Hàng Không Việt Nam làm hoen ố hình ảnh đất nước

Gần đây, Hàng Không Việt Nam liên tiếp gặp nhiều điều tai tiếng do những hành vi sai trái của nhân viên trong ngành, đặc biệt là các tổ bay đường dài.

Việc nhân viên hàng không Việt Nam liên tiếp bị bắt giữ vì những tội trạng buôn lậu đã khiến dư luận đặt dấu hỏi sao một đơn vị lớn luôn có những tiếp xúc với thế giới như thế lại có thể có những vi phạm làm hoen ố hình ảnh đất nước?

Tờ Yomiuri Shimbun của Nhật Bản loan tin phi công Đặng Xuân Hợp, nhân viên của Vietnam Airlines sau khi bị cảnh sát Nhật hỏi cung đã thú nhận rằng ông ta đã nhận tiền để lén vận chuyển các hàng hoá cao cấp bị đánh cắp và mang chúng từ Nhật Bản về Việt Nam.<br/>

Đội bay Việt Nam lợi dụng quyền ưu tiên để buôn lậu

Vào đầu tháng giêng năm 2009, Tờ Yomiuri Shimbun của Nhật Bản loan tin phi công Đặng Xuân Hợp, nhân viên của Vietnam Airlines sau khi bị cảnh sát Nhật hỏi cung đã thú nhận rằng ông ta đã nhận tiền để lén vận chuyển các hàng hoá cao cấp bị đánh cắp và mang chúng từ Nhật Bản về Việt Nam.

Ông Hợp không phải là người duy nhất trong vụ án này và do đó đường dây mang hàng ăn cắp ra khỏi nước Nhật đã trở nên rắc rối và nghiêm trọng hơn. Nhật đã thành lập hẳn một ban điều tra chuyên theo dõi và nghiên cứu vấn đề này. Cơ quan cảnh sát từ nhiều thành phố như Yamaguchi, Saitama và Hyogo, đều nhận được lệnh phải theo dõi vụ án để đưa những can phạm ra xét xử trước pháp luật Nhật Bản. Truyền thông Nhật trích dẫn các lời khai nói tất cả các đồng nghiệp của phi công Đặng Xuân Hợp đều nhận tiền vận chuyển như vậy.

Cũng theo cơ quan điều tra Nhật Bản, các phi công và các tiếp viên của Vietnam Airlines thường vận chuyển các khối lượng lớn hành lý mỗi khi tới Nhật Bản. Họ lợi dụng quyền ưu tiên đối với phi hành đoàn để vận chuyển hàng ra hoặc vào nước Nhật một cách trái phép và điều này tạo ấn tượng xấu cho hải quan Nhật trước các đội bay của Việt Nam.

Vietnam Airlines đã sa thải hai tiếp viên của họ vì phát hiện những người này chuyển lậu một lượng lớn ngoại tệ vào Nhật Bản và Hàn Quốc. Hai tiếp viên này là Nguyễn Hoàng Hương Xuân và Nguyễn Quý Hiển đã thừa nhận là họ mang 300.000 đôla trong hành lý xách tay vào Hàn Quốc<br/>

Dư luận vẫn chưa quên vào năm ngoái, Vietnam Airlines đã sa thải hai tiếp viên của họ vì phát hiện những người này chuyển lậu một lượng lớn ngoại tệ vào Nhật Bản và Hàn Quốc. Hai tiếp viên này là Nguyễn Hoàng Hương Xuân và Nguyễn Quý Hiển đã thừa nhận là họ mang 300.000 đôla trong hành lý xách tay vào Hàn Quốc trên một chuyến bay mà họ là nhân viên phi hành đoàn.

Một phi công Việt Nam của Vietnam Airlines đã bị bắt tại Úc do chuyển lậu gần 4 triệu đôla Mỹ ra khỏi nước này. Số tiền này bọ nghi ngờ là do mua bán ma túy mà có. Theo điều tra cho biết chỉ trong hai năm 2005 và 2006, viên phi công này đã 17 lần mang tiền trót lọt qua các cửa sân bay để vào Úc. <br/>

Sau đó một tháng, một phi công Việt Nam của Vietnam Airlines đã bị bắt tại Úc do chuyển lậu gần 4 triệu đôla Mỹ ra khỏi nước này. Số tiền này bọ nghi ngờ là do mua bán ma túy mà có. Theo điều tra cho biết chỉ trong hai năm 2005 và 2006, viên phi công này đã 17 lần mang tiền trót lọt qua các cửa sân bay để vào Úc.

