Người trực tiếp làm ra hạt lúa chỉ được hưởng phần lợi nhuận ít nhất, trong cả chuỗi giá trị xuất khẩu gạo. Nam Nguyên ghi nhận ý kiến của TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, nhà khoa học gắn bó với cây lúa và nông dân.
Từ Cần Thơ TS Lê Văn Bảnh đưa ra nhận định:
Làm đúng chức năng nhiệm vụ
TS: Lê Văn Bảnh: Lương thực như một dạng hàng hóa có tính chính trị, thí dụ như các năm trước giá lúa có đột biến, thì Nhà nước sẵn sàng dừng việc xuất khẩu gạo để bảo đảm an ninh lương thực. Hoặc là Nhà nước tung gạo dự trữ ra để bình ổn giá, ổn định xã hội thì đây là việc đương nhiên.
Người nông dân làm lúa đợi cho được giá cao để hưởng lợi thì rất là khó. Do đó Viện Lúa chúng tôi nghiên cứu những giống lúa năng suất cao, chống chịu được sâu bệnh, giúp cho bà con nông dân phương pháp canh tác, làm thế nào giảm chi phí giảm giá thành tăng lợi nhuận. Đó là cách làm bền vững, chứ còn chờ giá lên giá xuống thì theo tôi rất bấp bênh.
Người nông dân làm lúa đợi cho được giá cao để hưởng lợi thì rất là khó. Do đó Viện Lúa chúng tôi nghiên cứu những giống lúa năng suất cao, chống chịu được sâu bệnh, giúp cho bà con nông dân phương pháp canh tác, làm thế nào giảm chi phí giảm giá thành tăng lợi nhuận. Đó là cách làm bền vững, chứ còn chờ giá lên giá xuống thì theo tôi rất bấp bênh.
Nam Nguyên: Báo chí nói nhiều về cơ chế xuất khẩu gạo đang ở trong tay Hiệp Hội Lương Thực VN và có nhiều bất cập. Theo TS nên ưu tiên cải tổ điều gì?
TS Lê Văn Bảnh: Theo tôi Hiệp Hội Lương Thực VN nên làm theo đúng chức năng, cũng như mỗi công ty, đơn vị khi thành lập đều có chức năng nhiệm vụ, làm tròn nhiệm vụ đó thì sẽ tốt. Về Hiệp Hội Lương Thực, đã là hiệp hội thì phải làm chức năng hiệp hội…thí dụ tham mưu, dự đoán, dự báo giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh. Còn các doanh nghiệp thì là người trực tiếp làm công việc kinh doanh này, tuy vậy cũng nên có đầu mối để bảo đảm không có tình trạng tranh mua tranh bán. Nếu chúng ta buông ra không có đơn vị nào cầm trịch thì sẽ có hiện tượng doanh nghiệp tranh mua tranh bán. Nhưng nếu chúng ta tập họp lại mà không khéo thì sẽ sinh ra độc quyền. Ngoài ra có thể sự phân phối theo quota là không hay, theo tôi chức năng nhiệm vụ của hiệp hội cũng là là chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp, nên các doanh nghiệp phải tự chủ tự chịu trách nhiệm buôn bán lời lỗ. Nhưng mà nên theo hệ thống cùng nhau, buôn có bạn bán có phường, phải phối hợp với nhau, không tranh mua tranh bán, cuối cùng làm thiệt hại giá gạo Việt Nam, cũng như làm bà con nông dân thiệt hại theo.
Theo tôi Hiệp Hội Lương Thực VN nên làm theo đúng chức năng, cũng như mỗi công ty, đơn vị khi thành lập đều có chức năng nhiệm vụ, làm tròn nhiệm vụ đó thì sẽ tốt. Về Hiệp Hội Lương Thực, đã là hiệp hội thì phải làm chức năng hiệp hội…thí dụ tham mưu, dự đoán, dự báo giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh.<br/>
Do vậy cần có sự chấn chỉnh làm sao cho các doanh nghiệp được ổn định và tự chủ, nếu làm được như vậy thì sẽ thấy có hiệu quả.
Kế họach Liên kết bốn nhà
Nam Nguyên: Có nhiều ý kiến nói là nên giúp đỡ nông dân trở thành cổ đông các doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp xuất khẩu, để họ được phân chia lợi nhuận công bằng hơn. Nhưng thưa TS việc này đâu có dễ thực hiện?
TS Lê Văn Bảnh: Ở Việt Nam người ta gọi là ‘liên kết bốn nhà’, trong đó nhà nông và nhà doanh nghiệp phải có sự liên kết hợp tác với nhau thì mới có mang lại hiệu quả lâu dài. Nhưng người trồng lúa phải có vị trí vai trò của người trồng lúa, người buôn bán cũng vậy, phối hợp với nhau liên kết với nhau mới thành hiệu quả.
Ở Việt Nam người ta gọi là 'liên kết bốn nhà', trong đó nhà nông và nhà doanh nghiệp phải có sự liên kết hợp tác với nhau thì mới có mang lại hiệu quả lâu dài. Nhưng người trồng lúa phải có vị trí vai trò của người trồng lúa, người buôn bán cũng vậy, phối hợp với nhau liên kết với nhau mới thành hiệu quả.
Hướng sắp tới theo tôi sẽ là như vậy, còn hiện nay rất khó vì Việt Nam sản xuất theo nông hộ nhỏ. Mà nông hộ nhỏ thì trở thành cổ đông một nông dân có 1 ha mỗi năm làm 10 tấn lúa, muốn có vài chục ngàn tấn thì phải hàng ngàn cổ đông khó xử lý .
Do vậy để làm tốt công việc này, Nhà nước cũng như các đơn vị doanh nghiệp và nông dân nên có sự liên kết hợp tác, tạo vùng chuyên canh có đại diện nông dân ký hợp đồng với đại diện doanh nghiệp. Hai bên hợp tác liên kết có hợp đồng bao tiêu, thì khi làm xong chắc chắn có người mua, giá cả được thảo luận trước.
Người nông dân tích cực làm, tăng năng suất giảm giá thành được lợi nhuận, biết được khi làm xong sẽ bán được bao nhiêu. Như vậy sẽ ổn định bền vững.
Nhưng để làm tốt những việc này phải có chương trình có giải pháp và lộ trình, vì hiện nay bà con nông dân mình sản xuất nhỏ lẻ, thành ra có khó khăn trong vấn đề hợp tác.
Nam Nguyên: Cảm ơn TS Lê Văn Bảnh về thời gian ông dành cho đài chúng tôi.