Mộng đế quốc
Trung Quốc gây sự với tàu Mỹ thăm dò đại dương, đe doạ công ty Mỹ làm ăn trong lãnh hải Việt Nam, bắt giã ngư dân Việt đòi tiền chuộc, rồi lại có "tàu lạ" đâm bể nát tàu đánh cá Việt Nam chẳng khác gì quân hải tặc.
Trong tình huống bị áp bức này, những người lãnh đạo Việt Nam phải làm gì? Giáo sư Trần Văn Đoàn dạy học ỏ Đại Học Quốc Lập Đài Loan nêu ý kiến với thanh Quang của Đài Á Châu Tự Do.
GS Tr ần Văn Đòan: Tôi nghĩ vấn đề có nhiều lối giải thích, mà giải thích chúng ta thường thấy trong chính trị là tư tưởng đế quốc của người Trung Quốc. Và tôi xin đặt lại vấn đề này - vấn đề đế quốc của người Trung Quốc - có phải họ học theo loại đế quốc của bên Âu-Mỹ hay không?
Không phải vậy! Tư tưởng đế quốc đó nằm sẵn trong máu của người Trung Quốc ngay từ mấy ngàn năm trước, thành ra chúng ta có thể giải thích 3 vấn đề:
Văn hoá người Trung Quốc là văn hoá chiếm đất, là văn hoá đế quốc. Đế quốc Trung Quốc biểu hiện trong vấn đề chiếm đất, thành thử ra khi thế lực họ đủ mạnh như hiện nay thì họ sẽ bắt đầu chiếm đất.
GS Trần Văn Đoàn<br/>
Thứ nhất, mọi người để ý năm ngoái ở Thế Vận Hội Bắc Kinh, họ đưa ra một danh từ rất mỹ mãn như người ta thấy đó "Một thế giới - một Trung Quốc". Quan niệm đó trên nguyên tắc đúng là chỉ Trung Quốc mà thôi. Trung Quốc là gì? Tức là nước trung tâm của thế giới, nước đứng giữa trong thế giới.
Rồi họ đưa ra câu thứ hai : "Một thế giới - một giấc mơ". Cái mơ của họ là trở lại thế trung tâm của thế giới. Chúng ta quên để ý là quan niệm của họ, tư tưởng của họ luôn luôn là "cái rốn của vũ trụ". Đó là một dấu hiệu biểu lộ cái tâm linh của họ cả mấy ngàn năm.
Thứ hai, người Trung Quốc có tâm lý bá chủ và tâm lý lo sợ, lo sợ người ta chiếm đất của mình, lo sợ người ta đàn áp mình, thành thử họ theo một phương thế là "để khỏi bị người ta đàn áp mình thì mình đàn áp người ta trước".

Thành thử tâm lý người Trung Quốc là luôn luôn đi chiếm đất đai, nên bờ cõi của họ luôn luôn rộng ra chứ không bao giờ hẹp đi.
Chúng ta nghiên cứu lịch sử Trung Quốc từ thời Nhà Tần với Tần Thuỷ Hoàng về sau, tất cả mỗi triều đại bao giờ đất nước họ cũng rộng hơn, càng ngày càng xuống miền Namỏa tới miền Bắc.
Thứ ba, tất cả những chiến tranh do Trung Quốc gây ra đều do đất và nước hết, tức là do chiếm đất chứ không phải là vì vấn đề sắc tộc hay là vấn đề gì cả.
Vấn đề Tân Cương hôm nay, người Tân Cương họ nổi lên chống người Trung Quốc là gì?. Là vì người Trung Quốc trên nguyên tắc đã chiếm hết đất của Tân Cương và biến người Tân Cương thành người Trung Quốc.
Và chúng ta hiểu văn hoá người Trung Quốc là văn hoá chiếm đất, là văn hoá đế quốc. Đế quốc Trung Quốc biểu hiện trong vấn đề chiếm đất, thành thử ra khi thế lực họ đủ mạnh như hiện nay họ có thể đối đầu với nước Mỹ rổi, họ bắt các nước Âu Châu phải nghe lời họ rồi, thì họ sẽ bắt đầu chiếm đất.
Và trong tất cả những chuyện ở Việt Nam hôm nay chẳng hạn chuyện đâm tàu Việt Nam cho đến Hoàng Sa - Trường Sa, cho tới vấn đề biên giới, đó chỉ là một cách thế của người Trung Quốc để lấn đất và nói chung là để củng cố sức mạnh của người Trung Quốc mà thôi.
Việt Nam phải làm gì?
Thanh Quang : Theo Giáo S ư nh ận xét thì ph ản ứng c ủa gi ới c ầm quy ền Vi ệt Nam ra sao tr ước nh ững hành đ ộng này c ủa Trung Qu ốc?
GS Tr ần Văn Đoàn: Tôi có đọc nhiều bài báo và thấy rất nhiều người phê bình nhà nước Việt Nam trong việc bị Trung Quốc áp bức mà hình như nhà nước VN phản ứng quá nhẹ. Tôi nghĩ vấn đề đó, những phê bình đó không đúng lắm.
Một trăm năm sau tất cả người Hoa họ đến ở hết, rồi họ công bố đấy là đất của người Hoa thì lúc bầy giờ mình sẽ làm cái gì? Lúc bấy giờ tất cả Miền Bắc có lẽ gần tới Hà Nội sẽ mất hết.
GS Trần Văn Đoàn<br/>
Tôi không nói để bảo vệ nhà nước Việt Nam nhưng thực tế, chúng ta đọc lại bài học của tất cả những triều đại Việt Nam trước cả thời Vua Quang Trung. Vua Quang Trung chỉ đánh đuổi Nhà Thanh ra khỏi đất nước Việt Nam, nhưng mà đuổi được Nhà Thanh ra rồi thì cũng lại mất đất, tức là tất cả những vùng biên giới đó thì cũng lại mất đất.
Trong lịch sử mình biết là Vua Quang Trung đã có một thời muốn chiếm lại Quảng Đông và Quảng Tây, nhưng mà quên rằng đất Quảng Đông và Quảng Tây đó là đất vốn của Việt Nam trước kia, mà rồi Quang Trung chỉ nói hoặc là chỉ nghĩ đến nhưng mà không bao giờ làm.

Là vì sao? Là vì Vua Quang Trung nghĩ rằng "nếu tôi chiếm đất của anh, hôm nay có thể là tôi thắng, nhưng mà tôi thắng một lần, anh sẽ đánh tôi một trăm lần và tôi sẽ thua chín mươi chín lần, thì dại gì mà như vậy?."
Thì đấy là cái thế của chính phủ Việt Nam ngày hôm nay. Nghĩa là như thế này:
Chúng ta không có đủ lực để đối đầu. Chúng ta đối đầu một lần thì năm 1979 Trung Quốc đánh sang, mặc dù nó không công bố gì, nhưng nếu anh em về vùng Lạng Sơn thì biết là bị tàn phá cả mấy chục năm vẫn chưa gượng đầu lên được.
Thành thử bây giờ mình vẫn phải tỏ ra mình độc lập nhưng cũng một lúc mình vẫn tỏ ra "chúng tôi chỉ là đàn em thôi, chúng tôi không chiếm đất của các anh thì các anh đừng có lấn đất của chúng tôi, hay là các anh đừng có làm gì". Đấy là cái kiểu nhà nước Việt Nam bây giờ đương trong một cái thế rất hoà hoãn.
Cái thế thứ ba tôi nghĩ là làm như vậy thì cũng không hay lắm, tại vì làm như vậy có thể là làm cho người Trung Quốc cảm tưởng là "tao đã nắm được đầu mày rồi, tao muốn làm gì mày thì tao làm, mày chẳng có được cái gì, mày phải nghe lời tao suốt." Nó biến mình thành một cái chế độ của một ngàn năm đô hộ trước, nhưng mà trong cái thể chế mới mà thôi.
Thành thử tôi nghĩ rất có thể Việt Nam hay nhất là cái họ đương làm: chính sách của nhà nước là cái gì đã mất rồi thì không bao giờ đòi lại được, giống như những anh đứng bên cạnh anh Trung Quốc đã mất rồi thì đòi lại được rất khó.
Người Trung Quốc đã đọc thấy chiến lược của người Việt Nam chúng ta thành ra họ chận đánh trước. Thí dụ bây giờ họ cảnh cáo nước Mỹ hay cảnh cáo người Nhật...
GS Trần Văn Đoàn<br/>
Chỉ có mỗi cách hay nhất, cái chiến lược của mình là làm thế nào để không mất đất nữa mà thôi. Nghĩa là bây giờ làm cách nào để cắm cọc tất cả biên giới và đưa vào luật quốc tế và tất cả các nước công nhận thì lúc bấy giờ có thể bảo vệ được nước Việt Nam trong tương lai.
Còn nếu không, theo đúng chính sách của người trung Quốc, họ chẳng nói gì mà họ cứ làm, nghĩa là họ cứ lấn chiếm đất, một trăm năm sau tất cả người Hoa họ đến ở hết, rồi họ công bố đấy là đất của người Hoa thì lúc bầy giờ mình sẽ làm cái gì? Lúc bấy giờ tất cả Miền Bắc có lẽ gần tới Hà Nội sẽ mất hết.
Thanh Quang : Theo Giáo S ư, Vi ệt Nam có nên kh ẩn c ấp h ợp tác ra sao v ới khu v ực và th ế gi ới, nh ất là v ới Hoa Kỳ và Kh ối ASEAN, đ ể m ưu tìm m ột gi ải pháp qu ốc t ế nh ư th ế nào?
GS Tr ần Văn Đoàn : Vâng. Tôi nghĩ là Việt Nam đang đi vào hướng đó. Thí dụ bây giờ họ đương công tác rất mật thiết với các nước ở vùng Đông Nam Á, tức với khối ASEAN, và họ đương nối lại quan hệ rất tốt với Hoa Kỳ cũng như cả với nước Nhật và tất cả vùng đó.
Nhưng mà người Trung Quốc đã đọc thấy chiến lược của người Việt Nam chúng ta thành ra họ chận đánh trước. Thí dụ bây giờ họ cảnh cáo nước Mỹ hay cảnh cáo người Nhật, hay họ cố ý nhắm mắt để cho Bắc Hàn làm tới.
Đó là cái gì? Đó là một cái để cảnh cáo những nước kia không được đi vào, và như vậy họ đã chặn con đường của Việt Nam đi trực tiếp hoặc càng thân mật hơn với các nước khác.
Tôi thấy người Trung Quốc họ đã nhìn thấy trước cái đường chúng mình đi. Đường chúng mình đi bắt buộc phải như vậy, bây giờ nó chặn đường thì chúng ta phải làm thế nào để mở con đường cho được, thành ra cái đó là con đường mình phải đi.
Thành Quang : Cảm ơn GS Trần Văn Đoàn.
(Video: Trung Quốc bắt tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam)