Nhà thơ Hoàng Khởi Phong
Kỳ trước, nhà thơ Bùi Minh Quốc đã nói về cái chết của hiền thê của ông là nhà văn Xuân Quý, rồi sự ra đời của báo Lang Biang của hội Văn nghệ Lâm Đồng Đà Lạt. Kỳ này, ông nói lý do tại sao báo Lang Biang bị đóng cửa và chuyến đi khắp nước của ông, nhà văn Tiêu Dao Bảo Cự và nhà thơ Hữu Loan.

Nhà thơ Bùi Minh Quốc: Về chuyện đóng cửa tờ Lang Biang thì giản dị là vì anh Bảo Cự và tôi cùng muốn làm một tờ báo thật hay, do đó ngay từ nội dung của số 1, rồi kế đến số 2, số 3 liên tiếp chúng tôi đăng tải những bài viết mà các vị lãnh đạo địa phưong cũng như vĩ mô không hài lòng. Cho là chung tôi làm loạn.
Họ đóng cửa tờ Lang Biang bằng một biện pháp hành chính. Vì Lang Biang là tờ báo không định kỳ, mỗi lần ra một số báo chỉ phải xin phép cơ quan ở địa phưong mà thôi.
Sau ba số báo thì Bộ Thông Tin Văn Hóa ra lệnh từ nay các cơ quan Thông Tin Văn Hóa địa phưong không được cấp phép cho các tờ báo không định kỳ, mà phải xin phép ở trung ưong.
Thế là sau ba số báo tờ Lang Biang tắc tị, đứng yên không nhúc nhích đuợc gì, trong khi ở một vài nơi khác, các tờ báo đồng dạng nhưng hiền lành hơn vẫn được phép in ấn.
Hoàng Khởi Phong: Sau đại hội nhà văn kỳ 4, sau lời tuyên bố cởi trói cho văn nghệ của ông Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh hồi cuối thập niên 80, dừong như ông cùng với nhà thơ Hữu Loan, nhà văn Tiêu Dao Bảo Cự tổ chức một chuyến đi vận động các nhà văn từ Nam ra Bắc. Mục đích của cuộc vận động này nhằm nói lên điều gì?
Nhà thơ Bùi Minh Quốc: Tôi và anh Tiêu Dao Bảo Cự làm tới hai chuyến đi vận động các văn nghệ sĩ cả nước chứ không phải một. Chuyến đầu chúng tôi đi vùng đồng bằng Cửu Long, và xẩy ra trưóc khi ông Nguyễn Văn Linh tuyên bố cởi trói cho văn nghệ cả nửa năm trời.
Thời gian này nhà thơ Hữu Loan đang ở Đà Lạt. Tôi dàn xếp với anh em để ông cư ngụ ở ngay văn phòng của Hội, và đề nghị với ông chép lại tất cả những bài thơ của ông đã làm, và đồng thời viết ra tất cả những gì ông nhớ về vụ Nhân Văn. Khi đi vận động vùng đồng bằng Cửu Long, tôi và Bảo Cự rủ ông đi cùng, để bù đắp cho ông bị quản thúc suốt ba chục năm trời tại quê ông.
Chuyến đi thứ hai từ Đà Lạt ra Bắc, chúng tôi cũng rủ nhà thơ Hữu Loan đi, để đưa ông về lại quê nhà ông. Lần này chúng tôi ghé Nha Trang, Bình Định, Kontum, Gia Rai, Đà Nẵng, Húê... trước khi ra Hà Nội, để nộp thẳng các bản kiến nghị mà chúng tôi đã thu góp được. Có tất cả 118 chữ ký của văn nghệ sĩ khắp nước.
Điểm lý thú của nó là bên cạnh kiến nghị đòi thực thi nghị quyết 5 (tức là cởi trói), chúng tôi còn làm một bản tuyên ngôn yêu cầu được tôn trọng quỳên tự do sáng tác. Trong văn bản này, chúng tôi yêu cầu xử lý những nhân vật đi ngược lại đưòng lối đổi mới của Đảng.
Hoàng Khởi Phong: Hiện nay ông còn là hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam?
Nhà thơ Bùi Minh Quốc: Vâng, tôi vẫn là hội viên hội nhà văn Việt Nam
Hoàng Khởi Phong: Trong đại hội nhà văn kỳ 7 vừa qua, là một hội viên ông có nhận được thư mời đi dự đại hội?
Nhà thơ Bùi Minh Quốc: Nếu ai quan tâm các đại hội nhà văn ở trong nước sẽ thấy kỳ đại hội 4 (89) và đại hội 5 (95), hai đại hội này quy tụ hầu hết toàn bộ hội viên hội nhà văn trên toàn quốc, do đó sôi nổi vô cùng. Đại hội 4 sau khi có lời tuyên bố cởi trói cho văn nghệ, thì cánh nàh văn chủ động được đại hội.
Việc bầu bán, phát biểu diễn ra hết sức sôi nổi. Đến đại hội 5 thì việc cởi trói đã khép lại, cánh nhà văn lại bị trói lại, nhưng tất cả các hội viên vẫn được mời tham dự. Đến đại hội 6 (2000) và mới đây đại hội 7 (2005), thì Ban Chấp Hành Hội Nhà Văn đưa ra ý kiến chỉ đại hội các đại biểu mà thôi. Được đi dự đại hội có nghĩa là đã được bầu đại diện trong vùng sinh hoạt của mình.
Hoàng Khởi Phong: Dừong như ông có viết sẵn và ghi danh phát biểu trong đại hội này, xin hỏi ông có được Ban Chấp Hành cho phép lên diễn đàn và nội dung của bài phát biểu này?
Nhà thơ Bùi Minh Quốc: Trong đại hội của miền Đông Nam Bộ, nơi tôi sinh hoạt tôi là ngừoi đăng ký phát biểu đầu tiên, nhưng trong ngày đại hội này ban đầu ngừoi ta nói để bầu đại diện xong trong buổi sáng, rồi buổi chiều sẽ phát biểu. Nhưng rút cục thì việc phát biểu không xẩy ra.
Tuy nhiên tôi đã gửi một bài viết tới vài tờ báo ở trong nưóc, và công bố trên vài tờ báo mạng, một bài viết nhân đại hội nhà văn kỳ 7. Trong đó tôi yêu cầu đại hội nhà văn lưu tâm tới 1 điểm quan trọng: Vấn đề đạo đức xã hội xuống tới mức thấp nhất, thì các nhà văn ngày nào cũng lớn tiếng về đạo đức xã hội.
Theo tôi trước tiên các nhà văn nên xét lại vấn đề đạo đức của chính mình, đặc biệt là các nhà văn hội viên hội nhà văn lại càng cần phải xét lại vấn đề đạo đức của cá nhân mình. Rất nhìêu hội viên tham dự đại hội 7 đã được đọc bài viết này của tôi trong thời gian họ tham dự đại hội
Hoàng Khởi Phong: Giờ đây chiến tranh đã tàn hơn ba chục năm, ông nghĩ gì về lý tưởng của ông trong thời trai trẻ?
Nhà thơ Bùi Minh Quốc: Tôi vẫn không thay đổi lý tưởng thời trai trẻ của tôi: Đó là giải phóng dân tộc và giải phóng con ngưòi. Dân tộc phải được độc lập, con ngưòi phải được tự do. Đối với nhà văn phải được tự do sáng tác. Để có thể tự do sáng tác thì phải có tự do báo chí, tự do xuất bản. Chứ còn tự do sáng tác xong rồi cất vào ngăn kéo thì tự do làm gì?
Hoàng Khởi Phong: Xin ông đọc cho thính giả của Đài RFA nghe một đoạn thơ ứng ý của ông trong thời chiến tranh?
(Xin theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn trong phần âm thanh bên trên)
Theo dòng câu chuyện:
- Nói chuyện với Bùi Minh Quốc (phần 1)