photo courtesy isiswomen.org)

đây.

Những đại diện bị ASEAN loại khỏi đòan

Cám ơn Bà đã dành thì giờ trả lời phỏng vấn của chúng tôi. Sau nhiều tháng trời dàn xếp, cuối cùng vào giờ chót, cuộc gặp gỡ giữa 10 đại diện nhân dân ASEAN và các nhà lãnh đạo những nước trong tổ chức lại không thành hình. Thưa bà lý do tại sao vậy?

Chính phủ ASEAN quyết định gạch bỏ tên 5 trong số 10 đại diện của đoàn. Trên nguyên tắc đã được thảo thuận là họ sẽ tiếp chúng tôi, nhưng cuối cùng thì tên của 5 người trong đoàn bị họ gạch bỏ. Năm ngươi còn lại được chấp thuận gặp các lãnh đạo của ASEAN, nhưng với điều kiện chỉ được nghe lãnh đạo ASEAN nói chuyện chứ không được quyền phát biểu.

Bà Debbie Stohard

Lý do là vì các chính phủ ASEAN quyết định gạch bỏ tên 5 trong số 10 đại diện của đoàn. Trên nguyên tắc đã được thảo thuận là họ sẽ tiếp chúng tôi, nhưng cuối cùng thì tên của 5 người trong đoàn bị họ gạch bỏ. Năm ngươi còn lại được chấp thuận gặp các lãnh đạo của ASEAN, nhưng với điều kiện chỉ được nghe lãnh đạo ASEAN nói chuyện chứ không được quyền phát biểu.

Những ai bị gạch bỏ tên, và những ai được phép gặp lãnh đạo nhưng bị cấm bày tỏ ý kiến?

Đại diện của Cambodia, Lào, Miến Điện, Phi Luật Tân và Singapore không được chính phủ các nước này chấp thuận cho vào phòng họp, năm nước còn lại là Brunei, Indonesia, Malaysai, Thái Lan và Việt Nam được đồng ý. Những đại diện bị loại thì chính phủ liên hệ có người của họ để điền thế vào chỗ đó.

Kết quả là 3 đại diện của Malaysia, Indonesia và Thái Lan cùng nhau bỏ cuộc họp, chỉ còn 2 đại diện của Việt Nam và Brunei vào dự thôi. Những đại biểu rời cuộc họp đưa ra lý do rằng ASEAN đã không thực hiện đúng những gì đã cam kết, điều kiện ASEAN đặt ra cho thấy phiên họp không theo đúng với tinh thần đối thoại dân chủ.

Bà Debbie Stohard

Cuối cùng thì cuộc tiếp xúc có diễn ra không?

Kết quả là 3 đại diện của Malaysia, Indonesia và Thái Lan cùng nhau bỏ cuộc họp, chỉ còn 2 đại diện của Việt Nam và Brunei vào dự thôi. Những đại biểu rời cuộc họp đưa ra lý do rằng ASEAN đã không thực hiện đúng những gì đã cam kết, điều kiện ASEAN đặt ra cho thấy phiên họp không theo đúng với tinh thần đối thoại dân chủ. Theo chúng tôi hiểu thì đại diện của Việt Nam và Brunei ở lại phòng hội vì bị áp lực của chính phủ nước họ.

ASEAN không thực hiện những gì đã cam kết

Phía ASEAN có đưa ra giải thích tại sao không?

Không. ASEAN không đưa ra một lời giải thích nào cả, và đó chính là điểm không hữu lý. Không đầy một năm trước đây, chính các nhà lãnh đạo ASEAN đã đặt bút ký vào văn kiện kêu gọi dân chúng bày tỏ quan điểm để cùng chính quyền xây dựng một cộng đồng ASEAN vững mạnh hơn. Nhưng sự kiện xảy ra ngày hôm nay hoàn toàn đi ngược lại những gì họ đã hứa. Có 10 đại biểu, thì tám người hoặc bị cấm không được vào họp, hoặc quyết định tẩy chay.

Trong những tháng trước đây, chúng tôi đã làm việc rất chặt chẽ với các nước ASEAN, để đảm bảo cuộc thảo luận thành hình, chúng tôi sẽ nghe phái chính phủ trình bày và phía chính quyền nghe tiếng nói của chúng tôi. Rõ ràng đây là một gáo nước lạnh mà ASEAN hất vào mặt chúng tôi mà không đưa ra một lời giải thích nào cả. Năm đại biểu bị gạch tên mà không có lời giải thích.

Quyết định của các đại biểu là không tham dự cuộc đối thoại vì chính những nhà lãnh dạo ASEAN đặt điều kiện quá khắt nghiệt, từ chuyện không được phát biểu đến chuyện ngay cả ý kiến trao đổi trong cuộc họp cũng bị giới hạn, thành ra ngay từ đầu chúng tôi thấy rõ đây là buổi gặp gỡ, thảo luận không có hiệu quả.

Bà Debbie Stohard

Tôi cũng phải nói thêm là không phải chỉ có các đại diện độc lập được chọn trong đoàn gặp các nhà lãnh đạo ASEAN. Điển hình là đại biểu của Việt Nam là đại diện cho một tổ chức ngoài chính phủ nhưng được sự công nhận của chính quyền. Điều đó chứng tỏ cho thấy chúng tôi làm việc với mọi phía, từ chính quyền đến những tổ chức độc lập và ngay cả những tổ chức dược chính phủ thành lập hay hỗ trợ để hoạt động.

Diễn Đàn Nhân Dân ASEAN là tổ chức để cử danh sách các đại diện gặp lãnh đạo của ASEAN. Là một trong những thành viên chọn đoàn đại diện, bà nghĩ gì về sự kiện mới xảy ra trưa nay?

Quyết định của các đại biểu là không tham dự cuộc đối thoại vì chính những nhà lãnh dạo ASEAN đặt điều kiện quá khắt nghiệt, từ chuyện không được phát biểu đến chuyện ngay cả ý kiến trao đổi trong cuộc họp cũng bị giới hạn, thành ra ngay từ đầu chúng tôi thấy rõ đây là buổi gặp gỡ, thảo luận không có hiệu quả. Do đó, chỉ còn một cách duy nhất là tẩy chay mà thôi, và những đại diện cho các tổ chức được các chính phủ liên hệ chọn ở lại tham gia.

Không thành công ở cuộc gặp lần này, liệu Bà có dự tính gặp lại các nhà lãnh đạo ASEAN hay không? Kế hoạch tương lai của Bà và của tổ chức như thế nào?

Điều rõ ràng là từ lâu rồi, các nhà lãnh đạo cộng đồng ASEAN lên tiếng nói đang làm việc để xây dựng xã hội dân sự và sẵn sàng thảo luận với mọi người. Các tổ chức ngoài chính phủ, các tổ chức muốn góp phần xây dựng xã hội dân sự cũng đã nỗ lực không ngừng cho mục tiêu này. Chúng tôi tin rằng các nhà lãnh đạo ASEAN nên thảo luận trực tiếp với các tổ chức, đoàn thể cho mục tiêu chung đã đặt ra. Chúng tôi cũng quyết tâm làm việc với Bộ Ngoại Giao các nước để chuyện tương tự không xảy ra một lần nữa.

Điều quan trọng là khi đồng ý đối thoại thì tất cả mọi phía đều được quyền cất tiếng nói, không phải chỉ có chính quyền mới được quyền phát biểu trong khi tổ chức độc lập không được phép nói gì cả.

Xin cám ơn Bà Stohard.