Làm thế nào để Đề án được thực hiện thành công, mang lại hiệu quả thiết thực?
Đào tạo 1 triệu tay nghề một năm
Đây sẽ là một đề án đào tạo nghề được cho là có quy mô lớn nhất từ trước tới nay tại Việt Nam về kinh phí cũng như các đối tượng được tham gia, với tổng kinh phí ước tính hơn 32.000 tỉ đồng dành cho việc đào tạo nghề ở các vùng nông thôn từ nay cho đến năm 2020. Dự kiến sẽ có khoảng 12 triệu lao động nông thôn được huấn luyện tay nghề một cách bài bản, đảm bảo trình độ và chất lượng.
Một đề án đào tạo nghề được cho là có quy mô lớn nhất từ trước tới nay tại Việt Nam về kinh phí cũng như các đối tượng được tham gia, với tổng kinh phí ước tính hơn 32.000 tỉ đồng dành cho việc đào tạo nghề ở các vùng nông thôn từ nay cho đến năm 2020
Với đề án này Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng đặt mục tiêu tỉ lệ có việc làm sau khi học nghề tối thiểu đạt 80%. Đề án đặt trọng tâm vào việc đào tạo nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp.
Đề án đào tạo nghề này gồm 3 phần: dạy nghề cho nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, dạy nghề cho con em nông dân để chuyển dịch cơ cấu lao động và xuất khẩu lao động, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã.
Để thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn hiệu quả, thay vì cấp vốn đào tạo cho cơ sở dạy nghề như trước đây, bây giờ mỗi lao động nông thôn đủ điều kiện đăng ký học nghề sẽ được cấp thẻ trong vòng 5 năm và nộp thẻ tại các cơ sơ cung cấp khoá đào tạo.
Điều này sẽ giúp họ chủ động hơn trong việc chọn cơ sở dạy nghề đồng thời chọn ngành nghề để học theo ý hướng sau này tìm việc làm thích hợp với ngành nghề được đào tạo. Việc này sẽ giúp tránh được tình trạng chia vốn dàn trải cho các cơ sở dạy nghề, và hạn chế việc đăng ký học nghề theo kiểu “đánh trống-ghi tên”.
Học nghề xong phải có việc làm
Đề án này tập trung vấn đề đào tạo theo nhu cầu để tránh tình trạng học nghề xong mà không có việc làm. Do đó người học nghề phải được tư vấn nghề; họ phải có thông tin nghề nào ở địa phương đang có nhu cầu, để biết được khi học xong thì cơ hội tìm việc làm ở địa phương như thế nào.
Ông Nguyễn Hoàng Hải, một người dân ở Ấp Chánh Lộc 1 tỉnh Bình Dương cho biết ý kiến như sauvề việc đào tạo nghề:
<i>Đề án này theo tôi nhận thấy rất tốt vì dù sao đi nữa nó cũng giải quyết được vấn đề lao động nông thôn ở các địa phương, và giúp phát triển kinh tế địa phương. Nội dung đào tạo phải đi sát với thực tế</i>
<i>Ô.</i> <i>Nguyễn Hoàng Hải</i>
Nguyễn Hoàng Hải
“Đề án này theo tôi nhận thấy rất tốt vì dù sao đi nữa nó cũng giải quyết được vấn đề lao động nông thôn ở các địa phương, và giúp phát triển kinh tế địa phương. Nội dung đào tạo phải đi sát với thực tế.”
Ngoài ra, đối với những đối tượng gặp khó khăn có thể vay vốn tín dụng và được hưởng lãi suất 0%, với điều kiện nông dân sau khi học nghề xong tiếp tục làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, nếu chuyển sang làm nghề khác thì phải chịu lải suất như bình thường.
Đề án này hy vọng tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo sẽ tăng từ 20% năm 2010, lên 40% năm 2015, và 50% năm 2020.
