Tranh chấp thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ

Cuộc tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc thực ra rộng lớn hơn nhìêu so với những gì được chính thức công bố trong mấy ngày qua.

0:00 / 0:00

Tuy nhiên hai nước sẽ phải giải quyết ổn thoả vấn đề này vì tính cách liên lập của hai nền kinh tế, không ai muốn cùng bị tổn thất trong lúc nhu cầu phục hồi kinh tế vẫn là một ưu tiên cấp bách cho cả thế giới.

Áp lực từ 2 phía

Trên chiếc máy bay Air Force One chở Tổng thống Mỹ , chiều thứ sáu tuần qua, phát ngôn viên toà Bạch ốc Robert Gibbs giải thích với báo chí rằng quyết định của Tổng thống Obama theo đề nghị của Hội đồng thương mại quốc tế của Hoa Kỳ ITC.

Quyết định này chỉ nhằm thi hành những nguyên tắc công bằng trong lĩnh vực thương mại quốc tế, và mong Trung Quốc hiểu ra những nguyên tắc ấy:

Quyết định của Tổng thống Obama theo đề nghị của Hội đồng thương mại quốc tế của Hoa Kỳ ITC. Quyết định này chỉ nhằm thi hành những nguyên tắc công bằng trong lĩnh vực thương mại quốc tế

Ô.Robert Gibbs

Ngày hôm sau bộ thương mại Trung Quốc chỉ phản ứng bằng cách phổ biến một thông cáo chỉ trích quyết định của Mỹ. Nhưng sau những lời đả kích mạnh mẽ từ các website của Trung Quốc suốt cuối tuần qua, chiều thứ hai, Bắc Kinh tuyên bố sẽ điều tra về mặt hàng phụ tùng xe hơi và thịt gà nhập từ Mỹ, để có thể áp thuế chống phá giá và chống bảo hộ mậu dịch.

Một cựu giám đốc phân bộ Trung Quốc tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho rằng cuộc tranh chấp mậu dịch giữa hai nước sẽ bùng nổ ngoài tầm kiềm soát, lan sang địa hạt chính trị.

Cả hai chính phủ đều bị áp lực từ trong nước để phải cứng rắn hơn về ngoại thương, trong khi vẫn phải cộng tác để làm đầu tàu khắc phục cơn khủng hoảng kinh tế tài chính cho toàn thế giới cũng như cho chính mình.

Tổng thống Obama có vẻ như thực hiện lời hứa với giới công nhân và công đoàn, là sẽ áp dụng luật thương mại chặt chẽ hơn, nhất là đối với Trung Quốc. Xứ này đã trở thành nhà máy sản xuất cho toàn thế giới, trong khi Hoa Kỳ mất đi hằng triệu công việc làm ăn. Thâm hụt mậu dịch với Trung Quốc lên đến mức kỷ lục trong năm 2008: 268 tỉ đô la.

Tổng thống Obama có vẻ như thực hiện lời hứa với giới công nhân và công đoàn, là sẽ áp dụng luật thương mại chặt chẽ hơn, nhất là đối với Trung Quốc. Xứ này đã trở thành nhà máy sản xuất cho toàn thế giới, trong khi Hoa Kỳ mất đi hằng triệu công việc làm ăn.

Các website Hoa ngữ từ Trung Quốc gay gắt lên tiếng đòi Bắc Kinh phải có hành động trả đũa để cho Mỹ phải khốn đốn về tài chính, bằng cách bán ra tất cả những công trái phiếu mà Trung Quốc đã mua đầu tư.

Thực ra những hành động mới này trong quan hệ mậu dịch song phương Mỹ -Trung chỉ là do áp lực chính trị nội bộ, và là hành động khởi đầu để thăm dò phản ứng của nhau, trong khi hai chính phủ lấy điểm với người dân của mỗi nước.

Tiếp tục tranh chấp thì kinh tế hai bên đều bị tổn thất

Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ bánh xe hơi trị giá 1 tỉ 300 triệu đô la, trong khi Hoa Kỳ bán sang Trung Quốc 800 triệu đô la phụ tùng xe hơi và 376 triệu đô la thịt gà. Đó chỉ là những mảnh vụn trong kim ngạch trao đổi thương mại song phương, mà cán cân ưu thế luôn luôn nghiêng về Bắc Kinh.

Trung Quốc nhắm vào hai mặt hàng đó là nhắm vào hai ngành công nghiệp có ảnh hửơng chính trị đáng kể đối với Quốc hội và hành pháp Mỹ, hy vọng họ sẽ làm cho Tổng thống Obama bớt cường độ đối kháng với ngành thương mại Trung Quốc.

Công ty General Motors phát triển mạnh tại Trung Quốc, trong khi nông gia Mỹ luôn luôn lưu ý đòi chính phủ cho tiến mạnh vào thị trường 1 tỉ 300 triệu nhân khẩu này. Mỹ chỉ được thặng dư về mậu dịch với Trung Quốc về mặt hàng nông phẩm, trong số rất ít mặt hàng đem lại sự thặng dư như vậy.

Phòng thương mại Hoa Kỳ tại Bắc Kinh đã cảnh báo cả hai bên: càng tranh chấp thương mại thì càng khiến cả hai nền kinh tế đều bị tổn thất, trong khi cả thế giới cần những đầu tàu kinh tế như Mỹ và Trung Quốc phải thật hùng mạnh để kéo thế giới ra khỏi suy trầm,<br/>

Nguy cơ thực sự cho Trung Quốc nằm ở chỗ cuộc tranh chấp này sẽ khiến quốc tế phải suy nghĩ lại về sự lệ thuộc vào các nhà máy sản xuất của Trung Quốc, đã được gọi là cái xưởng của cả thế giới. Trung Quốc phải e ngại hành động hạn chế mậu dịch của nhiều nước khác, đang trao đổi thương mại với Trung Quốc.

Trong khi đó Bắc Kinh không thể gây hại cho Mỹ bằng các bán ra những trái phiếu họ đã mua. Trung Quốc đã tích tụ được dự trữ ngoại tệ tới 2 ngàn tỉ đô la, phần lớn là trái phiếu của Mỹ và các tài sản tính bằng đồng đô la.

Trung Quốc tích tụ được như vậy là nhờ đã in tiền yuan để mua đô la. Hành động đó làm giảm giá nhân dân tệ, khiến hàng Trung Quốc rẻ đi trên thương trường quốc tế, xuất khẩu tăng vọt lên hàng đầu thế giới, trong khi nhập khẩu giảm sút, ngoại trừ quặng kim loại và dầu khí.

Bây giờ không thể đảo ngược ưu thế đó khi ồ ạt bán ra trái phiếu đô la để làm nhân dân tệ tăng giá, giết chết ngành xuất khẩu của chính mình.

Lượng đầu tư của Trung Quốc vào trái phiếu của Mỹ lại đang chiếm tỉ lệ nhỏ hơn nhiều so với năm ngoái. Tỉ lệ tiết kiệm của dân Mỹ năm nay tăng đáng kể trong thời kỳ kinh tế suy trầm, nhiều nhà đầu tư của Mỹ và quốc tế cũng tìm nơi an toàn bằng cách đầu tư vào trái phiếu của Hoa Kỳ.

Dù sao thì, như phòng thương mại Hoa Kỳ tại Bắc Kinh đã cảnh báo cả hai bên: càng tranh chấp thương mại thì càng khiến cả hai nền kinh tế đều bị tổn thất, trong khi cả thế giới cần những đầu tàu kinh tế như Mỹ và Trung Quốc phải thật hùng mạnh để kéo thế giới ra khỏi suy trầm, tiến vào giai đoạn phục hưng kinh tế.