Phương Anh, phóng viên đài RFA
Ở ngay tại Washington D.C, một viện bảo tàng nổi tiếng và lớn nhất thế giới, có tên là Smithsonian, với 18 nhà bảo tàng cùng 9 trung tâm nghiên cứu. Theo thống kê, mỗi năm, có khoảng gần 25 triệu du khách đến viếng thăm. Được trưng bày những hình ảnh hay triển lãm tại viện bảo tàng lớn nhất thế giới này là niềm vinh dự cũng như mơ ước của nhiều sắc dân đang sinh sống tại Hoa Kỳ.
Vào tháng 11 năm 2004, một dự án dành cho người cộng đồng người Việt, hiện đang sinh sống tại Mỹ mang tên Lịch Sử và Di Sản Người Mỹ Gốc Việt do Viện Bảo Tàng Smithsonian khởi xướng, nhằm triển lãm về lịch sử và văn hoá của người Mỹ gốc Việt cho công chúng đến xem ngay tại Washington D.C và sẽ đi đến nhiều các thành phố khác trong Hoa Kỳ.
Ngoài ra, những biến cố liên hệ về lịch sử người Việt di dân cùng những thành tựu của họ sẽ được dành riêng trên mạng của Viện Bảo Tàng Smithsonian. Mục Câu Chuyện Hàng Tuần xin dành để nói về dự án này.
Quảng bá cho cộng đồng người Việt ở hải ngoại
Để tìm hiểu dự án này bắt đầu có như thế nào, Phương Anh đã liên lạc với tiến sĩ Franklin Odo, hiện là Giám Đốc Chương Trình để biết thêm chi tiết. Ông cho hay:
“Chương trình của Smithsonian dành cho người Mỹ gốc Á Châu liên hệ chặt chẽ với nhiều sắc dân. Cách đây vài năm một nhóm người Mỹ gốc Việt là những người lãnh đạo trong cộng đồng đã họp với chúng tôi để bàn bạc xem sẽ làm điều gì đó để kỷ niệm 30 năm ngày chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Đó chính là sự khởi đầu cho dự án này hình thành. Cho đến nay, chúng tôi đã tổ chức nhiều cuộc gây quỹ và trình bày dự án này ở khắp nơi trên toàn nước Mỹ.”
Xây dựng một cuộc triển lãm trong Smithsonian, là viện bảo tàng lớn nhất thế giới. Có nhiều người trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã nổi lên như ông Đinh Việt, như anh Thái Tăng Hậu… do đó, chúng ta không phải chỉ phát triển trong cộng đồng riêng của chúng ta mà thôi, mà còn cả trong xã hội Mỹ. Do đó, mình phải trình bày cho những người Mỹ biết là người Mỹ gốc Việt đã thay đổi cả nước Mỹ nữa.
Tiến sĩ Phạm Vũ, một thanh niên trẻ lớn lên ở Hoa Kỳ, người được bổ nhiệm là Giám Đốc Dự án, thì cho biết chương trình này sẽ triển lãm về lịch sử và văn hoá liên quan đến cộng đồng người Việt từ năm 1975 đến 2005. Anh cũng cho biết mục đích của dự án:
“Xây dựng một cuộc triển lãm trong Smithsonian, là viện bảo tàng lớn nhất thế giới. Có nhiều người trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã nổi lên như ông Đinh Việt, như anh Thái Tăng Hậu… do đó, chúng ta không phải chỉ phát triển trong cộng đồng riêng của chúng ta mà thôi, mà còn cả trong xã hội Mỹ. Do đó, mình phải trình bày cho những người Mỹ biết là người Mỹ gốc Việt đã thay đổi cả nước Mỹ nữa.”
Anh Trần Ban, là một cố vấn tài chính cho một công ty ở bang Virginia, thì biết đến dự án này qua một người bạn, thế là anh tình nguyện tham gia với vai trò quảng bá cho cộng đồng Việt Nam ở khắp nơi. Được hỏi vì sao anh lại hăng hái tham gia và hy sinh thời giờ cùng vật chất cho dự án này, anh cho hay:
“Lúc tôi qua bên đây còn trẻ, những kỷ niệm lúc đi tị nạn thì không nhớ rõ, vì vậy chương trình này đối với tuổi trẻ, nhất là con cái của mình và những người sanh bên này. 30 năm đã qua, những chi tiết khi đi tị nạn đã quên đi, trong mấy năm qua, chưa có nơi nào tổ chức quan trọng như thế, nên chúng tôi mới tận tâm đứng ra kêu gọi cộng đồng, nhất là thế hệ trẻ để làm sao nuôi dưỡng những gì đã qua trong 30 năm.
Trong hai năm vừa qua, tôi đã đi Cali, Sandiego, San Jose, L A, Houston, Dalas…Cái quan trọng nhất là làm sao cho Smithsonian thấy chúng ta có sự đoàn kết, đứng ra tổ chức việc này thì họ mới giúp mình được. Có những người họ chưa bao giờ biết Smithsonian ở đâu nên họ cũng hỏi là số tiền này bỏ vào đâu, để làm gì…Nhưng trong mấy tháng qua, chương trình này đã quyên được 250,000 dollars rồi.”
Có vai trò rất lớn
Riêng với giáo sư Nguyễn Ngọc Bích có mặt từ những ngày đầu tiên trong quá trình hình thành dự án, cho Phương Anh biết về vai trò của cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ trong việc tiếp tay với Smithsonian như sau:
“Cộng đồng hải ngoại đóng một vai trò rất lớn trong việc hình thành dự án di sản người Mỹ gốc Việt ở Smithsonian. Vào tháng 11 năm 2004, Smithsonian có mời chúng tôi, một số đại diện cộng đồng người Việt đến họp và nói rằng nếu cộng đồng chúng tôi chịu khó quyên tiền góp lại để khởi đầu dự án, bắt đầu chỉ khoảng 60.000 nhưng trong vòng 5 tuần thôi.
Lúc đầu chúng tôi nhìn nhau chán ngán lắm, vì chỉ có 5 tuần thôi…Nhưng trong số đó có nhiều anh em trẻ và tôi cũng viết thông tin này trên báo đi toàn quốc, chúng tôi cũng cố gắng thử xem…Sau đó, người ta làm tổng kết, không những mình đã đạt được 60000 mà lên đến 107 nghìn dollars.
Điều đáng nói là tháng 2 vừa qua, Smithsonian đã yêu cầu làm sao gây được quỹ 1 triệu đô la để đảm bảo tiếng nói của người Việt lúc nào cũng có ở trong tất cả chương trình của Smithsonian, điều đó có nghĩa là mỗi năm, Smithsonian sẽ tổ chức từ 2 đến 3 cuộc triển lãm về đủ mọi hình thức như hội hoạ, lịch sử Việt Nam…về cuộc sống của người Việt ở trên đất Mỹ.
Cái đó là một ấn tượng rất mạnh đối với ông Franklin Odo và những người trong tổ chức Smithsonian. Điều đáng nói là tháng 2 vừa qua, Smithsonian đã yêu cầu làm sao gây được quỹ 1 triệu đô la để đảm bảo tiếng nói của người Việt lúc nào cũng có ở trong tất cả chương trình của Smithsonian, điều đó có nghĩa là mỗi năm, Smithsonian sẽ tổ chức từ 2 đến 3 cuộc triển lãm về đủ mọi hình thức như hội hoạ, lịch sử Việt Nam…về cuộc sống của người Việt ở trên đất Mỹ.
Một lần nữa, ai cũng nghi ngờ về khả năng đóng góp của người Việt nhưng trong một bữa tiệc được tổ chức để gây quỹ, thì cộng đồng Việt Nam vùng Hoa Thịnh Đốn đã phá kỷ lục, chỉ trong vòng một đêm, đã gây quỹ đến mức 253 nghìn dollars. Sau đó, trở thành sự thách thức rất lớn cho cộng đồng ở các nơi khác.
Đó là sự không thể chối cãi được của cộng đồng Việt Nam là chúng ta quan tâm đến sự hiện diện của chúng ta ở trong những chương trình của hệ thống bảo tàng lớn nhất của nhân loại. Như vậy, sự hiện diện vĩnh viễn của người Mỹ gốc Việt tất nhiên sẽ được đảm bảo. Đó là điều mà tại sao tôi cho là cộng đồng người Việt đã đóng góp vô cùng lớn lao trong dự án của Smithsoniam.”
Mục đích chính
Ông Nguyễn Thanh, chủ tịch hãng kỹ thuật NVT ở Sterling, Virginia, là người Việt Nam duy nhất được viện bảo tàng Smithsonian đề nghị là Commissioner for National Gallery Portrait Museum, cũng cho biết lý do tại sao cộng đồng người Việt lại phải đóng góp chung với viện bảo tàng Smithsonian:
“Tôi nghĩ dự án này rất quan trọng và cần thiết, không phải cho thế hệ chúng tôi mà còn thế hệ sau này nữa. Chương trình này của Smithsonian không phụ thuộc vào tiền của chính phủ đưa ra. Những chương trình thuộc về phổ biến văn hoá hay chấp nhận bản xứ thì không thuộc của chính phủ, chính phủ không bỏ tiền ra nên mình phải tự động đóng góp để đem đến và tổ chức với viện bảo tàng này. Viện bảo tàng này chỉ là môi trường cho mình trình bày và vì thế mình phải đóng góp để làm công việc đó. “
Riêng với tiến sĩ Phạm Vũ, thì cho rằng: "Mục đính chính họ đóng góp nhiều cho chương trình này là vì họ muốn lo cho thế hệ tương lai để 20 năm nữa, 50 năm nữa, 100 năm trong tương lai, thế hệ trẻ sẽ nhớ được những kinh nghiệm di dân của người Mỹ gốc Việt di dân như thế nào, cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã đóng góp trong xã hội Mỹ như thế nào."
Theo ông, dự án này cũng sẽ đem lại lợi ích vô cùng lớn lao cho cộng đồng người Việt ở Mỹ nói riêng và ở hải ngoại nói chung. Ông nói:
“Cái lợi ích đầu tiên là chúng ta sẽ không bị lãng quên. Tính cho đến bây giờ thì Smithsonian mới chỉ triển lãm hai lần về Mỹ Thuật Việt Nam, một lần năm 1961, chủ yếu về khảo cổ, mãi đến năm 1995, tức là 34 năm sau, lúc bấy giờ mới có một triển lãm mỹ thuật của các hoạ sĩ ở trong nước, và người Mỹ gốc Việt...”
Đây là một việc làm vô cùng tuyệt vời của tôi. Có rất nhiều điều thật hay của cộng đồng Việt Nam trên toàn nước Mỹ. Chúng tôi đang nôn nóng chờ ngày triển lãm và trên cả mạng điện toán nữa. Trên mạng, chúng tôi đã có những bài học về lịch sử di dân của người Mỹ gốc Việt cho các em tiểu học và trung học. Chúng tôi cũng sẽ có những kế hoạch đi triển lãm trên toàn quốc nữa.
Niềm hãnh diện
Trở lại với tiến sĩ Franklin Odo, ông cho hay, khi được làm việc với cộng đồng người Việt, ông đã học hỏi được rất nhiều và cảm thấy thật hãnh diện. Ông phát biểu: "Đây là một việc làm vô cùng tuyệt vời của tôi. Có rất nhiều điều thật hay của cộng đồng Việt Nam trên toàn nước Mỹ. Chúng tôi đang nôn nóng chờ ngày triển lãm và trên cả mạng điện toán nữa. Trên mạng, chúng tôi đã có những bài học về lịch sử di dân của người Mỹ gốc Việt cho các em tiểu học và trung học. Chúng tôi cũng sẽ có những kế hoạch đi triển lãm trên toàn quốc nữa."
Ngoài ra, ông cũng cho biết thời gian của cuộc triển lãm Lịch Sử Và Di Sản Người Mỹ Gốc Việt: Tháng giêng cho đến tháng 3 năm 2007 và sau đó sẽ đi đến những thành phố chính nơi có đông người Việt cư ngụ như Houston, San Jose, Orange County, Washington Seattle, Annapolis, Chicago, New York.
Chúng tôi hy vọng rằng mọi người sẽ nhìn thấy rằng: mặc dù hầu hết những người Việt có mặt trên đất Mỹ vì cuộc chiến tranh Đông Dương, những di sản của người Việt không phải là chỉ là chiến tranh mà còn là những giá trị lịch sử, thí dụ như những công việc của những nhà báo, phóng viên, làm việc với các tờ báo, viết tiểu thuyết, hoặc những vận động viên thể thao…
Chúng tôi mong rằng những người Mỹ gốc Việt và những người bản xứ sẽ thấy được sự lớn mạnh của cộng đồng Việt nam sau 30 năm.”
Trần Ban: "Mình đã qua đây 20 năm rồi, phần đông những người Mỹ nói tới Việt Nam, phần đông, chỉ nói tới chiến tranh Việt Nam, chương trình này sẽ cho họ biết Việt Nam không phải là chiến tranh , mà Việt Nam là những gì thành công trong mọi lãnh vực giáo dục, báo chí, kỹ sư…" Thưa quí vị và các bạn, thật là một niềm hãnh diện và vinh dự cho cộng đồng Việt Nam ở Hoa Kỳ. Rồi đây, hàng triệu du khách từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có cả những người từ trong nước, khi có dịp đến viện bảo tàng Smithsonian, họ sẽ có cơ hội để nhìn thấy tận mắt những hình ảnh hay những thước phim ghi lại lịch sử di dân của người Việt, nhất là những hình ảnh thuyền nhân Việt Nam bỏ nước ra đi với hai bàn tay trắng…
Thế mà chỉ 30 năm sau, họ đã xây dựng những khu phố khang trang như Little Sàigòn ở quận Cam, ở Houston, ở Eden- vùng Washington D.C., rồi với thế hệ di dân thứ hai, họ đã và đang tiếp tục đóng góp rất nhiều công trình cho Hoa Kỳ trong mọi lãnh vực: giáo dục, khoa học, kỹ thuật, chính trị, truyền thông… Phương Anh xin dừng nơi đây. Hẹn gặp lại quí vị và các bạn trong chương trình kỳ sau.