Hai người nhổ cột mốc biên giới khẳng định Việt Nam xâm lấn lãnh thổ Campuchia

Hai người nông dân tham gia nhổ cột mốc biên giới cắm tạm số 185 khẳng định việc Tòa án giam họ 9 tháng 21 ngày vừa qua là phán quyết bất công vì Việt Nam có cắm cột mốc trên đất ruộng họ.

0:00 / 0:00

Hai người này kêu gọi chính phủ trả lại đất ruộng cho họ, và mở đường cho họ có quyền tự do để bày tỏ ý kiến liên quan đến vụ xâm lấn lãnh thổ từ Việt Nam.

Không thể chối cãi

Sau khi Tòa phúc thẩm của Campuchia phán quyết trả tự do, hai người nông dân tham gia nhổ cột mốc biên giới cắm tạm số 185 kêu gọi Chính phủ hoàng gia Campuchia trả lại đất ruộng. Hai người này còn khẳng định, việc Tòa án đưa ra phán quyết giam giữ vừa qua là một hành động bất công vì họ chỉ bảo vệ đất đai không cho Việt Nam lấn cột mốc biên giới tạm thời vào lãnh thổ mình.

Ông Prom Chea nói với Đài Á Châu Tự Do vào chiều ngày 15 tháng 10 rằng, ông bị mất đất giáp biên giới Campuchia-Việt Nam khoảng 6 hécta. Ông nói rằng, Ủy ban Biên giới Quốc gia Campuchia và Việt Nam cắm cột mốc biên giới tạm số 184 trên đất ruộng ông, còn cột mốc cắm tạm số 185 thì cắm trên đất ruộng bà Meas Srey và một số người dân khác thuộc xã Sam Rong, huyện Chanh Trea, tỉnh Svay Riêng.

Theo quan sát thực tế thì cột mốc cắm tạm số 184 cắm trên đất ruộng ông, bà con làng xóm thấy tận mắt là cắm trên đất ruộng người dân Campuchia, điều này không thể từ chối được. <br/>

Ông Prom Chea

Ông nói rằng, Theo quan sát thực tế thì cột mốc cắm tạm số 184 cắm trên đất ruộng ông, bà con làng xóm thấy tận mắt là cắm trên đất ruộng người dân Campuchia, điều này không thể từ chối được. Từ năm 1979, mẹ tôi làm lúa trên đất ruộng này, sau khi tôi có gia đình thì mẹ tôi chia ruộng này cho tôi. Tới năm 2008, mới bị cắm cột mốc. Chúng tôi là công dân, đã lo sợ khi thấy đất ruộng bị mất một cách vô lý. Chúng tôi đến cơ quan chính quyền để khiếu nại, nhưng cuối cùng không được giải quyết.

Ông Prom Chea và bà Meas Srey được phiên Tòa phúc thẩm phán quyết trả tự do sau khi hai người này chịu tù 9 tháng 21 ngày vì liên quan đến vụ tham gia phá hoại tài sản công cộng, tuy nhiên ông Prom Chea khẳng định ông không phạm tội. Ông kêu gọi Chính phủ để ông có quyền được bày tỏ ý kiến và bảo đảm an toàn cho ông. Ông nói thêm, Tôi vẫn còn lo lắng về an toàn của bản thân tôi, nhưng tôi rất hối tiếc vì tôi không có tội. Chỉ bảo vệ đất ruộng mình, cũng phải bị chính quyền bắt bỏ tù.

sam-rainsy-srainsy-250.jpg
Ông Sam Rainsy cùng một số đồng bào campuchia ở xã Samrong, huyện Chanhtrea, tỉnh Svay Riêng đang nhổ cọc mốc biên giới Việt - Miên hồi thàng năm 2009. Courtesy samrainsyparty.org.

Còn bà Meas Srey nói rằng, bà phải mất đất ruộng khoảng 2 hécta rưỡi vì Việt Nam cắm cột mốc biên giới tạm số 185. Bà nói cuộc sống bà chủ yếu là làm ruộng nhưng sau khi mất đất thì bà chẳng còn gì làm. Bà kể lại hoạt động đo đạt để cắm cột mốc tạm thời như sau, Khi có chính quyền Campuchia và Việt Nam đến đo đạt cắm cột mốc biên giới, tôi hỏi tại sao cắm trên đất tôi. Bên Việt Nam trả lời bên Campuchia cho triển khai tại điểm ấy. Gia đình chỉ một mình khiếu nại, ban đêm tôi ngủ ở biên giới, tôi cũng không sợ vì tôi bảo vệ đất nước tôi.

Phán quyết bất công

Liên quan đến vụ kết tội, rồi trả tự do này lãnh đạo tổ chức nhân quyền ADHOC Chanh Saveth nói với Đài Á Châu Tự Do rằng, hai người nông dân này không có tội, nhưng Tòa án vẫn kết tội. Ông nói rằng, khi các đảng phái chính trị tranh luận, thì dân lương thiện trở thành nạn nhân.

Nhưng theo chúng tôi theo dõi từ lúc bắt đầu cho đến bây giờ thì chưa thấy công bằng, bởi vì họ chỉ bảo vệ đất ruộng họ mà họ từng trồng lúa từ lâu.

GĐ tập đoàn LĐ và quyền nhà ở Campuchia

Chúng tôi nghĩ rằng, Chúng tôi không hoan nghênh về việc trả tự do này vì họ phải bị tù bằng những thời gian mà Tòa án phán quyết chứ không phải trả tự do cho họ thật sự. Cho nên tôi nghĩ rằng, công dân là những người có khả năng chịu tội nhiều nhất bởi người có quyền lực và đảng phái chính trị.

Còn Giám đốc tập đoàn lao động và quyền nhà ở Campuchia thì khẳng định rằng, ông Prom Chea và bà Meas Srey là chủ đất. Ông nói, Tôi nghĩ rằng, tuy Tòa án đã phán quyết giảm án cho họ, nhưng theo chúng tôi theo dõi từ lúc bắt đầu cho đến bây giờ thì chưa thấy công bằng, bởi vì họ chỉ bảo vệ đất ruộng họ mà họ từng trồng lúa từ lâu.

Ông Son Chhay, trưởng nhóm dân biểu thuộc đảng đối lập nói với Đài Á Châu Tự Do vào chiều ngày 15 tháng 10 rằng, việc Chính phủ bắt hai người nông dân bỏ tù là rất bất công. Chính phủ không chỉ trả tự do cho hai người này, mà còn phải xin lỗi họ.

Ông Son Chhay nói, Tòa án bắt họ bỏ tù tuy nhiên không dựa vào điều khoản nào của Luật. Sau khi giam họ, có thể vì Tòa biết lỗi của mình mới quyết định trả tự do. Việc Tòa án phán quyết chỉ kết án họ bằng những thời gian được chịu tù là chuyện lạ. Thật ra, chính phủ nên xin lỗi hai người này.

prumchea-250.jpg
Ông Prom Chea và Bà Meas Srey sau khi được tuyên bố trả tự do ở Phiên tòa hôm 13 tháng 10 tại Thủ đô Phnom Penh. RFA photo/Sok Serey.

Ông còn cho biết, mặc dù hai người này được trả tự do nhưng Tòa án phán quyết vẫn giữ nguyên bản án mà Tòa sơ thẩm tuyên phạt tiền 60 triệu Riel tương đương 14,230 USD. Ông còn cho rằng, việc trả tự do cho hai người nông dân này có dấu hiệu cho thấy Chính phủ đang chịu sức ép từ Cộng đồng Quốc tế.

Nhưng ông Tith Sothea, Cố vấn chính phủ hoàng gia Campuchia cho biết rằng, Tòa án đưa ra phán quyết một cách độc lập và không chịu sức ép từ ai. Hơn nữa chính phủ cũng không xin lỗi bất cứ ai phạm Luật và phá hoại công việc Chính phủ.

Ông Tith Sothea còn nói rằng, hai người nông dân có quyền đi trồng lúa trên đất ruộng của mình, và chẳng có chính quyền nào cấm.

Theo dòng thời sự: