Giới luật gia nói gì sau phiên xử Phạm Thanh Nghiên

Sau bản án dành cho Cô Phạm Thanh Nghiên trong phiên xử diễn ra vào thứ Sáu 29-1-2010, giới luật sư trong và ngoài nước đã cho biết ý kiến về quá trình phiên xử và bản án quá nặng này.

0:00 / 0:00
Cô Phạm Thanh Nghiên.
Cô Phạm Thanh Nghiên.

Cô Phạm Thanh Nghiên 32 tuổi, một nhà đấu tranh dân chủ vừa bị tòa án Hải Phòng kêu án 4 năm tù, cộng 3 năm quản chế về tội “tuyên truyền chống phá nhà nước” theo điều 88 bộ luật hình sự. Ban Việt Ngữ RFA liên lạc với 2 luật sư trong và ngoài nước, từng có gần 50 năm kinh nghiệm trong ngành luật, để ghi lại nhận định của các chuyên gia này, đối với phiên tòa diễn ra hôm thứ Sáu 29-1-2010.

Xử kín?

Từ Hải Phòng, luật sư Trần Lâm, nguyên thẩm phán tòa án nhân dân tối cao Hà Nội, sau đó hành nghề luật gia giải thích rằng, không thể cấm đoán bất cứ ai vào dự khán phiên tòa, nếu không thuộc diện xét xử kín:

Trừ phiên các tòa gọi là xử kín vì có bí mật quốc gia hay thuần phong mỹ tục, là không ai được vào.

LS Trần Lâm.

“Trừ phiên các tòa gọi là xử kín vì có bí mật quốc gia hay thuần phong mỹ tục, là không ai được vào, mà đã được vào thì người ta đi chợ qua , muốn nghỉ ngơi người ta còn vào tòa án ngồi. Có khi dự vụ án một tiếng đồng hồ, người ta quay ra đi chợ rồi lại quay trở lại đó cũng được. Tòa án là nơi công cộng, thế giới đều công nhận, ai gây rối trật tự trong tòa án sẽ bị xử phạt hành chính.

Như thế không những là cha mẹ, thân nhân, mà vụ án này có tuyên bố xử kín đâu, không xử kín thì không thể có chuyện không cho ai vào. Ông đừng lấy làm băn khoăn, ở đây người ta một mình một luật, một thuyền, một nhà, thế thì người ta muốn làm gì thì người ta làm, cứ mang công ước quốc tế, luật nọ, luật kia ra, người ta không thi hành, dứt khoác là trên thực tế người ta muốn làm gì thì làm.”

Góp ý về bản án tù 4 năm và 3 năm quản chế mà tòa Hải Phòng dành cho cô Phạm Thanh Nghiên, luật sư Trần Lâm cho đó là một biện pháp răng đe, trừng phạt tất cả những ai dám công khai nói lên sự thật, nhưng xét thấy bất lợi đối với chế độ cầm quyền:

Luật sư Trần Lâm (trái) và Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang. Photo courtesy vntd.org
Luật sư Trần Lâm (trái) và Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang. Photo courtesy vntd.org

“Xử bao nhiêu thì xử, ở đây không xử theo bản thân, theo hành vi của vụ án mà lại xử theo thái độ, xem mày có chịu khuất phục hay không? Mày có ngang bướng hay không? Thì làm sao tôi nói được, ở đây người ta không có chuyện đó để hỏi. Ở các nước , người ta có khung hình phạt, xử vụ nào người ta có cái thang từ một đến bao nhiêu bậc, mỗi một bậc họ quyết định đến mức án nào, tỉ mỉ đến như thế.

Ở đây thì tôi bảo anh nghe, từ nay tôi cấm anh không được thế này, tôi bảo gì nghe nấy, bảo nhận tội mà anh nhận thì anh nhẹ, người ta có lối hành xử hoàn toàn khác với quy luật quốc tế, các vị cứ đưa quy luật quốc tế ra hỏi nhưng người ta có bài riêng cơ mà, nghe rõ chưa nào.”

Trù dập?

Tiếp lời luật sư Trần Lâm, từ thủ đô Bruxelles, vương quốc Bỉ, luật sư Lê Thị Tuyết Nga, thuộc tòa thượng thẩm Sài Gòn, vào đầu thập niên 60 phân tích về phiên xử và bản án mà cô Phạm Thanh Nghiên phải nhận lãnh khi cô công khai lên tiếng phản đối sự bất công, bênh vực lẽ phải và chống chính sách bá quyền:

Cô đã từng được giải thưởng của tổ chức nhân quyền quốc tế, điều này làm chánh quyền Việt Nam khó chịu, họ sẵn sàng trù dập đương sự khi có dịp.<br/>

LS Lê Thị Tuyết Nga.

“ Thật là đau lòng thêm một nhà yêu nước trẻ tuổi vào tù, hiện nay một mặt nhà nước Việt Nam muốn trừng trị thật nặng những người phản kháng, mặt khác không muốn cho toàn dân cũng như quốc tế biết sự phản kháng Trung Quốc của đương sự như thế nào, cho nên họ bất kể luật pháp dùng công an để che kín vụ xử, không cho bất cứ ai dù là thân nhân để biết vụ xử như thế nào, tiết lộ cho thân nhân hay hải ngoại biết.

Thật xúc động khi nghe tin cô Thanh Nghiên, một phụ nữ can đảm coi thường bạo quyền đã hành xử theo lòng yêu nước của mình, cô đã từng được giải thưởng của tổ chức nhân quyền quốc tế, điều này làm chánh quyền Việt Nam khó chịu, họ sẵn sàng trù dập đương sự khi có dịp.”

Năm rồi cô Phạm Thanh Nghiên là một trong số 37 nhân vật đấu tranh ôn hoà, thuộc 19 quốc gia được Human Rights Watch tức Tổ Chức Giám Sát Nhân Quyền, trụ sở ở New York trao tặng giải thưởng Nhân Quyền Hellman-Hammett để vinh danh những nhân vật bất đồng chính kiến bị các chế độ độc tài, toàn trị truy bức, đàn áp, giam cầm.