Bức xúc về giá xăng

Qua bài viết mang tựa đề “thăng trầm giá xăng” , đăng trên báo điện tử “Tuần Việt Nam”, tác giả là tiến sĩ Nguyễn Minh Phong nói rằng, chưa bao giờ người tiêu dùng xăng ở Việt Nam, bao gồm cả doanh nghiệp, dân chúng lại có lắm bức xúc, phàn nàn về giá xăng dầu, như hiện nay và những lời than phiền ấy còn được thốt lên dài dài.

0:00 / 0:00

Tổng hợp thông tin về những khó khăn mà người dân trong nước phải gánh chịu, khi giá xăng cứ nhích lên hoài, Đỗ Hiếu xin gởi đến quý vị thêm chi tiết, cùng những góp ý của 3 người trong giới tiêu dùng, thuộc thành phần xã hội khác nhau.

5 lần tăng giá xăng

Từ đầu năm đến nay, giá xăng tại Việt Nam đã 5 lần được điều chỉnh theo quyết định của Liên Bộ Tài Chánh, Công Thương và được chánh phủ chấp thuận, từ 11 ngàn đồng một lít, giá bán lẻ xăng A 92, hồi đầu năm, kể từ mồng một tháng 7 vừa qua, giá xăng loại này được bán ra với giá 14 ngàn 200 đồng, một lít.

VN Express cho hay, ngay sau khi giá xăng tăng lên tới mức vừa kể, thì nhiều doanh nghiệp ngành vận tải đang có dự tính tăng giá cước từ 7% đến 10% trong những ngày sắp tới, vì các công ty vận chuyển hành khách và hàng hóa không thể tiếp tục giữ vững giá như trước.

Theo Hiệp Hội Ô Tô Việt Nam thì qua 3 lần tăng giá xăng trước đây, các doanh nghiệp vận tải chưa muốn tăng giá vì sợ mất khách, nhưng lần này, giá xăng mới đã vượt quá sức chịu đựng của toàn ngành.

Tại Việt Nam, khi có biến động giá cả trên thị trường thế giới, các công ty kinh doanh xăng được phép trình đề nghị lên chánh phủ, thông qua bộ tài chánh để xin tăng giá bán lẻ.

Còn đối phó khó khăn trước chuyện xăng tăng giá hoài, thì tùy thuộc vào sự khéo léo của mỗi người. Hiện người ta dùng xe đạp, ngày một nhiều hơn, đó là một cách xoay sở trong hoàn cành này.

Ông Cẩn

Trên thực tế thì mỗi khi giá dầu thế giới nhút nhích lên chút ít thì, các doanh nghiệp vội than lỗ và có sẵn bài bản, yêu cầu nhà nước cho tăng giá ngay.

Trong khi đó, lúc giá dầu thế giới tuột dốc như hồi cuối năm 2008, đầu năm 2009, các cơ quan hữu trách đốc thúc doanh nghiệp giảm giá, người tiêu thụ trông chờ, thì doanh nghiệp xăng dầu bắt buộc phải hạ giá “nhỏ giọt”.

Mặt khác, nghị định số 55 có hiệu lực từ mồng một tháng 5 năm 2007, đã cho phép doanh nghiệp được tự định giá xăng dầu theo thị trường thế giới mà không cần phải xin phép Liên Bộ Tài Chánh, Công Thương. Nhà nước chỉ can thiệp khi nào giá thế giới có đột biến.

Trong trường hợp như vậy, nhà nước sẽ có văn bản yêu cầu các doanh nghịêp điều chỉnh giá bán xăng khi giá dầu thế giới tăng hoặc giảm hơn giá tại Việt Nam, trên dưới 15%.

Nếu phát hiện giá bán không hợp lý, tăng quá mức cho phép hoặc giảm quá ít , doanh nghiệp sai phạm sẽ bị xử lý.

Lý thuyết nói rõ như thế, tuy nhiên theo báo chí thì “giá xăng thăng trầm” luôn là một gánh nặng cho người dân và cũng là một câu hỏi về mặt quản lý kinh doanh, mà chưa có lời giải đáp rõ ràng nào.

Gánh nặng người dân

Hơn nửa, giá cả lên nhiều, xuống ít, cộng với chuyện đong đo bị hao hụt, luôn gây phiền hà cho người dân, nhất là những ai phải hàng ngày sử dụng xăng dầu, như một phương tiện để kiếm sống.

Qua câu chuyện với đài chúng tôi, ba người dân trong nước thuộc các thành phần xã hội, ngành nghề khác nhau đều cùng nói lên những khó khăn mà họ đối mặt hàng ngày, vì phải cần đến xăng để làm ăn, buôn bán, sinh hoạt.

Ông Cẩn, một công nhân ngành xây dựng tâm sự:

“Người dân đành chịu thôi vì mấy ông nhà nước luôn giải thích, giá dầu thế giới lên thì buộc lòng mấy ông phải lên theo. Còn đối phó khó khăn trước chuyện xăng tăng giá hoài, thì tùy thuộc vào sự khéo léo của mỗi người. Hiện người ta dùng xe đạp, ngày một nhiều hơn, đó là một cách xoay sở trong hoàn cành này.”

Bà Nhung, một tiểu thương buôn bán tạp hóa trong chợ kể lại về sự leo thang của vật giá, mấy hôm nay:

Khi xăng dầu lên thì tất cả mọi thứ hàng đều tăng theo do chi phí vận chuyển cao hơn. Dân khổ, mình có than đến tai mấy ổng thì cũng không làm sao khác hơn được. Khi trình xin tăng giá xăng, ông thủ tướng ký, thì dân đành chịu thôi.

Bà Nhung

“Khi xăng dầu lên thì tất cả mọi thứ hàng đều tăng theo do chi phí vận chuyển cao hơn. Dân khổ, mình có than đến tai mấy ổng thì cũng không làm sao khác hơn được. Khi trình xin tăng giá xăng, ông thủ tướng ký, thì dân đành chịu thôi.

Có những thứ hàng tăng giá 2 ngàn một món, thứ khác lên 5 ngàn. Mấy hôm trước rau muống, 2 ngàn một bó, nay giá là 2500 đồng. Thịt heo, trước đây 70 ngàn một kí, bây giờ 75 ngàn đồng một kí.”

Cô Hồng, một công chức cũng thấy vô số khó khăn trước mắt:

“Người dân bức xúc vì thấy giá xăng cứ tăng hoài như vậy, kéo theo bao nhiêu thứ khác cũng tăng theo như gạo hay nhu yếu phẩm, do ảnh hưởng dây chuyền. Hôm nay giá xăng lẻ là 14500 đồng một lít, tức là bằng tiền một kí gạo”.

Theo giới tiêu dùng thì chánh phủ cần tiến hành kiểm toán toàn diện và khách quan các hoạt động kinh doanh xăng dầu, công khai hóa giá mua, chi phí, lợi nhuận, nghĩa vụ tài chánh của công ty kinh doanh xăng dầu, để cơ quan chức năng và giới tiêu dùng có sự minh bạch đối với giá chuẩn trên thị trường mua bán xăng dầu trong nước.

Trước quan ngại của người dân, khi thấy giá xăng có thể sẽ còn tăng nửa, ông Nguyễn Tiến Thỏa, cục trưởng Cục Quản Lý Giá, thuộc Bộ Tài Chánh khẳng định, mặc dù đã 2 lần tăng giá, trong vòng chưa đầy một tháng, nhưng giá bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều so với thế giới.

Ông cho hay, so với Singapore, giá xăng A 92 của Việt Nam đang thấp hơn 6500 đồng một lít.

Được biết, tại Singapore, giá một lít xăng là hơn 20 670 đồng, Thái Lan trên 14900 đồng, Lào hơn 16680 đồng và Campuchia trên 15300 đồng.

Tuy nhiên ông Thỏa đã không so sánh lương tối thiểu của công nhân, viên chức Việt Nam với công nhân, viên chức ở Singapore và Thái Lan.