CPJ báo động về quyền phát biểu và viết blog ở Việt Nam

Việt Nam đứng thứ 6 trong bảng xếp hạng top 10các quốc gia đối xử tồi tệ với bloggers nhất toàn cầu, theo báo cáo đặc biệt của Ủy ban Bảo vệ Ký giả quốc tế CPJ.

0:00 / 0:00

Trong báo cáo nhằm kêu gọi sự quan tâm của công luận quốc tế đối với các nước đàn áp tự do internet và báo chí, CPJ xếp Miến Điện đầu bảng, theo sau là Iran, Syria, Cuba, Ả Rập Saudi, Việt Nam, Tunisia, Trung Quốc, Turkmenistan, và Ai Cập.

Sự đánh giá này được quyết định dựa trên những cơ sở nào? Ủy ban sẽ làm gì để giúp các “nhà báo công dân” bảo vệ quyền tự do phát biểu ý kiến và viết blog tại Việt Nam? Đó là nội dung cuộc trao đổi giữa Trà Mi với ông Bob Dietz, điều phối viên chương trình Châu Á của CPJ.

Ông Dietz cho biết:

“Chúng tôi thu thập ý kiến của các nhân viên cộng sự và các nhóm chuyên gia về internet. Đây là một cuộc khảo sát tương đối rộng. Chúng tôi nghiên cứu các điều kiện khó khăn mà những bloggers tại nhiều quốc gia trên thế giới đang gặp phải.

Chúng tôi thăm dò đánh giá của rất nhiều chuyên gia internet không thuộc Ủy ban Bảo vệ Ký giả. Chúng tôi đưa ra bảng 8 câu hỏi để đánh giá.

Thứ nhất, quốc gia đó có cầm tù blogger hay không? Điều này dĩ nhiên Việt Nam có.

Thứ hai, blogger có bị sách nhiễu, bị phá blog, bị đe doạ, bị tấn công, hay bị trả thù hay không? Chuyện này có xảy ra ở Việt Nam.

Việt Nam luôn rập khuôn y chang như Trung Quốc, như việc nhà nước phải kiểm soát tất cả các hoạt động trên mạng internet của ngừơi dân.

Bob Dietz, CPJ

Thứ ba, blogger có cần phải tự kiểm duyệt nội dung đăng tải để tự bảo vệ mình không, tức họ có phải tránh viết lên những suy nghĩ trung thực của mình để tránh bị tai hoạ không? Đây cũng là một vấn đề tại Việt Nam.

Thứ tư, nhà nước có giới hạn việc kết nối mạng internet toàn cầu hay hạn chế sự truy cập của ngừơi dân hay không? Điều này đối với tình hình Việt Nam có phần đúng, có phần không.

Chúng tôi biết Hà Nội có ban hành nhiều điều luật cấm đoán, giới hạn quyền tíêp cận internet của ngừơi dân, nhưng đồng thời họ cũng hiểu được tầm quan trọng về mặt kinh tế-xã hội của internet đối với sự phát triển của đất nứơc.

Nghĩa là Việt Nam vừa muốn mở rộng nối mạng với toàn cầu, vừa kiểm soát chặt chẽ hoạt động này vì sợ người dân trao đổi những thông tin không có lợi cho nhà nước.

Một câu hỏi khác là blogger có bị yêu cầu đăng ký với nhà nứơc hoặc với một cơ quan cung cấp dịch vụ internet và bị buộc phải đưa tên tuổi, địa chỉ trứơc khi muốn mở blog hay không?

Theo chỗ chúng tôi biết, nhà nứơc Việt Nam từ lâu đã muốn thực thi điều này nhưng cho đến nay dường như họ vẫn chưa mấy thành công với mục tiêu đó.

Vietnam-Police-Internet-200.jpg
Công an Việt Nam theo dõi thông tin trong một quán cho thuê internet ở Hà Nội. AFP PHOTO (AFP PHOTO)

Việt Nam luôn rập khuôn y chang như Trung Quốc, như việc nhà nước phải kiểm soát tất cả các hoạt động trên mạng internet của ngừơi dân, và yêu cầu các công ty cung cấp internet hỗ trợ trong công tác truy lùng thông tin của ngừơi truy cập và báo cáo cho cơ quan chức năng nhà nứơc.

Lĩnh vực đựơc đánh giá tiếp theo là nhà nứơc có theo dõi kiểm soát công dân sử dụng internet không? Điều này hoàn toàn có thật ở Việt Nam.

Kế đến, nhà nước có sử dụng các kỹ thuật lọc chặn để khoá và kiểm duyệt internet không? Ở Việt Nam thật sự diễn ra chuyện này.

Tóm lại, chúng tôi nhận thấy vị trí thứ 6 của Việt Nam trong bảng xếp hạng 10 quốc gia đối xử tồi tệ với blogger nhất trên thế giới là xác đáng.

Trợ giúp giới bloggers Việt

Trà Mi: V i nh ng k ế t lu n đúc k ế t nh ư th ế , y ban B o v Ký gi có th làm gì h ơ n n a đ giúp gi i blogger t i Vi t Nam đ ươ ng đ u v i nh ng tr ng i đó?

Ông Bob Dietz: Thật không dễ làm dù CPJ chúng tôi luôn luôn cố gắng hỗ trợ blogger ở các nơi. Mỗi khi có trường hợp bị nhà nước sách nhiễu hay bắt bớ, chúng tôi phát động chiến dịch kêu gọi sự ủng hộ toàn cầu.

Nhưng thật ra mà nói, chính quyền Việt Nam hầu như chẳng bao giờ hồi đáp những sự quan tâm của quốc tế. Thế nhưng điều đáng mừng là chính cộng đồng internet cũng tự chia sẻ với nhau những thủ thuật để vượt qua giới hạn và sự kiểm duyệt của nhà nứơc mà không nhất thiết cần đến sự giúp đỡ của chúng tôi.

Chính quyền Việt Nam hầu như chẳng bao giờ hồi đáp những sự quan tâm của quốc tế. Thế nhưng điều đáng mừng là chính cộng đồng internet cũng tự chia sẻ với nhau những thủ thuật để vượt qua giới hạn và sự kiểm duyệt của nhà nứơc.

Bob Dietz, CPJ<br/>

Trà Mi: Nh ư ông v a nói, Vi t Nam đang yêu c u các đ i công ty cung c p internet trên th ế gi i nh ư Yahoo hay Google h tr trong công tác ki m duy t blog. CPJ có th làm gì đ can thi p vào vi c này h u b o v quy n t do bày t ý ki ế n c a công dân hay không?

Ông Bob Dietz: Có quy tắc Sáng kiến mạng toàn cầu mà chúng tôi đang tích cực tham gia, trong đó yêu cầu các công ty internet song song với việc kinh doanh, phải nâng cao trách nhiệm bảo vệ nhân quyền.

Tuy nhiên, đối với những nhà kinh doanh vì lợi nhuận thì việc này không dễ gì họ làm ngay. Họ bị nhà nước Việt Nam áp lực phải theo dõi các hoạt động trên net của ngừơi dân.

Không phải tôi muốn bào chữa thay cho họ đâu, nhưng chính bản thân họ cũng bị rắc rối nếu không hợp tác với chính quyền. Họ muốn làm ăn ở Việt Nam thì buộc phải đáp ứng các yêu sách của Hà Nội thôi.

Trà Mi: V y có cách nào khác ngăn c n nh ng nhà n ứơ c đàn áp internet nh ư Vi t Nam không đ h kh ng ch ế cu c cách m ng thông tin hay không?

Ông Bob Dietz: Chúng ta cũng cần hiểu rằng Việt Nam cũng phải tiếp tục con đường mở rộng internet để nối mạng với quốc tế thôi. Các phương pháp vượt qua sự kiểm soát sẽ tự xuất phát từ khao khát của ngừơi dân về quyền được truy cập thông tin và quyền được cất lên tiếng nói thẳng thắn.

Những ngừơi ở bên ngoài như chúng tôi sẽ cung cấp cho họ những sự hỗ trợ từ quốc tế. Điều này sẽ khích lệ cộng đồng net tại Việt Nam tìm mọi cách, không chỉ đơn thuần là để đối phó với những cản trở, mà còn để phá vỡ những bức tường ngăn chặn đó.

Trà Mi: Riêng đ i v i nh ng blogger t i Vi t Nam, theo ông, h nên làm gì đ có th vi ế t lên quan đi m cá nhân m t cách an toàn trong th i đ i thông tin này?

Opens in new window

Bạn nghĩ gì về hoạt động viết blog tại Việt Nam? Hãy gửi đến Ban Việt Ngữ ý kiến của Bạn, hoặc tham gia thảo luận tại <a href="http://www.rfavietnam.com/" target="new">Trang blog Ban Việt ngữ RFA</a>

Ông Bob Dietz: Có nhiều cách như dùng tường lửa, dấu tin nhắn, dấu những thông tin mà nhà nước cho là nhạy cảm. Có nhiều phương thức qua mặt các kỹ thuật kiểm duyệt ngăn chặn thông tin của nhà nước như dùng các địa chỉ trung gian để nguỵ trang..v..vv.

Tóm lại có rất nhiều cách để vượt thoát sự kiềm hãm, và càng ngày càng xuất hiện nhiều phương cách mới hơn.

Trà Mi: Xin chân thành c m ơ n ông đã dành cho chúng tôi cu c ph ng v n này.

------------------------------------------

Ông Bob Dietz hiện là điều phối viên chương trình Châu Á của Ủy ban Bảo vệ Ký giả CPJ trụ sở tại New York, Mỹ.