Ông Robert Gates đến Việt Nam có ý nghĩa ra sao với các nước trong khu vực?

Tin tức cho biết, ông Robert Gates, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ sẽ đến Hà Nội vào cuối tuần này để tham dự Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng (ADMM+), được tổ chức đầu tuần tới. Tại Hà Nội, ông Gates cũng sẽ gặp ông Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc.

0:00 / 0:00

Chuyến đi của ông Gates đến Việt Nam lần này liệu có ảnh hưởng gì đối với Trung Quốc và các nước trong khu vực? Cuộc gặp gỡ giữa ông Gates với người đồng nhiệm Trung Quốc có làm thay đổi lập trường của Hoa Kỳ ở biển Đông hay không?

Quan hệ Trung - Mỹ bắt đầu tan băng?

Ông Robert Gates, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đến Việt Nam lần này, mặc dù với mục đích tham dự hội nghị và thảo luận các vấn đề an ninh trong khu vực, thế nhưng, có lẽ vấn đề mà cả thế giới quan tâm trong chuyến đi của ông, đó là cuộc gặp gỡ giữa ông Gates với ông Lương Quang Liệt, người đồng nhiệm Trung Quốc.

Đây sẽ là cuộc họp mặt đầu tiên giữa hai viên chức quốc phòng cấp cao Trung - Mỹ, kể từ khi cuộc gặp gỡ giữa ông Gates với ông Từ Tài Hậu, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, hồi tháng 10 năm ngoái tại Washington.

Trung Quốc đã ra tín hiệu một cách rõ ràng là họ muốn nối lại các cuộc thảo luận giữa quân đội hai nước, và bây giờ chúng tôi đang tìm hiểu xem cách tốt nhất để thực hiện điều đó như thế nào

Ông Geoff Morrell

Cũng xin nhắc thêm quan hệ quân sự Trung - Mỹ đã bị đóng băng kể từ đầu năm nay, khi Washington quyết định bán vũ khí

Thiếu tướng Nguyễn Hữu Mạnh đón ông Robert Gates tại sân bay Nội Bài
Thiếu tướng Nguyễn Hữu Mạnh (giữa bên trái) cùng các sỹ quan tuỳ tùng đón ông Robert Gates tại sân bay Nội Bài (11 tháng 10, 2010). Courtesy Baodatviet (Courtesy Baodatviet)

cho Đài Loan, dẫn đến việc Trung Quốc đình chỉ tất cả các trao đổi quân sự với Hoa Kỳ. Việc đình chỉ này đã đưa đến việc Trung Quốc hủy bỏ chuyến viếng thăm của ông Gates, dự định đến Bắc Kinh hồi tháng Sáu năm nay.

Mới đây, Bắc Kinh cho biết họ muốn nối lại các quan hệ quân sự với Washington. Ông Geoff Morrell, phát ngôn Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã nói: “Trung Quốc đã ra tín hiệu một cách rõ ràng là họ muốn nối lại các cuộc thảo luận giữa quân đội hai nước, và bây giờ chúng tôi đang tìm hiểu xem cách tốt nhất để thực hiện điều đó như thế nào”.

Nối lại quan hệ quân sự vì sợ bị cô lập?

Cuối tháng Chín vừa qua, theo yêu cầu của Trung Quốc, ông Michael Schiffer, Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã đến Bắc Kinh trong hai ngày, để thảo luận về việc nối lại quan hệ quân sự với Trung Quốc.

Theo tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, các cuộc thảo luận này nhằm mục đích chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ giữa ông Robert Gates và ông Lương Quang Liệt tại Hà Nội, cũng như bàn thảo về chuyến viếng thăm Trung Quốc sắp tới của ông Gates, thay cho chuyến đi mà Bắc Kinh đã hủy hồi tháng Sáu vừa qua. Ông Schiffer và các viên chức Trung Quốc cũng đã lên kế hoạch cho các cuộc đàm phán quân sự ở Hawaii vào giữa tháng Mười, và sau đó sẽ là cuộc gặp cấp thứ trưởng giữa hai nước, ở Washington vào cuối năm nay.

