Công cụ tuyên truyền và sự sắc bén (phần 2)

Trong bài trước, quý vị đã nghe Trân Văn trình bày về một số sai lầm nghiêm trọng của Thông tấn xã Việt Nam, kèm chi tiết đáng lưu ý là sau những sai lầm này, hãng tin tức quốc gia, chuyên cung cấp thông tin thời sự chính thống cho các cơ quan truyền thông này, chưa bao giờ cải chính, xin lỗi hay cám ơn những người đã góp ý cho mình.

0:00 / 0:00

Cũng trong bài trước, quý vị đã nghe tường trình về một chỉ thị của Thủ tướng Việt Nam, giao thêm cho Thông tấn xã Việt Nam rất nhiều quyền, bất kể các biểu hiện cho thấy cơ quan này chưa làm tròn nhiệm vụ.

Hiện nay và sắp tới, liệu Thông tấn xã Việt Nam có thể làm tốt cả hai vai trò, vừa là cơ quan thông tấn có uy tín, vừa là công cụ tuyên truyền sắc bén cho Đảng và Nhà nước?

Mời quý vị nghe Trân Văn tổng hợp và tường trình thêm...

Nội dung sản phẩm thông tin mà Thông tấn xã Việt Nam cung cấp không chỉ sai nghiêm trọng (như: “cho” Thủ tướng Việt Nam “hội kiến lầm” với Chủ tịch Quốc hội đã mãn nhiệm của Hungary, “giúp” Thủ tướng Việt Nam “chúc mừng” người vừa kế nhiệm bằng danh tính của người tiền nhiệm. Hoặc mặc nhiên xác nhận một đảo trong quần đảo Hoàng Sa – đang bị Trung Quốc chiếm đóng - là... lãnh thổ Trung Quốc), mà còn bị dư luận phê phán vì thông tin vừa không khách quan, vừa thiếu trung thực.

Thiếu trung thực

Đầu tháng 5 vừa qua là thời điểm Việt Nam phải báo cáo trước Hội đồng nhân quyền của Liên Hiệp Quốc về việc thực thi các cam kết quốc tế liên quan đến nhân quyền. Tường thuật về sự kiện này, Thông tấn xã Việt Nam viết: Đại diện 60 nước ASEAN, châu Á, châu Âu, châu Phi và châu Mỹ đã trực tiếp tham gia đối thoại với Việt Nam. Các đại biểu đều đánh giá báo cáo của Việt Nam được chuẩn bị công phu, cung cấp thông tin toàn diện về tình hình đảm bảo quyền con người ở Việt Nam, có sự tham gia rộng rãi của các cơ quan nhà nước, các tổ chức quần chúng và nhận được đóng góp của người dân. Cách đề cập cởi mở của Việt Nam nhận được sự hoan nghênh rộng rãi. Nhiều nước nhấn mạnh trình bày của trưởng đoàn Việt Nam đã nêu bật bức tranh tổng thể, đồng thời đề cập cụ thể những vấn đề các nước quan tâm về chính sách, cam kết cũng như kết quả đạt được về đảm bảo quyền con người của Việt Nam.

Thật ra đây là mánh khóe quen thuộc của Thông Tấn Xã Việt Nam để "đánh lận con đen", dẫu khéo léo nhưng rất dễ lật tẩy, nếu chúng ta có vài nguồn tin chính xác, khách quan, để đối chiếu, so sánh.

Blog Phong trào Dân chủ Việt Nam

Thực tế thì sao? Theo nhiều hãng thông tấn và các cơ quan truyền thông nước ngoài, hôm 8 tháng 5, tại Geneva, sau khi đại diện Việt Nam trình bày xong báo cáo về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, đại diện nhiều quốc gia đã đăng ký xin phát biểu. Tuy buổi họp này được kéo dài thêm 45 phút so với dự kiến, song vẫn không đủ thời gian để đại diện các quốc gia nêu ý kiến của họ về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam.

Trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc, chỉ có đại diện một số quốc gia thuộc nhóm được gọi là "cực quyền" như: Cuba, Miến Điện, Syria, Lybia,... khen ngợi Việt Nam, còn phần lớn đại diện những quốc gia khác đã đồng thanh chỉ trích chính quyền Việt Nam hạn chế quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo. Cùng tường thuật về sự kiện này, tờ Le Figaro cho biết, Việt Nam bị phê phán về nhân quyền. Hãng AFP thì kể rằng những tổ chức phi chính phủ như: Quan sát Nhân quyền, Ân xá Quốc tế đã lên án gay gắt việc tra tấn tù nhân, kêu gọi sửa luật hình sự để không lạm dụng yếu tố an ninh quốc gia một cách tùy tiện, nhằm trấn áp những người bất đồng chính kiến. Hãng Reuters cho biết: Giới hữu trách Việt Nam thừa nhận 'có khiếm khuyết' và 'sai lầm' về nhân quyền nhưng bác bỏ những lời tố cáo về việc đàn áp những nhân vật bất đồng chính kiến và những khối dân thiểu số...

Thiếu tín nhiệm

Một số diễn đàn điện tử và blogger đã đối chiếu tin của Thông tấn xã Việt Nam với tin của nhiều cơ quan thông tấn khác, cùng thông tin về sự kiện vừa kể, nhằm chứng minh Thông tấn xã Việt Nam không đáng tin. Một số sinh viên nêu nhận xét của họ trên blog Phong trào Dân chủ Việt Nam: Hôm nay, Thông Tấn Xã Việt Nam "ra bộ hoan hỉ" thông b á o một tin quan trọng "Nhóm công tác của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc " đã "thông qua" báo c áo của Việt Nam về quyền con người. Cách đưa tin này khiến những người còn mơ hồ tưởng rằng tình hình nhân quyền ở Việt Nam được phản ánh đầy đủ và trung thực – như Nhà Nước viết trong báo cáo và đã đọc tóm tắt trước Hội Đồng Nhân Quyền. Thật ra đ ây là m á nh khóe quen thuộc của Thông Tấn Xã V iệt N am để "đánh lận con đen", dẫu khéo léo nhưng rất dễ lật tẩy, nếu chúng ta có vài nguồn tin chính xác, khách quan, để đối chiếu, so sánh.

Tôi nghĩ rằng niềm tin của công chúng vào báo chí trong nước rất giới hạn. Nó chỉ ở mức độ nhất định nào đó thôi vì xưa nay chúng ta đều biết báo chí buộc phải đi theo "lề phải" của nhà nước!

Nhà văn Nguyễn Viện

Không chỉ có một số diễn đàn điện tử và blogger bày tỏ thái độ bất bình, thiếu tín nhiệm của họ đối với Thông tấn xã Việt Nam, như chúng tôi đã tường thuật trong bài trước và phần đầu bài này.

Thiếu hiệu quả

Trong thực tế có một vài biểu hiện cho thấy, tuy được Đảng và chính quyền Việt Nam đầu tư rất lớn, đánh giá rất cao, dành cho rất nhiều đặc quyền,... song hiệu quả hoạt động của Thông tấn xã Việt Nam không hữu hiệu như mong đợi.

Chẳng hạn, nếu sử dụng một số công cụ thẩm định giá trị website (căn cứ vào lượt người xem và số trang được xem mỗi ngày, thứ hạng về khả năng thu hút công chúng rồi quy ra tiền) như Biz Information (có địa chỉ web là bizinformation.org) để thử tìm giá trị website của Thông tấn xã Việt Nam (có địa chỉ web là http://www.vietnamplus.vn) thì sẽ thấy, website được xem là phổ biến nhất của Thông tấn xã Việt Nam, chỉ được định giá khoảng 660 triệu đồng Việt Nam, tương đương 36.600 USD. Thua xa những website của một vài cá nhân (như Việt Studies, có địa chỉ web là viet-studies.info, trị giá 819.000 USD), hoặc một vài nhóm (như Bauxite Việt Nam, có địa chỉ web là bauxitevietnam.info, trị giá 940.000 USD), vốn chỉ chuyên tổng hợp thông tin, ý kiến và không hề nhận được đồng nào từ phía nhà nước.

Thiếu uy tín

Vì sao lại có tình trạng bất thường như vậy? Cách nay ít lâu, nhà văn Nguyễn Viện cho rằng: Những thông tin chính thống thì hầu như một chiều, phục vụ cho lợi ích của chính quyền mà người ta thì cần những thông tin đầy đủ và trung thực hơn. Chính vì thế, người ta tìm đến các blogs, các thông tin từ nước ngoài bởi chúng phản ánh các vấn đề đa diện hơn.

Chính vì thế, người ta tìm đến các blogs, các thông tin từ nước ngoài bởi chúng phản ánh các vấn đề đa diện hơn.

Nhà văn Nguyễn Viện

Cũng vì vậy, theo ông Nguyễn Viện: Tôi nghĩ rằng niềm tin của công chúng vào báo chí trong nước rất giới hạn. Nó chỉ ở mức độ nhất định nào đó thôi vì xưa nay chúng ta đều biết báo chí buộc phải đi theo "lề phải" của nhà nước!

Trong cả nghị định riêng về Thông tấn xã Việt Nam ban hành hồi tháng 3 năm ngoái, lẫn chỉ thị được ban hành hồi giữa tháng này, nhằm “Tăng cường vai trò của Thông tấn xã Việt Nam trong tình hình mới”, chính quyền Việt Nam luôn nhấn mạnh đến vai trò tuyên truyền cho Đảng và Nhà nước của cơ quan này. Thông tấn xã Việt Nam từng được khen ngợi nhiều lần về việc đã hoàn thành tốt vai trò đó, cho dù chưa thể “phát huy vai trò chủ lực trên mặt trận tư tưởng - văn hóa, góp phần định hướng dư luận xã hội về các vấn đề trong nước và quốc tế theo quan điểm của Đảng và Nhà nước”.

Nếu cứ như thế thì đến lúc nào, Thông tấn xã Việt Nam mới thực sự trở thành “hãng thông tấn có uy tín trong khu vực và quốc tế, phù hợp với sự phát triển chung của báo chí thế giới”?