Đây là khu vực có đông dân cư nhưng rất may không một ai bị tử nạn.
Xây cao ốc mới làm sập nhà dân?
Một căn nhà hai tầng nằm trong dãy nhà trên đường Hàm Nghi, gần chợ Bến Thành, bỗng nhiên rung chuyển mạnh rồi sập hẳn xuống một hố sâu, phía dưới là một hàm ếch rộng hàng chục mét vuông với nước tuôn xối xả từ bên trong.
Ngôi nhà kế cận, là trụ sở của một công ty, cũng bị kéo sập một phần. Các căn còn lại bị nghiêng và bị nứt vách ở phia sau. Điều may mắn là khoảng một trăm cư dân trong những ngôi nhà đó không bị thương tích hay thiệt mạng vì kịp chạy thoát ra ngoài.
Dãy có căn hai tầng bị sập lún hẳn xuống là những ngôi nhà cũ vì đã được xây lên từ thời Pháp.
Ông Hoàng, có thân nhân cư ngụ lâu đời trong dãy nhà bị sập, mô ta quang cảnh hiện trường:
Cái nhà bị sụp hoàn toàn là cái nhà đầu, số 3, sụp hoàn toàn tức là hai tầng thì coi như là lún sát xuống mặt đường, sụt xuống sâu chắc bảy tám mét. Còn nhà số 5 bên cạnh coi như sụp 50%. Từ số 7 tới 13, 15, 17… thì bị nứt và nó nghiêng theo cái đầu số 3.
Ông Hoàng, cư dân TP.HCM
Dãy nhà này nằm mặt tiền đường Hàm Nghi, từ số 3 cho tới số 19, nguyên một dãy đó được xây dựng từ lâu, trong đó có vài căn nhà đang sửa sang lại để làm văn phòng cho Công Ty Hàng Hải hay là bảo hiểm gì đó. Nhưng cái nhà bị sụp hoàn toàn là cái nhà đầu, số 3, sụp hoàn toàn tức là hai tầng thì coi như là lún sát xuống mặt đường, sụt xuống sâu chắc bảy tám mét.
Còn nhà số 5 bên cạnh coi như sụp 50%. Từ số 7 tới 13, 15, 17… thì bị nứt và nó nghiêng theo cái đầu số 3. Đó là bên dãy số lẻ.
Theo nhà thầu cho biết chủ nhà đang chờ vô dọn, người ta che kín đến số 11, còn số 13, 15, 17 vẫn bước tới được nhưng mà triệu chứng nó nghiêng dần. Họ cho biết có một vài căn ở đó đã được bên nhà thầu đánh giá là sợ nguy hiểm và được lo chỗ khác tức là thuê chỗ ở thuê khách sạn cho mấy căn hộ đó.
Theo nhận định ban đầu, dãy nhà bị sập nằm sát cạnh công trình kiến trúc cao tầng đang xây ở góc đường Hàm Nghi và Tôn Đức Thắng, gồm năm tầng hầm, bốn mươi tầng lầu, cách bờ sông Sai Gòn chưa tới một trăm mét. Ngôi nhà thình lình đổ sập và bị chon vùi là nơi ở cũng như văn phòng làm việc của các công nhân đang thi công tòa nhà.
Được biết cao ốc do một nhà thầu Pháp lãnh trách nhiệm xây cất từ đầu 2009, dự kiến hoàn tất cuối 2010. Tình đến lúc này ba bốn tầng đã được xây lên. Cư dân sống quanh dãy nhà bị sập cho rằng nguyên nhân tai nạn là do việc xây cất tòa tháp mấy chục tầng này:
Tên của công ty xây dựng là Bouygues Bâtiment của Pháp, và công ty chủ đầu tư là Saigon M&C. Kiến trúc đó tiếp cận ngay sau dãy nhà đó thôi, đang xây dựng. Kết quả thì phải chờ giám định lại thôi chứ ở ngoài mình không rõ vì sao căn số 3 nó bị sụp sâu như vậy.
Theo nhận định ban đầu, dãy nhà bị sập nằm sát cạnh công trình kiến trúc cao tầng đang xây ở góc đường Hàm Nghi và Tôn Đức Thắng, gồm năm tầng hầm, bốn mươi tầng lầu, cách bờ sông Sài Gòn chưa tới một trăm mét.<br/>
Từ một tuần trước người dân đã báo cho đơn vị thi công là có mười mấy căn nhà từ số 3 trở đi bị nứt và lún. Phía những người xây dựng yêu cầu cư dân chuyển đi nơi khác để có hướng giải quyết. Chuyện chưa ngã ngũ thì tai nạn xảy ra.
Tính mạng người dân?
Đề cập đến sự kiện sập nhà, thỉnh thoảng xảy ra mà có có ảnh hưởng đến tánh mạng cũng như sự an toàn của người dân trong thành phố, kiến trúc sư Lưu Trọng Hải, Hội Kiến Trúc Sư thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng việc đào và thiết kế nền móng trong xây dựng không phải là lãnh vực chuyên môn của ông, nhưng theo kinh nghiệm thì ông có thể nhận định:
Thứ nhất khu vực Hàm Nghi, nói chung khu vực tam giác Hàm Nghi, Nguyễn Huệ, Lê Lợi, nằm trong vùng đất rất yếu vì là đất bồi của các kênh rạch ngày xưa, cho nên ở dưới có những mạch nước ngầm rất lớn. Khi xây dựng mà khảo sát không kỹ thì không phát hiện được những chuyện như thế.
Cho nên thường khi thi công những công trình lớn thì người ta phải có tường chắn bằng bê tông chung quanh, rồi người ta ta mới đào móng. Nhưng cũng có thể, có thể thôi chứ tôi chưa dám chắc, tại cái nghiên cứu về tường chắn này chưa kỹ lắm, cho nên khí đào móng lên, thì do giòng nước dưới mặt đất kéo cát trôi đi và tạo nên cái lỗ hổng rất lớn ở dưới đất. Từ đấy nó làm sập nhà.
Trước đây, khu vực đường Nguyễn Thị Minh Khai của thành phố Hồ Chí Minh cũng từng bị một trường hợp sập nhà bên cạnh một biệt thự đang xây mà theo kiến trúc sư Lưu Trọng Hải thì nguyên nhân không khác mấy với điều ông vửa giải thích, nghĩa là vấn đề địa chất không được khảo sát kỹ.
Trước đây, khu vực đường Nguyễn Thị Minh Khai của thành phố Hồ Chí Minh cũng từng bị một trường hợp sập nhà bên cạnh một biệt thự đang xây mà theo kiến trúc sư Lưu Trọng Hải thì nguyên nhân không khác mấy với điều ông vửa giải thích, nghĩa là vấn đề địa chất không được khảo sát kỹ.<br/>
Vẫn theo lời ông, không chỉ riêng cái vùng xây dựng công trình mới mà phải nắm kỹ địa chất của cả khu vực quanh đó:
Việc này hơi khó làm, tại vì chung quanh là những nhà cũ rồi, làm sao nắm được hết công trình ở dưới đất, chuyện đó cũng hơi khó. Thực ra nếu nghiên cứu kỹ có sự khảo sát kỹ nhiều mặt thì vẫn có thể phát hiện được.
Trở lại với dãy nhà ngay trung tâm thành phố bất thần bị đỗ sập đêm qua, một vấn đề liên quan đến tánh mạng, tài sản và sự an toàn của người dân, kiến trúc sư Lưu Trọng Hải nói:
Tôi cho rằng đó là tai nạn thôi, chỉ có vấn đề là khi thi công những công trình lớn như thế thì phải cảnh giác, phải báo cho những nhà chung quanh biết để người ta có những sự chuẩn bị. Cái tốt nhất vẫn là cái nghiên cứu khảo sát ban đầu phải thật kỹ, nếu không thì dễ xảy ra cái chuyện này lắm.
Vấn đề chính là người thiết kế, kể cả công ty trong nước và công ty nước ngoài, khi làm những công trình thì phải đào xuống rất sâu, hai ba bốn tấng hầm xuống dưới. Như vậy ảnh hưởng về địa chất của công trình nó rất là lớn.
Trước kia đường Nguyễn Huệ cũng bị sập một trận như thế nhưng mà ít nhà hơn. Còn trường hợp bây giờ thì nó hơi nặng. Vấn đề tế nhị một tí là những căn nhà ở những phố đó đã qúa cũ rồi, xuống cấp nhiều rồi. Trong quá trình xuống cấp thì cũng không được tu bổ sửa sang lại.
Kiến trúc sư Lưu Trọng Hải
Vấn đề thứ hai, khá tế nhị nhưng thực tế theo cái nhìn của kiến trúc sư Lưu Trọng Hải, những cái dãy nhà ở phố Hàm Nghi và Nguyễn Huệ được xây từ đầu thế kỷ XX, không phải hoàn toàn bằng bê tông cốt thép mà là những tường gạch bằng gạch ống có cốt thép. Ông nói những loại kết cấu này rất yếu.
Trước kia đường Nguyễn Huệ cũng bị sập một trận như thế nhưng mà ít nhà hơn. Còn trường hợp bây giờ thì nó hơi nặng. Vấn đề tế nhị một tí là những căn nhà ở những phố đó đã qúa cũ rồi, xuống cấp nhiều rồi. Trong quá trình xuống cấp thì cũng không được tu bổ sửa sang lại.
Cho nên đứng trên quan điểm chung mà nói một mặt mình cố giữ lại những gía trị kiến trúc cũ, nhưng nếu những kiến trúc cũ ấy không còn giá trị nhiều lắm, bị hư hỏng nhiều và sẽ bị hư hỏng nghiêm trọng hơn nữa thì tốt nhất nên tìm cách giải tỏa nó đi và xây dựng lại mới thì tốt hơn.
Phải có cách nhìn trước như thế. Những cái gì quá ọp ẹp quá yếu đi rồi thì không nhất thiết phải giữ lại mà nên xây dựng mới có một chế độ và có chính sách bù đắp lại cho dân.
Còn việc xây dựng những công trình mới, kiến trúc sư Lưu Trọng Hải khẳng định, nhất là trong quá trình phát triển đô thị, những tòa nhà cao tầng là công trình không thể thiếu và không thể tránh khỏi.