Các chuyên gia cho rằng, sở dĩ Bắc Kinh muốn nối lại các quan hệ quân sự với Washington là do Trung Quốc nhận thấy, thái độ hung hãn của họ trong thời gian qua, đã làm cho Hoa Kỳ hưởng lợi, ngoài sự mong đợi của Washington.<br/>

Các chuyên gia cho rằng, sở dĩ Bắc Kinh muốn nối lại các quan hệ quân sự với Washington là do Trung Quốc nhận thấy, thái độ hung hãn của họ trong thời gian qua, đã làm cho Hoa Kỳ hưởng lợi, ngoài sự mong đợi của Washington. Chính sách ngoại giao cứng rắn của Trung Quốc đã đẩy các nước trong khu vực xích lại gần hơn với Mỹ. Và Hoa Kỳ cũng nhân cơ hội này đã tăng cường hợp tác quân sự với các nước trong khu vực như: Việt Nam, Nhật Bản, Nam Hàn, Indonesia và Úc, điều này đã khiến các quan chức Bắc Kinh lo ngại và họ mong muốn sớm nối lại các trao đổi quân sự với Washington.

Lập trường của Mỹ về Đông Nam Á

Mặc dù quan hệ quân sự giữa hai nước Trung - Mỹ đang được cải thiện, thế nhưng giới chuyên gia cho rằng chính sách của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á cũng như lập trường của Washington về vấn đề biển Đông hiện không có sự thay đổi lớn, kể từ khi bà Hillary Clinton tuyên bố, biển Đông là “lợi ích quốc gia” của Hoa Kỳ.

Tháng trước, khi trả lời phỏng vấn đài truyền hình NHK của Nhật, Đề đốc Richard Landolt, Tư lệnh Lực lượng Đổ bộ, thuộc Đệ Thất Hạm đội Hải quân Mỹ, đã lên tiếng cảnh báo Trung Quốc có những hành động đe dọa quyền tự do đi lại của các nước trên biển Đông. Ông Landolt kêu gọi Bắc Kinh nên hành động có trách nhiệm hơn, nếu muốn được các nước xem Trung Quốc như một cường quốc.

Quan hệ quân sự giữa hai nước Trung - Mỹ đang được cải thiện, thế nhưng giới chuyên gia cho rằng chính sách của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á cũng như lập trường của Washington về vấn đề biển Đông hiện không có sự thay đổi lớn, kể từ khi bà Hillary Clinton tuyên bố, biển Đông là "lợi ích quốc gia" của Hoa Kỳ.<br/>

Ông Landolt nói: “Họ muốn được xem như một cường quốc trên thế giới, thì họ cần hành xử như một nước có trách nhiệm. Họ cần giúp đỡ tàu bè tự do lưu thông trên các tuyến đường biển ở biển Đông, cũng như xung quanh khu vực này, ngược lại, họ đã đe dọa sự tự do đi lại ở đây”.

Do cách hành xử kém văn minh của Trung Quốc đối với các nước trong khu vực, Đề đốc Landolt cho rằng sự hiện diện của Hoa Kỳ tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, có ý nghĩa quan trọng trong việc chuẩn bị đối phó với các hành động của Bắc Kinh.

Bản đồ Việt Nam và vùng Biển Đông. Courtesy Wikipedia
Bản đồ Việt Nam và vùng Biển Đông. Courtesy Wikipedia (Courtesy Wikipedia)

Cùng ý kiến với Đề đốc Landolt, ông Rudy Lupton, Hạm trưởng tàu USS Blue Ridge đã kêu gọi Trung Quốc hãy hành xử như một nước có trách nhiệm. Ông Lupton nói: “Tổng thống của chúng tôi đã nói rằng ông không xem Trung Quốc là một mối đe dọa. Cũng như họ, chúng tôi tiến hành các hoạt động ở đây và chúng tôi mong muốn Trung Quốc có trách nhiệm với những gì họ làm, cũng như chúng tôi đang chịu trách nhiệm về những gì chúng tôi làm. Và tôi tin rằng nếu chúng ta hành động theo cách đó, sẽ không có vấn đề gì xảy ra”.

An ninh trong khu vực nói chung, an ninh hàng hải và an ninh trên bầu trời tại các vùng biển quốc tế này vô cùng quan trọng. Vì vậy, vai trò của Hải quân Hoa Kỳ sẽ duy trì sự hiện diện liên tục trong khu vực

Ông Robert Willard

Trước đó, khi gặp người đồng nhiệm Philippines ở Manila, ông Robert Willard, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương cho rằng, sự hiện diện của Hải quân Mỹ trong khu vực là quan trọng. Ông Willard đã nói: “An ninh trong khu vực nói chung, an ninh hàng hải và an ninh trên bầu trời tại các vùng biển quốc tế này vô cùng quan trọng. Vì vậy, vai trò của Hải quân Hoa Kỳ sẽ duy trì sự hiện diện liên tục trong khu vực và tiếp tục làm việc với các đối tác của chúng tôi trong khu vực một cách chặt chẽ, để đảm bảo việc đi lại trên các tuyến đường biển và đường hàng không an toàn”.

Và do vậy, giới chuyên gia nhận định rằng cuộc gặp gỡ giữa hai Bộ trưởng Quốc phòng Trung - Mỹ vào thời điểm này sẽ không ảnh hưởng đến chính sách hiện tại của Mỹ đối với biển Đông, cũng như ở khu vực Đông Nam Á.

Trung Quốc: không muốn thảo luận vấn đề biển Đông!

Mặc dù biển Đông là đề tài nóng mà các nước mong đợi sẽ được đem ra thảo luận trong hội nghị lần này, thế nhưng Trung Quốc đã sớm lên tiếng phản đối việc đưa biển Đông ra thảo luận trong cuộc họp tuần tới.

Thứ Tư vừa qua, phát biểu tại một cuộc họp báo, ông Quan Du Phi (Guan Youfei), Phó Cục trưởng Cục Đối ngoại, thuộc Bộ Quốc phòng Trung Quốc, đã nói: “Lập trường nhất quán của Trung Quốc là vấn đề biển Đông không phải là vấn đề giữa Trung Quốc và ASEAN, cũng không phải là vấn đề có thể được đưa ra thảo luận trong khuôn khổ ASEAN +8”.

Vấn đề Biển Đông là vấn đề nóng được sự quan tâm của các giới, các nước, đặc biệt là các nước có liên quan lợi ích ở khu vực này. Tuy nhiên, diễn đàn ADMM mở rộng giải quyết rất nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề an ninh biển. Trong an ninh biển có vấn đề Biển Đông.

Ông Nguyễn Chí Vịnh

Trước đây, khi được hỏi, liệu vấn đề biển Đông có nằm trong chương trình nghị sự lần này hay không, ông Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam cho biết: “Vấn đề Biển Đông là vấn đề nóng được sự quan tâm của các giới, các nước, đặc biệt là các nước có liên quan lợi ích ở khu vực này. Tuy nhiên, diễn đàn ADMM mở rộng giải quyết rất nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề an ninh biển. Trong an ninh biển có vấn đề Biển Đông. Trong vấn đề Biển Đông lại có vấn đề cụ thể như tự do thương mại, tự do hàng hải, chủ quyền”.

Thế nhưng, tại cuộc họp báo hôm thứ Năm vừa qua, ông Vịnh đã nói rằng, biển Đông sẽ không được đưa ra thảo luận. Ông nói: “Vấn đề Biển Đông sẽ không đưa vào chương trình nghị sự của Hội nghị ADMM mở rộng lần thứ nhất. Tương tự như vậy, các vấn đề cụ thể khác sẽ không được đưa vào. Đây là Hội nghị đầu tiên nên chúng tôi sẽ không có đủ thời gian để bàn về những vấn đề cụ thể như vậy”.

Liệu ông Robert Gates sẽ có những phát biểu về vấn đề biển Đông như Ngoại trưởng Hillary Clinton đã tuyên bố hồi tháng 7 vừa qua tại Hà Nội hay không? Mời quý vị theo dõi tin tức trong những ngày tới.

Theo dòng thời sự: