Việt Nam phòng chống bệnh A/H1N1

Hội Thảo Khối ASEAN mở rộng về công tác phòng chống dịch cúm H1N1 được tổ chức tại Bangkok, Thái Lan, trong hai ngày 7 và 8 tháng Năm.

Có mặt trong phái đoàn Việt Nam tham dự hội thảo, tiến sĩ Nguyễn Huy Nga, Cục Trưởng Cục Y Tế Dự Phòng, thuộc Bộ Y Tế, chia sẻ với báo chí Việt ngữ một số

Tiến sĩ Nguyễn Huy Nga, Cục Trưởng Cục Y Tế Dự Phòng, thuộc Bộ Y Tế
Tiến sĩ Nguyễn Huy Nga, Cục Trưởng Cục Y Tế Dự Phòng, thuộc Bộ Y Tế

thông tin liên quan đến tình hình phòng chống dịch cúm tại Việt Nam. Biên tập viên Thiện Giao, có mặt tại Bangkok, gởi về các thông tin sau đây.

Khi dịch cúm xảy ra, nhiều quốc gia đã đặt vấn đề kiểm soát biên giới. Dịch cúm H1N1 được nâng từ cấp báo động 4 lên 5 là do có bằng chứng lây nhiễm từ người sang người, thông qua các sinh hoạt thường nhật, tại tối thiểu 2 quốc gia.

Thông thường người ta kiểm tra người vào. Còn người ra thì những nước nghèo chưa có điều kiện kiểm soát. Ngoài ra, bộ máy y tế trong nước cũng đã kiểm soát sức khỏe người dân

Tiến sĩ Nguyễn Huy Nga

Tập trung ưu tiên kiểm soát người vào

Về vấn đề kiểm soát biên giới, nhận diện các ca lây nhiễm virut H1N1 đi qua cửa khẩu Việt Nam, tiến sĩ Nguyễn Huy Nga nói rằng “Thông thường người ta kiểm tra người vào. Còn người ra thì những nước nghèo chưa có điều kiện kiểm soát. Ngoài ra, bộ máy y tế trong nước cũng đã kiểm soát sức khỏe người dân rồi. Bên cạnh đó, chính phủ cũng khuyến cáo người đau ốm không nên đi du lịch trong giai đoạn này. Cho nên, việc kiểm tra người đi ra cũng có khó khăn cho nhiều nước. Nhưng đầu vào thì các nước đã có nỗ lực kiểm tra.”

Về vấn đề chia sẻ kinh nghiệm với các quốc gia hoặc tổ chức quốc tế, tiến sĩ Nguyễn Huy Nga nói rằng Việt Nam nghe các thảo luận trực tuyến của cơ quan Phòng Chống Dịch Bệnh Hoa Kỳ, Tổ Chức Y Tế Thế Giới, vân vân, và “thống nhất với các ý kiến của họ.”

Việt Nam nghe các thảo luận trực tuyến của cơ quan Phòng Chống Dịch Bệnh Hoa Kỳ, Tổ Chức Y Tế Thế Giới, vân vân, và “thống nhất với các ý kiến của họ.”

Tiến sĩ Nguyễn Huy Nga

Giữa lúc có nhiều ý kiến so sánh virút H1N1 hiện nay với loại virut trong cơn dịch cúm năm 1918 khiến nhiều triệu người thiệt mạng, tiến sĩ Nga nói “so sánh như vậy là rất khó.” “Năm 1918 là xa quá rồi. Lúc ấy sức khỏe con người, sức đề kháng, thông tin bệnh tật còn rất khác bây giờ. Nếu muốn so sánh, cần phải có thí nghiệm mới có thể có kết luận rõ ràng hơn.”

Về việc hợp tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh với khối ASEAN, tiến sĩ Nga cho biết, khối ASEAN mở rộng cập nhật thông tin thường xuyên, với đầu mối đặt tại Indonesia.

Rút nhiều kinh nghiệm từ trận dịch SARS năm 2003

Ông Cục Trưởng Cục Y Tế Dự Phòng của Việt Nam cũng nói rằng cơn dịch SARS năm 2003 cũng cho Việt Nam nhiều kinh nghiệm. “Hiện nay chúng tôi cũng đã có ban chỉ đạo quốc gia phòng chống cúm, chống đại dịch. Việt Nam cũng đã tăng cường ban chỉ đạo này trong nhiều năm qua. Nhà Nước đầu tư kinh phí, trang thiết bị, nhân lực, kể cả vay vốn từ Ngân Hàng Thế Giới để đầu tư. Có thể nói, từ năm 2003 đến nay, Việt Nam đã đi lên một bước mạnh mẽ trong công tác phòng chống cúm.”

Hiện nay có một số máy móc cũ có thể gặp khó khăn kỹ thuật. Việt Nam, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, đang có kế hoạch mua máy mới để thay thế máy cũ.

Tiến sĩ Nguyễn Huy Nga

Về trang thiết bị nhận diện các ca lây nhiễm virut, ông Nguyễn Huy Nga nói, máy móc trong nhiều năm qua có lúc không sử dụng đến. Hiện nay có một số máy móc cũ có thể gặp khó khăn kỹ thuật. Việt Nam, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, đang có kế hoạch mua máy mới để thay thế máy cũ.

Với thực tế là người dân Việt Nam tỏ ra khá bình tĩnh trong giai đoạn có thông tin dịch cúm, tiến sĩ Nga nói rằng “người dân bây giờ được tuyên truyền rất nhiều.” “Và họ có thể nhận thức được. Chẳng hạn, họ rất nhạy cảm với giá thịt heo lên xuống. Chứng tỏ người nông dân có theo dõi, và họ không ăn thịt heo lúc có thông tin cúm heo. Có người còn mua cả tamiflu, trang thiết bị, vân vân. Tuy nhiên, vẫn còn một số người chủ quan vẫn còn ăn tiết canh, thực phẩm không an toàn, không nấu chín, thì chúng tôi khuyến cáo mạnh mẽ là phải ăn chín, ăn sôi, rửa tay xà phòng, vân vân.”

Người dân bây giờ được tuyên truyền rất nhiều.” “Và họ có thể nhận thức được. Chẳng hạn, họ rất nhạy cảm với giá thịt heo lên xuống. Chứng tỏ người nông dân có theo dõi, và họ không ăn thịt heo lúc có thông tin cúm heo. Có người còn mua cả tamiflu, trang thiết bị, vân vân.

Tiến sĩ Nguyễn Huy Nga

Về công việc phòng chống dịch bệnh, tiến sĩ Nga cho biết chính phủ Việt Nam ngay từ ngày 25 tháng Tư, khi thông tin dịch bệnh được loan đi, đã khởi động toàn bộ hệ thống cảnh báo, và chỉ vài ngày sau, Thủ Tướng Chính Phủ có công điện yêu cầu các tỉnh, thành, sẵn sàng chống dịch tại các cửa khẩu.

Tiến Sĩ Nga nói rằng, trước kia, để đơn giản thủ tục, Việt Nam cho bỏ tờ khai sức khỏe. Nhưng nay, với thông tin dịch bệnh H1N1, tất cả các cửa khẩu đều yêu cầu khai tờ khai này. Những người vào và ra khỏi Việt Nam nếu có triệu chứng, sẽ được yêu cầu xét nghiệm.

Ủng Hộ Kho Dự Trữ Tamiflu Chung cho ASEAN

Về vấn đề dự trữ thuốc, ông Nguyễn Huy Nga nói rằng Việt Nam đồng ý công thức dự trữ “chung.” Ông nói rằng, đại dịch có thể xảy ra ở một nước, hoặc đồng loạt nhiều nước, việc dự trữ chung sẽ có lợi hơn về mặt kinh tế. “Ngoài dự trữ riêng của quốc gia, nên có dự trữ chung. Trong trường hợp không đủ thuốc, có thể kêu gọi sự giúp đỡ từ các quốc gia có tiềm lực, như Hoa Kỳ, Nhật Bản. Hiện Việt Nam đang có kho chung tại Singapore do Nhật Bản tài trợ phần lớn. Cả khối cũng đã diễn tập trong vòng 24 tiếng đồng hồ, nếu có đại dịch, thì phải thông quan.”

Hiện khối ASEAN có khoảng dự trữ 70 ngàn liều cho mỗi quốc gia, tức là tổng cộng 1 triệu liều tamiflu cho cả khối.

Chính Phủ Nhật Bản cho biết sẽ hỗ trợ thêm nếu có nhu cầu.