Những người Khmer Krom từ đồng bằng sông Cửu Long sang tị nạn chính trị bên Thái Lan, bị trục xuất về Campuchia hồi đầu tháng 12 năm ngoái. Mặt dù lãnh đạo trung ương nước này tuyên bố công nhận là công dân, nhưng chính quyền địa phương không chịu cấp giấy tờ tùy thân. Nay văn phòng Cao ủy tị nạn Liên Hiệp Quốc tại Campuchia tiếp tục từ chối cấp qui chế tị nạn chính trị cho họ.
Công dân không giấy tờ?
Họ (UNHCR) vẫn cho rằng chính phủ công nhận những người Khmer Krom là công dân rồi, cho nên không thể cấp qui chế tị nạn.
Ô. Thạch Sung
Trong số 24 người tị nạn Khmer Krom bị trục xuất từ Thái Lan qua Campuchia hồi đầu tháng 12 năm ngoái hiện chỉ còn 18 người tiếp tục xin tị nạn tại Campuchia và bị Cao ủy tị nạn Liên hiệp quốc (UNHCR) tại đây bác đơn vào ngày 3 tháng Ba vừa qua.
Những người Khmer Krom này có quê quán ở đồng bằng sông Cửu Long, từng trốn sang Thái Lan xin tị nạn chính trị, và bị cảnh sát Thái bắt trục xuất sang Campuchia. Lãnh đạo Phnom Penh tuyên bố công nhận những người này là công dân, nhưng từ chối cấp giấy tờ tùy thân để họ sống hợp pháp tại đây. Một số người tiếp tục vượt biên sang Thái Lan xin tị nạn chính trị một lần nữa. Còn lại 18 người nộp đơn xin tị nạn chính trị tại Campuchia, nhưng không được UNHCR tại đây chấp nhận.
Ông Thạch Sung, đại diện những người tị nạn này cho biết nguyên nhân mà UNHCR đưa ra để bác đơn xin tị nạn như sau:
Ông Thạch Sung: H ọ (UNHCR) vẫn cho rằng chính phủ công nhận những người Khmer Krom là công dân rồi, cho nên không thể cấp qui chế tị nạn.
Ông Thạch Sung cho biết thêm là cả 18 người Khmer Krom này chưa tìm được công ăn việc làm tại Campuchia. Hiện đang được tổ chức nhân quyền ADHOC giúp đỡ lương thực và tiền thuê nhà một tháng. Sau đó, thì chưa biết phải đi đâu.
Phát ngôn viên Bộ Nội vụ Campuchia, ông Khieu Sopheak, vẫn khẳng định rằng:
Ông Khieu Sopheak: N hững người Khmer Krom này có đủ tư cách là công dân mặt dù họ không có giấy tờ. Campuchia sẽ không trục xuất họ sang Việt Nam.
Phát ngôn viên tổ chức Liên minh Khmer Kampuchea Krom, nhà sư Thạch Bình từng chỉ trích chính phủCampuchia là bị chi phối bởi thông tin của mật vụ Việt Nam cho rằng những người Khmer Krom này đang tham gia phong trào li khai nên lập tổ chức mật để theo dõi thay vì giúp đỡ họ.
Theo dòng thời sự:
- Campuchia từ chối cấp giấy tờ cho người tị nạn Khmer Krom
- Thái Lan trục xuất 24 người tị nạn Khmer Krom sang Campuchia
- Một phụ nữ Khmer Nam Bộ chạy sang Campuchia xin tị nạn
- Người tị nạn Khmer Krom kêu gọi giúp đỡ
- Sư Tim Sakhorn xin tị nạn tại Thái Lan
- Người Khmer Krom ở An Giang, Cần Thơ khiếu kiện đòi đất