Ngư dân Việt Nam phải chịu đựng đến bao giờ

23 ngư dân Quảng ngãi bị Trung Quốc bắt giữ trong suốt hơn tháng qua cuối cùng đã về đến quê hương đoàn tụ gia đình. Nhưng họ vẫn không thể nào quên được những kỷ niệm kinh hoàng khi bị Trung Quốc giam giữ.

0:00 / 0:00

Thêm vào đó là những nỗi lo cơm áo gạo tiền thường trực sau khi tất cả mọi tài sản đã bị Trung Quốc tịch thu.

Những kỷ niệm kinh hoàng

Sau hơn một tháng bị Trung Quốc bắt giữ ở đảo Phú Lâm, hôm 29 tháng 4 vừa qua, ngư dân Tiêu Viết Là cùng với 22 thuyền viên thuộc tỉnh Quảng ngãi cuối cùng đã trở về đến nhà, mang theo mình bao ấn tượng kinh hoàng của gần 45 ngày bị giam giữ.

Cho đến tận lúc này, ngư dân Tiêu Viết Là, 49 tuổi, thuyền trưởng tàu QNG50362-TS vẫn nhớ như in cái ngày ông bị bắt khi đang đánh cá ở khu vực quần đảo Hoàng Sa. Đó là vào ngày 21 tháng 3.

Tiêu Viết Là: Hồi nó bắt là 10 giờ trưa mùng 6 âm lịch. Có 12 người, ngủ hết, ngủ say mê luôn, làm đêm ngày ngủ mà. Nó tới, nó lôi mình dậy, nó thu hết đồ đạc rồi nó dắt về Phú Lâm. Nó trói tay bịt mắt lại rồi dắt về Phú Lâm.

Ăn uống vất vả khổ cực lắm. Anh nào anh nấy về sụt cân, rồi muỗi cắn cực lắm. Nó cho ăn cơm với đu đủ. Cơm thì đầu tiên đủ no, sau nó bắt tiếp nữa thì ăn hết no luôn. Ăn lưng lửng vậy thì cũng ráng chịu chứ biết sao đâu.

Ô. Tiêu Viết Là

Ông cho biết tàu kiểm ngư Trung Quốc mang số hiệu 309 đã ập đến và bắt các ngư dân Việt Nam.

Không lâu sau khi chiếc tàu của ông Là bị bắt. Đến ngày 14 tháng 4, một tàu khác cũng của ngư dân Quảng Ngãi mang ký hiệu QNg46478-ts do ông Mai Phụng Lưu là chủ tàu cùng 11 ngư dân khác cũng bị Trung Quốc bắt và đưa về đảo Phú Lâm.

Bà Nguyễn Thị Bưởi (vợ thuyền trưởng Tiêu Viết Là)
Bà Nguyễn Thị Bưởi (vợ thuyền trưởng Tiêu Viết Là) khóc lo lắng cho số phận của gia đình nay đã mất hết tài sản. Photo courtesy: báo tin 247-ảnh Trí Tín (Photo courtesy: báo tin 247-ảnh Trí Tín)

Trong suốt gần 1 tháng trời cầm tù ở đảo Phú Lâm, các ngư dân Việt nam đã bị đối xử tàn tệ. Phía Trung Quốc chỉ cho các ngư dân ăn cơm với muối và đu đủ sống. Thậm chí bữa ăn cũng không đủ no. Ngư dân vốn phải ăn nhiều mới đủ sức để đi biển, giờ phải chịu ăn thiếu thốn, mỗi ngày 2 bữa. Ông Là kể lại:
Tiêu Viết Là: ăn uống vất vả khổ cực lắm. Anh nào anh nấy về sụt cân, rồi muỗi cắn cực lắm. Nó cho ăn cơm với đu đủ. Cơm thì đầu tiên đủ no, sau nó bắt tiếp nữa thì ăn hết no luôn. Ăn lưng lửng vậy thì cũng ráng chịu chứ biết sao đâu.
Phía Trung Quốc thẩm vấn ông Là, cho rằng nhà nước Việt nam đã cấp dầu cấp súng để các ngư dân ra đánh cá ở khu vực đảo Hoàng sa. Ngư dân Tiêu Viết Là thật thà nói ông đi biển tự túc và cũng không có trang bị súng ống gì cả.
Tiêu Viết Là: nó bắt nó điều tra. Nó hỏi nhà nước cấp dầu cho đi rồi phát súng cho đi đánh bắt Hoàng Sa. Thì tôi trả lời tôi người dân tôi biết gì đâu. Dầu thì tôi mua, nếu có súng ống thì anh em bắt biết liền chứ có gì đâu.

Sau này lúc gần về nó đánh một bữa muốn bệnh luôn. Nó đánh một mình tôi. Không nói nguyên nhân gì hết mà nó cứ đánh tới. Giày nó đá vô mình đó.

Ô. Tiêu Viết Là

Không những thế, phía Trung Quốc còn bắt ông Tiêu Viết Là phải nộp 70,000 nhân dân tệ, tương đương khoảng 180 triệu đồng Việt nam, vì ông là chủ tàu. Một khoản tiền mà ông không thể nào có bởi vì toàn bộ tiền tài sản mà ông có là con tàu và các thiết bị trên tàu đã bị Trung Quốc tịch thu trị giá khoảng 300 triệu đồng cũng đều là tiền đi vay mượn của ngân hàng và bà con.
Chưa hết, vài ngày trước khi được thả cho về, vào một buổi chiều tối, quân lính Trung Quốc đã dắt ông ra tàu và đánh cho ông một bữa thừa sống thiếu chết.
Tiêu Viết Là: sau này lúc gần về nó đánh một bữa muốn bệnh luôn. Nó đánh một mình tôi. Không nói nguyên nhân gì hết mà nó cứ đánh tới. Giày nó đá vô mình đó.

Ngư dân có thực sự được trợ cấp?

Ông Là được thả ngày 27 tháng 4 mà không phải trả tiền chuộc. Một điều mà đến giờ ông cũng không biết nguyên nhân tại sao.
Sau khi về đến nhà, bà con lối xóm đến thăm hỏi, mỗi người quyên góp cho ông một ít tiền để ông đi khám bệnh, chụp siêu âm và mua thuốc. Ông nói đã đỡ hơn nhưng đầu vẫn còn đau do bị đánh. Bác sĩ hẹn nếu không đỡ thì phải chụp CT. Ông Là nói không biết lấy đâu ra tiền mà đi chụp CT.

Đây đã là lần thứ 4 ngư dân Tiêu Viết Là bị phía Trung Quốc bắt giữ kể từ năm 2007 đến giờ. Cả 4 lần bắt giữ, ông đều bị tịch thu hết tài sản. Có hai lần ông được trả lại chiếc tàu không để trở về quê hương. Ông cho biết, tính đến giờ món nợ tổng cộng mà ông phải trả cho nhà nước và bà con đã lên đến hơn 700 triệu đồng.<br/>

Nhiều ngư dân neo thuyền không dám ra biển sợ bị cướp, bị bắt
Nhiều ngư dân neo thuyền không dám ra biển sợ bị cướp, bị bắt (AFP photo)

Đây đã là lần thứ 4 ngư dân Tiêu Viết Là bị phía Trung Quốc bắt giữ kể từ năm 2007 đến giờ. Cả 4 lần bắt giữ, ông đều bị tịch thu hết tài sản. Có hai lần ông được trả lại chiếc tàu không để trở về quê hương. Ông cho biết, tính đến giờ món nợ tổng cộng mà ông phải trả cho nhà nước và bà con đã lên đến hơn 700 triệu đồng.

Theo thống kê của Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng Quảng ngãi, chỉ riêng năm 2009, phía Trung Quốc đã bắt giữ 17 tàu cá với khoảng 210 ngư dân huyện đảo Lý sơn và huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi.

Trả lời báo Quảng ngãi, ông Nguyễn Thành Hùng, phó chủ tịch ủy ban nhân dân xã Bình Châu nói lâu nay nhiều tàu cá xa bờ của địa phương vẫn bị phía Trung Quốc và các nước bắt giữ và đòi tiền phạt, trung bình khoảng 150 triệu đồng một tàu.

Sau khi gia đình các ngư dân nộp phạt, phía Trung Quốc tịch thu hết máy dò, máy định vị, máy liên lạc Icom, tịch thu hết thủy sản rồi mới thả người về. Hầu hết chủ tàu sau khi bị lực lượng tuần tra Trung Quốc thả về đều lâm vào cảnh nợ nần từ 200 đến 500 triệu đồng.

Tuy nhiên, theo ngư dân Tiêu Viết Là, cho đến giờ mặc dù đồn biên phòng đã gửi người đến nhà hỏi thăm nhưng ông vẫn chưa nhận được đồng trợ giúp nào.<br/>

Chính bản thân ông Là giờ đây khi đã trở về địa phương với thương tích đầy mình do bị tra tấn, không thể ra biển vào lúc này, cũng không biết làm thế nào để trả nợ và có tiền để nuôi gia đình gồm vợ và 4 con. Ông chỉ mong muốn nhà nước quan tâm giúp đỡ phần nào cho hoàn cảnh đặc biệt của mình.
Tiêu Viết Là: giờ nếu nhà nước có quan tâm cho được đồng nào thì sắm nho nhỏ cũng đi làm rồi cho con đi làm.

Cũng theo báo Quảng ngãi thì tại tỉnh Quảng ngãi, mỗi ngư dân bị tàu nước ngoài bắt được hỗ trợ gạo và tiền. Mức hỗ trợ là 2 triệu đồng một người và 15 kg gạo một khẩu trong vòng 2 tháng với tàu bị bắt và 1 tháng với tàu bị đâm chìm.

Quyết định 310 ngày 9 tháng 10 năm 2008 của ủy ban nhân dân tỉnh còn chủ trương hỗ trợ ngư dân bị tàu nước ngoài bắt vô cớ, bị đâm chìm tùy theo công suất mà hỗ trợ khoảng 100 triệu đồng trở lên.

<i>Ngân sách địa phương thì không thể nào hỗ trợ được hết, chỉ động viên khuyến khích làm sao để họ trụ lại với nghề nghiệp, làm sao mà đề nghị với nhà nước để hỗ trợ mức độ nào đó. Nói chung địa phương là không có ngân sách hỗ trợ cho họ.</i>

Ô. Nguyễn Thành Hùng

Tuy nhiên, theo ngư dân Tiêu Viết Là, cho đến giờ mặc dù đồn biên phòng đã gửi người đến nhà hỏi thăm nhưng ông vẫn chưa nhận được đồng trợ giúp nào.

Khi được hỏi liệu chính quyền địa phương có kế hoạch hỗ trợ gì cụ thể cho các ngư dân vừa được thả, ông Nguyễn Thành Hùng, phó chủ tịch xã nói:

Nguyễn Thành Hùng: cái đó là một cái lâu dài. Ngân sách địa phương thì không thể nào hỗ trợ được hết, chỉ động viên khuyến khích làm sao để họ trụ lại với nghề nghiệp, làm sao mà đề nghị với nhà nước để hỗ trợ mức độ nào đó. Nói chung địa phương là không có ngân sách hỗ trợ cho họ.

Trong khi đó bản thân những ngư dân như ông Tiêu Viết Là, việc ra khơi đánh cá là công việc cả đời mà họ không thể bỏ. Giờ đây khi ngư trường ven bờ đã cạn kiệt, các ngư dân Quảng ngãi chủ yếu đi đánh bắt xa bờ và phần lớn là ở khu vực quần đảo Hoàng Sa.

Ông Là cho biết, nếu xoay được tiền, ông sẽ lại tiếp tục đánh bắt xa bờ, và ông sẽ tiếp tục lén lút mà ra đó đánh bắt dù vấn biết vùng đó thuộc chủ quyền của mình.

Theo dòng thời sự: