Mua bán nội tạng là vi phạm luật
Trong thời gian gần đây trên Mạng (Internet) thỉnh thoảng xuất hiện những lời rao bán thận cho biêt là người bán đang trong cảnh khốn khó, cần tiền nhiều hoặc cần gấp. Có trường hợp để nuôi người thân nằm bệnh viện như vợ nuôi chồng, mẹ nuôi con nằm bệnh viện đã lâu đang cạn tiền thang thuốc.
Mua bán nội tạng, trong đó có mua bán thận, đến nay vẫn bị xem là hành vi bất hợp pháp trên thế giới. Thế nhưng chuyện rao bán thận hoặc nhờ có mối lái trong việc bán thận là điều vẫn xảy ra ở Việt Nam.
Có trường hợp là sinh viên ra tỉnh học không còn được tài trợ vì gia đình đang khốn khó.
Mua bán nội tạng, trong đó có mua bán thận, đến nay vẫn bị xem là hành vi bất hợp pháp trên thế giới. Thế nhưng chuyện rao bán thận hoặc nhờ có mối lái trong việc bán thận là điều vẫn xảy ra ở Việt Nam.
Bác sĩ Trần Ngọc Sinh, Trưởng Khoa Tiết Niệu - Bệnh Viện Chợ Rẫy, xác nhận với báo chí trong nước rằng thật sự là có chuyện mua bán thận, và bản thân ông, ở chức vị này, từng được rất nhiều người xin giúp đỡ, thực hiện việc cấy ghép thận trong các vụ mua bán.
Mua bán thận, cũng như mua bán nội tạng con người, bị lên án vì vấn đề đạo đức. Các nguyên tắc bình đẳng, công bằng, và nhân phẩm con người bị cho là không đựơc tôn trọng khi những người nghèo khổ phải hy sinh sức khỏe và đôi khi cả mạng sống để đổi lấy đồng tiền qua cách bán đi một phần cơ phận của họ. Nói về các hệ lụy đối với sức khỏe, các bác sĩ, như Bác sĩ Nguyễn Minh Thành, chuyên khoa thận ở Miền Nam California (Hoa Kỳ) từng cho biết tỉ lệ tử vong do việc mất một trái thận không cao, tuy nhiên sau cuộc giải phẫu người hiến thận thường có nguy cơ mắc một số bệnh:
- Vấn đề nhiễm trùng có thể xảy ra tại vì vết mổ lớn. Sau khi cho thận xong thì bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi. Họ mệt mỏi nên vấn đề ăn uống giảm xuống, thành ra nếu không cẩn thận thì vấn đề suy dinh dưỡng sẽ đến với người hiến thận. Biến chứng lâu dài thì có một số ít người về sau này có thể bị huyết áp hơi lên.
Mua bán thận, cũng như mua bán nội tạng con người, bị lên án vì vấn đề đạo đức. Các nguyên tắc bình đẳng, công bằng, và nhân phẩm con người bị cho là không đựơc tôn trọng khi những người nghèo khổ phải hy sinh sức khỏe và đôi khi cả mạng sống để đổi lấy đồng tiền qua cách bán đi một phần cơ phận của họ
Lý do mà những điều kém may mắn đến thứ nhất là khi mà họ đi bán thận thì người nhận được quả thận đó họ không làm những thủ tục xem bệnh nhân của họ như thế nào, có bị bệnh gì hay không, và cơ thể của họ như thế nào trước khi làm phẫu thuật. Tức là họ đã có những căn bệnh mà những căn bệnh đó không được khám phá ra bơỉ những y sĩ thực hiện phẫu thuật lấy thận.
Cái hại của việc bán thận
Bán thận là việc không nên làm tại vì thẳng thắn mà nói trong tương lai người bán thận đó có tạo ra được nguồn lợi tức bằng lúc mình có cả hai trái thận thì không bằng. Sau này vấn đề sức khoẻ của người cho thận sẽ yếu đi, cái lợi không có nhiều hơn cái hại. Thứ hai rất là đáng ngại là vấn đề điều tra hoặc là khám cho bệnh nhân trước khi cuộc phẫu thuật xảy ra, hoặc khi họ làm phẫu thuật có thể họ sẽ không cẩn thận như là lúc một người bình thường cho thận thành ra điều đó sẽ đưa đến rất nhiều điều bất lợi cho bệnh nhân, đó là thương tật.
Hiện nay việc buôn bán nội tạng con người đã được kiểm soát chặt chẽ và gắt gao hơn ở một số quốc gia Châu Á như Ấn Độ, Singapore và Trung Hoa.
Mức kiểm soát việc mua bán thận ở Việt Nam đến nay chưa được kể vào hàng nghiêm ngặt, tuy Luật Hiến Mô và Ghép Tạng của VN, có hiệu lực từ đầu tháng 7-2007, cấm việc mua bán cũng như quảng cáo việc mua bán mô và cơ phận con người.
Những vụ bán thận đã không ngừng xảy ra, trong đó không ít trường hợp được tiến hành ở Trung Hoa, mà trường hợp được công luận biết đến nhiều nhất là vụ sinh viên Tô Công Luân ít tháng trước, đã tử vong chỉ vài tuần sau khi trải qua phẫu thuật ghép thận ở nước láng giềng.
Quy định của Ủy Ban Ghép Tạng Quốc Gia hiện giờ chỉ cho phép việc tự nguyện hiến thận từ người cùng huyết thống. Bác sĩ Trưởng Khoa Tiết Niệu - Bệnh Viện Chợ Rẫy cho rằng cấy ghép thận trong trường hợp mua bán là điều cần được giới y, bác sĩ kiên quyết không làm.
Quy định của Ủy Ban Ghép Tạng Quốc Gia hiện giờ chỉ cho phép việc tự nguyện hiến thận từ người cùng huyết thống. Bác sĩ Trưởng Khoa Tiết Niệu - Bệnh Viện Chợ Rẫy cho rằng cấy ghép thận trong trường hợp mua bán là điều cần được giới y, bác sĩ kiên quyết không làm.
Không dễ ngăn chặn
Nói về các vụ bán thận ở VN, Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hòang ở quận Bình Thạnh, Sài Gòn, đưa ra nhận xét và ý kiến:
- Bây giờ thì nó không chộn rộn nhưng mà nói là coi như lén lút thì có. Quy định nhà nước thì không cho phép, nhưng mà người có nhu cầu và có người có nhu cầu hiến thận, cái chuyện đó là cha cho con cũng được, bà con cho nhau cũng được nhưng mà đừng có sự mua bán trong này vì cái này người ta nghiêm cấm.
Mình cũng chưa đặt trong trường hợp đó nhưng mình chỉ làm bác sĩ phải coi từng tình huống cụ thể, mà thực ra bây giờ chuyện mua bán thì bác sĩ đâu có biết. Ví dụ hai người đó họ đưa tới bác sĩ và nói "đây là người sẵn sàng hiến thận cho tôi" thì cái chuyện tặng cho nhau thì ở Việt Nam hình bác sĩ vẫn làm.
Mình cũng chưa đặt trong trường hợp đó nhưng mình chỉ làm bác sĩ phải coi từng tình huống cụ thể, mà thực ra bây giờ chuyện mua bán thì bác sĩ đâu có biết. Ví dụ hai người đó họ đưa tới bác sĩ và nói "đây là người sẵn sàng hiến thận cho tôi" thì cái chuyện tặng cho nhau thì ở Việt Nam hình bác sĩ vẫn làm.
Còn chuyện mua bán thì thực ra đâu có nói mua bán. Người ta nói cho nhau. Thực sự là như vậy đó. Chỉ là cho nhau. Thành ra người bác sĩ, nếu mà rõ ràng trong trường hợp còn một quả thận có những người họ vẫn sống khoẻ mạnh suốt đời, không có cái gì hết, thì chuyện đó đâu có gì quá đáng .
Nếu đi vào tình huống cụ thể như cái vụ sinh viên qua bên Trung Hoa thì người bác sĩ đó có tội, tại vì biết người ta có máu không đông rồi mà còn mổ người ta cắt thận như vậy.
Bình thường mà mình xét nghiệm chắc chắn rồi mình mới làm. Đương nhiên trong quá trình mổ thì có những tai biến mà mình không lường trước được. Đáng lẽ phải xét nghiệm cho kỹ lưỡng trước, thí dụ anh chàng đó bị máu không đông, máu không đông mà lại cắt thận, thành ra vấn đề nó là như vậy.
Luật sư Trần Phạm Thanh Loan của Công Ty Luật Sài Gòn nói với báo Tuổi Trẻ là hành vi mua bán nội tạng nếu diễn ra ở Trung Quốc có bị kể là tội phạm và bị xử theo luật Việt Nam hay không vẫn còn là điều cần đựơc xem xét lại. Luật sư Trương Xuân Tám thì cho hay luật pháp Hoa Lục tuy có nghiêm cấm việc mua bán nội tạng người nhưng chỉ mới xử lý hành vi của bác sĩ và cơ sở y tế, chưa xử lý hành vi mua bán.
Các nghiên cứu của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) cho thấy khỏang 10% các vụ cấy ghép nội tạng trên thế giới là từ việc mua bán, mà chủ nhân của những cơ phận đó thường là những người nghèo khổ.
Bán thận dẫn tới những rủi ro nguy hiểm đối với sức khỏe và tính mạng. Đáng suy nghĩ là dù có biết như vậy, nhiều con người khốn khổ vẫn phải chấp nhận sự trao đổi đầy rủi ro ấy khi họ lâm vào cảnh đường cùng mà không tìm ra lối thoát.