Câu chuyện của những công nhân Việt Nam trên đảo Samoa

Phương Anh, đặc phái viên đài RFA

Chuyện bắt đầu xảy ra vào giữa năm 2001, những người công nhân Việt nam theo hợp đồng lao động xuất khẩu đến Mỹ, làm việc tại công ty Daewoosa ở đảo Samoa, là miền đất thuộc địa của chính phủ Hoa Kỳ.

0:00 / 0:00
KilSooLee200.jpg
Ông Kil Soo Lee, chủ nhân công ty Daewoosa (Photo courtesy of fbi.gov)

Chiếu theo hợp đồng lao động, mỗi công nhân làm việc mỗi ngày 8 tiếng, được bao ăn ở và được trả lương từ 500 đến 600 đôla một tháng. Nhưng thực tế, khi đến nơi, các công nhân Việt nam đã bị đối xử rất tệ bạc. Họ không được trả lương trong nhiều tháng. Khi đòi hỏi quyền công bằng, thì bị đánh đập, bỏ đói trong nhiều ngày

Theo lời của cô Lan, một nữ nhân công của xưởng may Daewoosa kể lại những ngày kinh hòang của cô cùng với gần 250 công nhân Việt nam khác.

Tội buôn người.

Sau khi được các tổ chức thiện nguyện của cộng đồng người Việt hải ngoại tại Hoa Kỳ lên tiếng bênh vực và kêu gọi chính quyền Mỹ các cấp can thiệp, cùng với những bằng chứng hiển nhiên, cơ quan FBI và bộ Lao động Hoa Kỳ bắt đầu chú ý và cho điều tra.

Kết quả là vào ngày 28 tháng 11 năm 2001, bộ Lao Động Hoa Kỳ đã chính thức khởi tố ông Kil Soo Lee, chủ nhân công ty Daewoosa về tội buôn người, chiếu theo đạo luật Chống Buôn Người mà Hoa Kỳ đã ban hành năm 2000. Gần 250 nạn nhân là người Việt được đưa đến Hoa Kỳ để làm nhân chứng cho vụ kiện này.

Kết thúc sự vụ, tòa án Liên Bang Hoa Kỳ tuyên án ông Kil Soo Lee bị ngồi tù và công ty bị đóng cửa vĩnh viễn. Một trong số những công nhân ấy, cô Nguyễn Mai, vì quá hãi sợ trước những đe dọa thường xuyên trong trại, lại thêm người thuộc cơ quan tuyển dụng ở Việt Nam sang khuyến dụ trở về nước, đã quyết định về lại Việt Nam.

Định cư tại Hoa Kỳ

Nhưng sau một thời gian sống tại Hà Nội với bao nỗi thất vọng và cay đắng, cô đã tìm cách đến Hoa Kỳ. Từ căn phòng nhỏ trong một khu chung cư thuộc quận Arlington, thuộc bang Virginia, Phương Anh đã hỏi chuyện và được cô cho biết:

Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên.

Một nạn nhân khác tên Lan, hiện cũng đang ở Virginia, kể lại thời gian tại đảo Samoa

Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên.

Thưa quí vị và các bạn, thật là may mắn cho gần 250 nạn nhân người Việt tại đảo Samoa, vì sau khi được các tổ chức thiện nguyện của cộng đồng người Việt tại hải ngọai cùng các cơ quan của Mỹ tích cực giúp đỡ.

Giờ đây, không những những nạn nhân này được định cư vĩnh viễn mà còn được đoàn tụ cùng những người thân yêu của mình, như lời của cô Quang tâm sự

Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên.

Thưa quí thính giả, với tình trạng ngày càng có nhiều người rơi vào cạm bẫy của bọn buôn người, ngày 2 tháng 12 năm 2004 vừa qua, chính phủ Hoa Kỳ đã viện trợ 155.000 Mỹ kim cho tổ chức Quốc Tế về Di dân, gọi tắt là IOM, nhằm giúp công tác chống nạn buôn người và hòa nhập cộng đồng cho các nạn nhân Việt Nam.

Thế nhưng, hiện nay vẫn còn rất nhiều người ở Việt Nam ham muốn đi lao động xuất khẩu, như lời cô Mai cho biết

Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên.

Kết thúc tốt đẹp

Thưa quí vị, chắc hẳn quí vị và các bạn cũng đồng ý với Phương Anh rằng câu chuyện buồn của những nạn nhân tại Samoa đã kết thúc một cách vô cùng tốt đẹp bởi do lòng từ thiện của cộng đồng người Việt tại hải ngọai, cũng như sự nhân ái của chính phủ Hoa Kỳ.

Giờ đây, họ đang được sống tự do và thoải mái trên một đất nước dân chủ, đến nỗi ngay chính họ cũng không bao giờ ngờ có ngày hôm nay như lời của cô Mai

Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên.

Câu chuyện Hàng Tuần xin dừng nơi đây, Phương Anh hẹn gặp lại quí vị và các bạn vào chương trình kỳ tới cũng trên làn sóng của Đài Á Châu Tự Do.