Việt Nam chưa có luật về biển đảo?

Việt Nam là một nước nằm dọc biển Đông với 3.620 cây số bờ biển và có rất nhiều đảo trong đó có cả những đảo lớn nhỏ không người ở nhưng thuộc chủ quyền của mình.

0:00 / 0:00

Thế nhưng cho tới nay vẫn chưa có một luật về biển đảo chính thức do Quốc hội phê chuẩn để căn cứ vào đó thực hiện những đàm phán hay bảo vệ những luận cứ chủ quyền trước quốc tế khi có tranh chấp.

Cho tới nay vẫn chưa có một luật về biển đảo chính thức do Quốc hội phê chuẩn để căn cứ vào đó thực hiện những đàm phán hay bảo vệ những luận cứ chủ quyền trước quốc tế khi có tranh chấp. <br/>

Chế độ pháp lý của các đảo Việt Nam

Vấn đề cấp bách này sẽ được kỳ họp quốc hội khóa 6 vào cuối năm nay xem xét để nhanh chóng đưa vào nghị trình thành lập. Mặc Lâm có bài viết tìm hiều những khía cạnh của vấn đề sau đây.

Ngày 23 tháng 6 năm 1994, Việt Nam phê chuẩn Công ước Luật biển 1982. Theo quy định chung, Việt Nam phải có các quy định phù hợp với Công ước.

Các quy định này vẫn chưa được Quốc hội thông qua thành một văn bản luật để từ đó hướng dẫn thi hành các chế độ pháp lý của các đảo. Việt Nam không có các quy định cụ thể về chế độ pháp lý nên trong nhiều trường hợp cơ quan hữu quan không thể tham chiếu thi hành hoặc hướng dẫn các địa phương tại các đảo thực hiện.

Trong trường hợp có liên quan đến việc hoạch định quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển, quyền và nghĩa vụ của quốc gia ven biển trong các vùng biển thì Bộ Ngoại Giao toàn quyền quyết định các phương thức với các nước có tranh chấp và điều này dẫn tới những quyết định có thể sai lạc và không nhất quán.

Thực ra, mối quan tâm về xây dựng luật biển của Việt Nam đã có từ lâu. Từ 10 năm trước Bộ Ngoại giao đã được chính phủ giao cho công tác soạn thảo dự án Luật biển Việt Nam để trình xin ý kiến Quốc hội.

Thế nhưng, không biết do nguyên nhân nào mà cho đến nay thời điểm trình dự án Luật để xin ý kiến Quốc hội đã phải lùi lại nhiều lần. PGS.TS Nguyễn Chu Hồi Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo, Bộ TN&MT cho biết:

Từ 10 năm trước Bộ Ngoại giao đã được chính phủ giao cho công tác soạn thảo dự án Luật biển Việt Nam để trình xin ý kiến Quốc hội. Thế nhưng, không biết do nguyên nhân nào mà cho đến nay thời điểm trình dự án Luật để xin ý kiến Quốc hội đã phải lùi lại nhiều lần.<br/>

-Theo tôi để thông qua luật biển quốc gia phải là một luật lâu dài và giải quyết nhiều vấn đề. Thế còn Quốc hội chưa thông qua trong thời gian qua có lẽ do chất lượng thôi.

Trung Quốc làm trở ngại dự án luật về biển đảo?

Những sôi động hồi gần đây do Trung Quốc gây ra đối với ngư dân cũng như chủ quyền Việt Nam đã khiến Hà Nội phải xem xét lại các trở ngại trước đây đã ngăn không cho dự án luật về biển đảo được đến tay Quốc hội.

Nếu không có gì thay đổi dự kiến luật này sẽ được ký họp khóa 6 vào cuối năm nay sẽ được xem xét. Đại Biểu Quốc Hội Dương Trung Quốc cũng là một nhà sử học cho chúng tôi biết

-Tôi nghĩ rằng Luật Biển nó có một cái yêu cầu không phải chỉ liên quan đến tranh chấp mà còn liên quan đến quản lý và khai thác tài nguyên đồng thời an toàn lãnh thổ của đất nước do đó luật biển rất cần thiết trong lúc này.

Trên nguyên tắc, để xây dựng một văn bản về luật biển thật ra không quá khó khăn vì đã có sẵn các tiêu chí của Luật biển quốc tế. Tuy nhiên để luật biển có giá trị thì thực tế không đơn giản như nhiều người từng nghĩ.

Những sôi động hồi gần đây do Trung Quốc gây ra đối với ngư dân cũng như chủ quyền Việt Nam đã khiến Hà Nội phải xem xét lại các trở ngại trước đây đã ngăn không cho dự án luật về biển đảo được đến tay Quốc hội.

Theo nhiều quan chức có kinh nghiệm về vấn đề này cho biết thì đặc thù của luật biển không những chỉ xử lý quan hệ trong nước mà chắc chắn sẽ liên quan đến nhiều nước khác nhau.

Xây dựng luật biển phải tính toán đến phản ứng của các nước nhằm tìm sự đồng thuận của các nước liên quan căn cứ trên tiêu chí luật biển quốc tế. Việc này chắc chắn không ít thì nhiều sẽ gặp sự chống đối của Trung Quốc và phải chăng đây chính là nguyên nhân cản trở Luật Biển và Đảo không tới được tay Quốc hội?

Chủ quyền biển đảo của VN còn nhiều phức tạp

Đại biểu Dương Trung Quốc cho biết về nội dung mà quốc hội sẽ xem xét thì chưa cụ thể nhưng sẽ tập trung vào soạn thảo theo tiêu chí quốc tế nếu cần có thể nhờ chuyên gia tư vấn, ông nói:

-Việt nam đã tham gia vào luật biển quốc tế rồi thì việc tham khảo các quốc gia khác đặc biệt là những nước có cùng hoàn cảnh với Việt Nam là điều nên làm.

Vấn đề biển đảo cũng như chủ quyền Việt Nam vẫn là một câu chuyện dài mà chính phủ phải đối phó. Không thể dựa vào chủ thuyết ôn hòa hay cực đoan để giải quyết vấn đề tranh chấp khi không có một đạo luật do Quốc Hội thông qua làm căn cứ. <br/>

PGS.TS Nguyễn Chu Hồi Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo, Bộ TN&MT cho biết những phần việc mà Tổng Cục sẽ thực hiện sau khi việc góp ý của Quốc Hội diễn ra:

-Có lẽ sau khi quốc hội xem xong và nếu có yêu cầu gì thì lúc ấy chúng tôi mới thực hiện sau.

Vấn đề biển đảo cũng như chủ quyền Việt Nam vẫn là một câu chuyện dài mà chính phủ phải đối phó. Không thể dựa vào chủ thuyết ôn hòa hay cực đoan để giải quyết vấn đề tranh chấp khi không có một đạo luật do Quốc Hội thông qua làm căn cứ.

Dư luận đang trông chờ đạo luật này như một thứ kim chỉ nam dẫn đường cho các nhà lãnh đạo trong các quyết sách mà không sợ mất lòng dân nếu thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh.

Một đạo luật như thế cũng sẽ có khả năng ngăn chặn những ký kết không minh bạch đối với các nước lân bang mà lịch sử Việt Nam cận đại đã từng nhiều lần chứng kiến.