Mới đây nhất, trên một chuyến bay của Vietnam Airlines bay từ Hongkong, đáp xuống Nội Bài ngày 11/2. nhân viên an ninh phát hiện tại khu vực buồng lái của máy bay một số lượng vàng lên đến 6 ký 400gr. Số vàng này nằm dưới ghế của một phi công phụ. Trên chuyến bay, phi công chính là người Ba Lan và hai phi công phụ người Việt Nam. Tổ bay gồm 7 tiếp viên và 3 phi công của Vietnam Airlines đều bị hỏi cung và ba người có biểu hiện liên quan đã bị tạm giữ.

Một chuyến bay của Vietnam Airlines bay từ Hongkong, đáp xuống Nội Bài ngày 11/2. nhân viên an ninh phát hiện tại khu vực buồng lái của máy bay một số lượng vàng lên đến 6 ký 400gr. Số vàng này nằm dưới ghế của một phi công phụ.<br/>

Người dân mất niềm tin vào các cơ quan chính phủ

Ông Trịnh Ngọc Thành, phát ngôn nhân của Vietnam Airlines cho chúng tôi biết những tin tức có liên quan như sau:

-Chúng tôi đã có hướng xử lý và đã đình chỉ tổ bay đó để thực hiện việc kiểm tra tiếp theo rồi.Những vụ chuyển tiền, hàng lậu ra hay vào các nước do nhân viên phi hành đoàn của Vietnam Airlines thực hiện đã liên tiếp bị phát hiện và bắt giữ. Điều mà dư luận ngạc nhiên là tại sao việc buôn lậu xảy ra thường xuyên tại Vietnam Airlines? Phải chăng đồng lương của nhân viên phi hành đoàn của Vietnam Airlines quá rẻ khiến họ phải kiếm thêm tiền? Câu trả lời là không. Bởi tại VNAirlines có rất nhiều phi công người nước ngoài được thuê và được trả giá ngang hàng với những công ty hàng không khác. Nhìn việc này dưới lăng kính của một nhà văn hóa, Giáo Sư Viện Sĩ Trần Ngọc Thêm hiện là khoa trưởng của bộ môn Văn Hóa Học thuộc ĐHQG-TPHCM cho biết:

Niềm tin của người dân đối với pháp luật có vẻ bị bào mòn bởi các vụ việc tiêu cực có dính đến những quan chức cao cấp thường bị bỏ qua hay xét xử với các hình thức quá nhẹ, đã gây tâm lý ỷ lại cho người vi phạm và do đó pháp luật ngày một trở nên yếu ớt hơn.<br/>

-Ở nước nông nghiệp như nước ta truyền thống luật pháp thì nó không chặt mà chỉ là truyền thống đạo lý mà thôi. Cộng thêm luật pháp không chặt khiến người ta dễ lách luật.

Niềm tin của người dân đối với pháp luật có vẻ bị bào mòn bởi các vụ việc tiêu cực có dính đến những quan chức cao cấp thường bị bỏ qua hay xét xử với các hình thức quá nhẹ, đã gây tâm lý ỷ lại cho người vi phạm và do đó pháp luật ngày một trở nên yếu ớt hơn. Giáo Sư Trần Ngọc Thêm có cùng quan điểm như vậy khi ông nói:

-Tất nhiên những chuyện như thế là sai phạm nghiêm trọng rồi. Và những chuyện như thế thật ra nó chả từ quốc tịch nào. Vấn đề là ở truyền thống văn hóa của nước đó thì những kiểu sai phạm như thế có thường xuyên xảy ra hay không?

Dư luận cho rằng đây là lúc mà chính phủ cần làm rõ mọi vi phạm, bất kể là lớn hay nhỏ nếu có liên quan đến hình ảnh Việt Nam đối với nước ngoài. Vietnam Airlines là địa chỉ đầu tiên cần quan tâm và xử lý tới nơi tới chốn để lấy lại uy tín cho đất nước trước khi quá muộn.