Ông Phạm Văn Hùng, Trưởng Phòng Lao Động Dạy nghề của Sở Thương Binh Xã hội Tỉnh Bình Dương cho biết Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 đang được đệ trình lên chính phủ nên chưa phổ biến đến các địa phương. Ông Hùng cũng chỉ mới nghe qua báo chí. Ông cho biết ý kiến như sau:
<i>Chắc chắn đề án này sẽ đạt hiệu quả hơn vì các đề án của các địa phương đang làm chỉ hổ trợ và đào tạo nghề cho người học nghề ở trình độ sơ cấp mà thôi. Theo tôi biết thì đề án mà Bộ đang trình Quốc hội có hổ trợ cho nông dân có thể là dạy đến trung cấp nghề hoặc cao đẳng nghề.</i>
<i>Ô.</i> <i>Phạm văn Hùng <br/> </i>
Phạm văn Hùng
“Chắc chắn đề án này sẽ đạt hiệu quả hơn vì các đề án của các địa phương đang làm chỉ hổ trợ và đào tạo nghề cho người học nghề ở trình độ sơ cấp mà thôi. Theo tôi biết thì đề án mà Bộ đang trình Quốc hội có hổ trợ cho nông dân có thể là dạy đến trung cấp nghề hoặc cao đẳng nghề.
Khi Bộ ra một đề án như vậy rồi và trong chương trình triển khai đề án đó thì mỗi địa phương cũng phải điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu học nghề của nông dân từng tỉnh.”
Tình trạng chất lượng lao động nông thôn ở Việt Nam từ trước tới nay còn quá thấp do công tác dạy nghề cho lao động nông thôn trong một thời gian dài chưa được coi trọng đúng mức. Các cấp, các ngành cũng như toàn xã hội chưa nhận thức đầy đủ và coi việc đào tạo nghề chỉ là cứu cánh có tính thời điểm, không phải là vấn đề quan tâm thường xuyên, và có hệ thống.
Cái nhìn của người học nghề
Thêm vào đó chính sách dạy nghề cho lao động nông thôn có nhiều thiếu sót và chậm được bổ sung, sửa đổi. Ngân sách không tương xứng với yêu cầu tăng về quy mô và nâng cao chất lượng dạy nghề.
Trước đây, mạng lưới cơ sở dạy nghề phát triển chủ yếu tập trung ở khu vực đô thị, còn ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa số lượng cơ sở dạy nghề rất ít, quy mô nhỏ, và các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu.
Nhiều lao động ở các vùng nông thôn chưa thấy mặn mà với việc học nghề. Lý giải vấn đề này không mấy khó. Học nghề xong, học viên không có việc làm, hoặc có việc làm nhưng sản phẩm làm ra không tiêu thụ được.
Đó chính là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ lao động ở nông thôn được đào tạo nghề hiện nay mới chỉ chiếm khoảng 19% trong khi trung bình của cả nước là 25%. Đây sẽ là một khó khăn lớn cho việc công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông thôn.
Nhiều lao động ở các vùng nông thôn chưa thấy mặn mà với việc học nghề. Lý giải vấn đề này không mấy khó. Học nghề xong, học viên không có việc làm, hoặc có việc làm nhưng sản phẩm làm ra không tiêu thụ được.
Học nghề gì, học như thế nào để có việc làm là vấn đề bức xúc không chỉ của người lao động mà còn là nỗi băn khoăn của các nhà quản lý. Và làm thế nào để thay đổi cái nhìn của người học nghề để họ có được nhận thức đúng đắn và đầy đủ về học nghề:
“không phải học nghề là con đường cuối cùng khi không còn sự lựa chọn nào khác” hoặc “học nghề thì cứ học nhưng chắc gì đã tìm được việc làm sau khi học xong”, đó chính là những câu hỏi đặt ra cho các nhà quản lý khi thực hiện những đề án về dạy nghề ở Việt Nam.
Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 với kinh phí đầu tư khổng lồ. Người dân hy vọng lãnh đạo các ban, ngành rút kinh nhiệm khắc phục những tồn tại yếu kém trong công tác dạy nghề từ trước đến nay, mà có một kế hoạch tổ chức kiểm tra việc triển khai thực hiện chương trình, và đề ra một cơ chế giám sát từ cơ sở để tránh đuợc việc thất thoát, rút tiền của nhà nước qua việc “khống đào tạo”.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên cần phải nắm bắt được nhu cầu của người lao động để đào tạo cho phù hợp, thu hút học viên. Có như vậy đề án mới phát huy được hiệu quả.