Trà Mi, phóng viên đài RFA
Bệnh đau mắt hột là một trong những bệnh lý về mắt tương đối phổ biến, có mức độ phát triển và lây lan cao ở những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, đặc biệt tại các vùng nông thôn.

Bệnh đau mắt hột là gì? Nguyên nhân của bệnh ra sao? Và cách phòng ngừa như thế nào? Mời quý vị cùng Trà Mi tìm hiểu qua cuộc trao đổi với bác sĩ Vĩnh Phúc, chuyên khoa mắt, hiện đang hành nghề tại Sài Gòn.
Bệnh đau mắt hột do 1 con vi trùng tên là Chlamydia Trachomatis gây ra. Loại này là nửa vi trùng, nửa siêu vi trùng.
Trà Mi: Con vi trùng này sống trong môi trường nào thưa bác sĩ ?
Bác sĩ Vĩnh Phúc: Nó có trong không khí, chủ yếu trong rác, phân, lây lan chính qua ruồi nhặng, nhất là ở các vùng nông thôn ngoài Bắc, nơi người ta hay dùng phân xanh bón cây, hoặc ở các bãi biển. Ruồi nhặng đậu chỗ này chỗ kia rồi đậu vào mắt, vào tay chân con người. Khi mình dùng tay chân dụi vào mắt thì lập tức bị lây.
Ngoài đường lây lan qua các con vật trung gian như vậy, đau mắt hột còn có thể lây trực tiếp từ người này sang người kia khi dùng chung khăn mặt hay các dụng cụ sinh hoạt chung. Những dụng cụ người bệnh tiếp xúc mà người chưa mắc bệnh cầm phải thì cũng có thể lây lan.
Triệu chứng
Đau mắt đỏ thường được nhận dạng qua các yếu tố dịch tễ như phát dịch ở một quần thể nhất định trong một thời gian nhất định. Còn đau mắt hột thì không có triệu chứng cấp tính, mà là các triệu chứng mãn tính. Thường đau mắt hột gây sốn mắt, từ từ làm mắt đỏ lên nhưng mức độ đỏ mắt nhẹ thôi, không nặng nề. Nếu không biết cách chăm sóc tốt, cả hai bệnh đau mắt hột và đau mắt đỏ đều có thể gây mờ mắt.
Trà Mi: Thưa bác sĩ, các triệu chứng giúp nhận biết bệnh đau mắt hột là gì ? Nó có khác với các triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ thông thường hay không ?
Bác sĩ Vĩnh Phúc: Đau mắt hột thường có triệu chứng sốn, đỏ mắt, kèm theo ngứa. Các biểu hiện tiếp theo là gây tình trạng lông quặm, tức lông mi bị xiêu vẹo, quặp vào, gây trầy sướt giác mạc, khiến toét mắt, sẹo giác mạc, dần dà mù mắt, loét mắt.
Trà Mi: Làm thế nào để người bệnh có thể phân biệt giữa đau mắt hột với đau mắt đỏ thông thường?
Bác sĩ Vĩnh Phúc: Với mắt đỏ thông thường, đa phần nguyên nhân do có người thân trong nhà hay trong môi trường làm việc bị đau, tức là đang có dịch trong một quần thể, khu vực, địa phương nào đó. Sau khi tiếp xúc với người đau mắt đỏ thì trong vòng vài tiếng đồng hồ sau cho đến 1 ngày là bệnh nhân có thể phát ra những triệu chứng đau mắt đỏ.
Bệnh sẽ lan dần từ mắt này qua mắt kia và có kèm theo hạch nổi ở vùng tai, đau cổ họng, nuốt đau. Vì vậy, đau mắt đỏ còn đựơc gọi là viêm kết mạc họng-hạch. Bệnh mắt đỏ là bệnh toàn thân, bệnh nhân có thể thấy hơi ớn ớn sốt và có triệu chứng của nhiễm siêu vi.
Đau mắt đỏ thường đựơc nhận dạng qua các yếu tố dịch tễ như phát dịch ở một quần thể nhất định trong một thời gian nhất định. Còn đau mắt hột thì không có triệu chứng cấp tính, mà là các triệu chứng mãn tính. Thường đau mắt hột gây sốn mắt, từ từ làm mắt đỏ lên nhưng mức độ đỏ mắt nhẹ thôi, không nặng nề. Nếu không biết cách chăm sóc tốt, cả hai bệnh đau mắt hột và đau mắt đỏ đều có thể gây mờ mắt.
Nhiều giai đoạn phát triển bệnh
Trà Mi: Nhiều người quan niệm rằng đối với đau mắt hột thì phải cảm giác thấy nổi hột cồm cộm trong mắt, còn không chỉ là đau mắt đỏ thông thường nên họ chủ quan. Quan niệm này có đúng hay không ?
Bác sĩ Vĩnh Phúc: Đau mắt hột có nhiều giai đoạn phát triển bệnh. Giai đoạn trầm trọng gây cho người bệnh cảm giác rất khó chịu. Còn trong giai đoạn mới nổi hạt, hạt nhỏ thì không thấy biểu hiện rõ ràng nên người bệnh chủ quan, không đi khám. Đến giai đoạn 3, mắt người ta có thể sưng lên, cộm dữ dội, sốn mắt dữ dội thì mới nhận biết và tìm bác sĩ điều trị.
Hiện tượng lông quặm sẽ làm trầy giác mạc, thủng giác mạc và từ từ dẫn đến mù loà. Ngoài ra, còn có một vài biến chứng khác như đau mắt hột lâu dài sẽ gây ra sạn vôi, những chất viêm do mắt hột sẽ đóng lại thành những hạt nhỏ trong kết mạc mi và từ từ sẽ trồi dần lên, chà vào trong giác mạc gây sốn rất nhiều.
Ngoài bác sĩ, nếu người bệnh lật mí mắt lên sẽ khó nhận biết hột trong mắt, có khi lầm lẫn với các bệnh khác. Ví dụ như đau mắt hột có thể bị nhầm lẫn với viêm kết mạc hột. Viêm kết mạc hột thì nguyên nhân do dị ứng, còn đau mắt hột nguyên nhân do loại nửa vi trùng. Đặc hiệu của mắt hột là xung quanh cái hột có những mạch máu.
Cái hột nằm giữa trong và dễ vỡ khi chạm vào. Đối với viêm kết mạc hột, các mạch máu đi từ trong trung tâm cái hột đi ra và hột này không dễ vỡ khi chạm vào. Cho nên người thầy thuốc mới có thể phân biệt rõ ràng và nhận định bệnh chính xác, còn bệnh nhân khó tự mình phân biệt đâu là mắt hột, đâu là đau mắt đỏ thông thường hay viêm kết mạc hột.
Trà Mi: Bệnh đau mắt hột nếu chủ quan, sẽ dẫn đến những nguy hại như thế nào ngoài hiện tượng bị lông quặm?
Bác sĩ Vĩnh Phúc: Hiện tượng lông quặm sẽ làm trầy giác mạc, thủng giác mạc và từ từ dẫn đến mù loà. Ngoài ra, còn có một vài biến chứng khác như đau mắt hột lâu dài sẽ gây ra sạn vôi, những chất viêm do mắt hột sẽ đóng lại thành những hạt nhỏ trong kết mạc mi và từ từ sẽ trồi dần lên, chà vào trong giác mạc gây sốn rất nhiều.
Trong trường hợp đó phải lấy sạn vôi ra. Còn lông quặm thì cấp cứu phải nhổ ngay ra. Đó là những biện pháp tức thời. Sau đó, phải mổ lông quặm. Mắt hột điều trị thêm có thể dùng thuốc, hoặc áp dụng phương pháp kẹp hột, đánh hột, những phương pháp này tương đối cổ điển nhưng hiệu quả.
Trà Mi: Trong trường hợp như thế, việc điều trị có phức tạp lắm không, và chi phí như thế nào ?
Bác sĩ Vĩnh Phúc: Khi chuyển sang giai đoạn loét giác mạc thì điều trị sẽ phức tạp hơn rất nhiều và tốn kém rất cao. Loét giác mạc thường có thể điều trị nội khoa. Nếu có mủ trong tiền phòng thì phải mở tiền phòng để rửa mủ. Tùy theo từng giai đoạn biến chuyển của bệnh mà bác sĩ điều trị sẽ quýêt định điều trị như thế nào, do vậy, chi phí cũng tuỳ thuộc.
Phương cách điều trị
Trà Mi: Đối với bệnh đau mắt hột, khi mới phát hiện, bệnh nhân có thể tự mua thuốc điều trị ở nhà hay nhất thiết phải thăm khám bác sĩ ngay ?
Vẫn là vấn đề giữ gìn vệ sinh. Nước rửa mặt phải là nước sạch, môi trường sống sạch để hạn chế việc phát triển của vi trùng Chlamydia Trachomatis, dùng các dụng cụ sinh hoạt riêng, nhất là khăn lau mặt không nên dùng khăn chung, tay bẩn thì tránh dụi vào mắt. Đó là những việc dễ thực hiện nhất.
Bác sĩ Vĩnh Phúc: Lời khuyên là tốt nhất nên thăm khám bác sĩ ngay để xem bệnh đang ở giai đoạn nào, nên điều trị theo phương pháp nào. Người bán thuốc ở các quầy thuốc tây không có khả năng kê toa chính xác để điều trị bệnh đau mắt hột. Tốt nhất vẫn là đi khám bệnh.
Trà Mi: Bệnh đau mắt hột do vi trùng, virus gây ra thế có vaccine phòng ngừa không ?
Bác sĩ Vĩnh Phúc: Đối với bệnh này thì không.
Trà Mi: Như vậy phương pháp phòng bệnh đựoc áp dụng ở Việt Nam hiện nay là gì ?
Bác sĩ Vĩnh Phúc: Vẫn là vấn đề giữ gìn vệ sinh. Nước rửa mặt phải là nước sạch, môi trường sống sạch để hạn chế việc phát triển của vi trùng Chlamydia Trachomatis, dùng các dụng cụ sinh hoạt riêng, nhất là khăn lau mặt không nên dùng khăn chung, tay bẩn thì tránh dụi vào mắt. Đó là những việc dễ thực hiện nhất.
Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn thời gian và những thông tin bổ ích bác sĩ đã dành cho chương trình hôm nay. Chuyên mục Sức khoẻ và đời sống xin tạm dừng tại đây. Hẹn tái ngộ cùng quý vị và các bạn trên làn sóng này, sáng thứ sáu tuần sau. Chương trình này chỉ nhằm cung cấp kiến thức tổng quát về sức khoẻ. Cho các vấn đề cụ thể, chi tiết của từng bệnh nhân, xin liên lạc trực tiếp với bác sĩ cuả quí vị để được thăm khám trực tiếp.
(Xin theo dõi toàn bộ nội dung cuộc phỏng vấn trong phần âm thanh bên trên)
Thông tin trên mạng
- Phòng chống mắt hột để bảo vệ đôi mắt của bạn
- Mắt hột – Wikipedia tiếng Việt
- Bệnh mắt hột
- The International Trachoma Initiative
- WHO | Water-related Diseases
- Prevention of Blindness and Visual Impairment