Bên cạnh đó, số đại biểu ngoài đảng đợt này là 20% thay vì 10% như các lần trước. Ông Lê Văn Cuông, đại biểu quốc hội khoá XII, và luật sư Trần Lâm, nguyên chánh án Toà Án tối Cao Việt Nam, giải thích thế nào về tiểu ban chỉ đạo công tác tuyên truyền phục vụ bầu cử cũng như tỷ lệ 20% đại biểu ngoài đảng.
Phải chờ thực tế
Trước hết là đại biểu quốc hội khoá XII Lê Văn Cuông:
Ông Lê Văn Cuông:
Tỷ lệ đại biểu quốc hội là người ngoài đảng thì luôn được nhà nước quan tâm và luôn được đặt ra trong các kỳ bầu cử. Nhưng trong thực tế thường con số này không đạt yêu cầu bởi những người đạt tiêu chuẩn mà nhân dân tín nhiệm thường là đảng viên đảng cộng sản Việt Nam. Mặc dù cũng có nhiều người tự ứng cử hoặc cũng được các tổ chức giới thiệu, nhưng mà khi ra Mặt Trận Tổ Quốc để làm hiệp thương cũng như khi chuẩn chi, thì chỉ đạt trên dưới 10% thôi.
<i>Tỷ lệ đại biểu quốc hội là người ngoài đảng thì luôn được nhà nước quan tâm và luôn được đặt ra trong các kỳ bầu cử. Nhưng trong thực tế thường con số này không đạt yêu cầu bởi những người đạt tiêu chuẩn mà nhân dân tín nhiệm thường là đảng viên đảng cộng sản </i> <br/>
Nhưng mà theo đề xuất của Mặt Trận Tổ Quốc cũng như cử tri thì muốn nâng tỷ lệ này lên 15 đến 20% . Tuy nhiên thực tế vẫn phải xem lại không biết là có đủ đối tượng ứng cử viên ngoài đảng đạt mục tiêu đó không. Thì cái này là đang còn phải chờ thực tế trong sự ứng cử cũng như sự giới thiệu của Mặt Trận cũng như của cử tri nữa.
RFA:
Thưa ông Lê Văn Cuông, bản tin trên mạng nói rằng tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, chủ tịch Hội Đồng Bầu Cử, quyết định thành lập Tiểu Ban Chỉ Đạo Công Tác Thông Tin Tuyên Truyền về bầu cử đại biểu quốc hội khoá XIII và bầu cử đại biểu
hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016. Khi lượt qua Tiểu Ban Chỉ Đạo Thông Tin Tuyên Truyền này, ngoài các vị thứ trưởng thì còn có những uỷ viên là tổng biên tập báo Nhân Dân, Phó tổng giám đốc Đài Truyền Hình Việt Nam, phó tổng giám đốc Đài Tiếng Nói Việt Nam, phó tổng giám đốc Thông Tấn Xã Việt Nam, phó tổng biên tập báo Quân Đội Nhân dân Việt Nam, tổng biên tập báo Hà Nội Mới, trưởng đại diện báo Sài Gòn Giải Phóng tại Hà Nội.
Thưa ông, trên nguyên tắc, báo chí tức những cơ quan truyền thông không được đứng về phe này hoặc phe kia để giữ tính khách quan và công bằng cho cuộc bầu cử đó. Phải chăng ông tổng bí thứ Nguyễn Phú Trọng muốn báo chí đóng vai trò tuyên truyền vận đồng cho quốc hội?
<i> các cơ quan thông tin đại chúng, đặc biệt báo viết, báo hình và báo nói, là những cơ quan chủ chốt phải thực hiện nhiệm vụ dựa vào chủ trương đường lối chính sách pháp luật của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, tuyên truyền cho nhân dân nắm được và thực hiện cho tốt.</i> <br/>
Ông Lê Văn Cuông:
Việt Nam thì một đảng cộng sản duy nhất lãnh đạo toàn xã hội. Từ trước đến nay, dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên Giáo cấp uỷ thì các cơ quan thông tin đại chúng, đặc biệt báo viết, báo hình và báo nói, là những cơ quan chủ chốt phải thực hiện nhiệm vụ dựa vào chủ trương đường lối chính sách pháp luật của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, tuyên truyền cho nhân dân nắm được và thực hiện cho tốt. Vấn đề này đúng với pháp luật Việt Nam và trong cái đặc thù của Việt Nam, có khi là không giống các nước nhưng cái thiết kế của Việt Nam hiện nay thì thực hiện như thế.
RFA:
Theo thiết kế đó thì liệu những cuộc bầu cử đã qua và đặc biệt cuộc bầu cử quốc hội khoá XIII sắp tới theo ông có đủ tính chất công bằng không nếu báo chí phải chịu sự chỉ đạo của đảng, Mặt Trận Tổ Quốc và Tiểu Ban Chỉ Đạo Công tác
Tuyên Truyền Bầu Cử?
Ông Lê Văn Cuông:
Vấn đề đó thì chúng tôi cũng không dám có ý kiến hoặc là bình luận, nhưng qua giám sát thì tất cả mọi hoạt động là tuân theo pháp luật. Pháp luật của Việt Nam hiện nay qui định như thế nào thì các cơ quan nhà nước và các tổ chức cũng như cá nhân phải thức hiện đúng qui định của pháp luật.
Quy luật chỉ định
Đó là giải thích của đại diện dân cử Thanh Hoá, ông Lê Văn Cuông. Cũng với những câu hỏi tương tự, luật sư Trần Lâm, nguyên chánh án Toà Tối Cao Việt Nam, nhận định về tỷ lệ 20% đại biểu ngoài đảng kỳ này:
LS. Trần Lâm:
Hội Đồng Quốc Hội có bàn thì nói là 20 thì chắc người ta đề nghị như thế. Ở Việt Nam thì các vị biết rằng cái gì cũng phải có ý kiến của Bộ Chính Trị, cái đó tôi chưa dám đảm bảo rằng đúng 20%. Cũng có dư luận nói 20% thế là ít vì còn có thể là nhiều hơn. Riêng tôi thì tôi suy nghĩ thế này: bao nhiêu phần trăm chưa phải là vấn đề quyết định mà 20% ấy là những người như thế nào? Ai đứng ra? Bởi vì các nước thì có đa đảng và người ta cử người ra tranh cử, thì tự nhiên nó có phản biện nó có đa phương. Chứ còn ở mình thì chưa nói rõ nhưng người ấy do ai đưa ra.
<i>bao nhiêu phần trăm chưa phải là vấn đề quyết định mà 20% ấy là những người như thế nào? Ai đứng ra? Bởi vì các nước thì có đa đảng và người ta cử người ra tranh cử, thì tự nhiên nó có phản biện nó có đa phương. Chứ còn ở mình thì chưa nói rõ nhưng người ấy do ai đưa ra.</i> <br/>
Mà bây giờ thì có một dư luận nho nhỏ rằng những người tự ứng cử là tự đánh bóng tên tuổi mình, mà người ta tìm cách người ta không cho thì làm sao? Cho nên hiện nay thì cái việc đó theo tôi biết thì tôi cũng chưa dám khẳng định rằng cái đó kết luận là bao nhiêu. Tôi thấy cũng nhùng nhằng lắm, một người dân thường tự họ ra thì họ ngại lắm, anh là thế nào mà ra, ai đưa ra bây giờ nào. Tự nhiên tôi mà làm một cái đơn ứng cử đã chắc được chưa? Cũng còn nhiều chuyện lắm…
RFA:
Trên nguyên tắc trong các cuộc bầu cử thì báo chí và phóng viên phải đóng vai trò khách quan. Báo chí chỉ đưa tin mà thôi. Bây giờ với số đông là những lãnh đạo các cơ quan truyền thông từ báo nói đến báo viết và báo hình, vào làm uỷ viên trong Tiểu Ban Chỉ Đạo Công Tác Tuyên Truyền Bầu Cử, phải chăng báo chí đã mất đi vai trò khách quan trung thực?
LS. Trần Lâm:
Hỏi thế thì không đúng với tình hình Việt Nam đâu. Nói rằng đại biểu của dân là phải có một tổ chức thực sự của nhân dân giới thiệu thì mới khách quan vô tư để tranh cử để làm cái nhiệm vụ đối với dân. Chứ đây là chỉ định ra thì gọi
là cho nó có thôi cho nó vui vẻ thôi chứ còn thực chất của nó thì cũng thế thôi.
<i>bây giờ chính phủ gồm những ai thì đảng đã chỉ định rồi. Thế rồi bầu cử thì 20% danh nghĩa anh là người không phải đảng viên, mà thực ra là đảng chọn anh chứ có phải tự anh đứng ra anh được đâu.</i> <br/>
Cũng như bây giờ chính phủ gồm những ai thì đảng đã chỉ định rồi. Thế rồi bầu cử thì 20% danh nghĩa anh là người không phải đảng viên, mà thực ra là đảng chọn anh chứ có phải tự anh đứng ra anh được đâu. Các nước người ta là đa đảng , người ta nhiều thành phần, tự do người ta ra, hậu thuẩn là đảng của họ tổ chức của họ, hội hè của họ, họ đại diện cho một số người. Chứ còn mình thì khác. Các bạn ở nước ngoài các bạn cứ biết theo cái dân chủ đa nguyên ở nước các bạn đang ở, các bạn nói ở Việt Nam cũng phải làm như vậy. Nhưng mà hai cái gốc nó khác nhau, một gốc là đa nguyên một gốc là toàn trị, so sánh với nhau thì làm sao mà gặp nhau được. Các bạn nên nhớ nó cũng có một phần hình thức, rồi trên cơ sở hình thức này thì người ta tranh luận thì nó cũng tiến lên một tí tẹo thôi, chứ còn làm sao mà đúng với tinh thần bầu cử ở các nước có truyền thống ? Ở một số nước toàn trị người ta đưa con cái người ta vào còn được mà mình mang ra so sánh làm sao?
<i>Cái khẩu hiệu ấy thì đã dùng từ khi có quốc hội rồi. Cái gì cũng phải an toàn cái gì cũng phải tốt đẹp cái gì cũng phải công bằng cái gì cũng phải hợp lý. Đấy là cách nói và bao giờ người ta cũng phải nói như thế. </i> <br/>
RFA
: Xin được hỏi thêm luật sư Trần Lâm, vào ngày 2 tháng Ba, báo Người Lao Động chạy bản tin có tựa đề: “Triển Khai Công Tác Bầu Cử Đúng Luật, Tuyệt Đối An Toàn, Dân Chủ”. Đó là cam kết của tổng bí thư đảng cũng là chủ tịch quốc hội Nguyễn Phú Trọng. Ông nghĩ thế nào về cam kết này?
LS. Trần Lâm:
Cái khẩu hiệu ấy thì đã dùng từ khi có quốc hội rồi. Cái gì cũng phải an toàn cái gì cũng phải tốt đẹp cái gì cũng phải công bằng cái gì cũng phải hợp lý. Đấy là cách nói và bao giờ người ta cũng phải nói như thế. Như đi đám cưới thì cũng phải chúc mừng như thế nào chứ, có công thức của nó rồi, phải chức mừng mà làm như tốt đẹp vô cùng chứ bên trong chắc gì đã như vậy chưa? Huống chi một cái việc toàn trị thì người ta phải trình bày nó đẹp như thế . Chứ còn các vị bắt người ta nói thế nào thì phải thi hành như thế thì tôi nghĩ các vị cũng hơi hẹp hòi.
-Thưa luật sư Trần Lâm, cám ơn những nhận xét, ý kiến cũng như các thông tin mà ông vừa cho chúng tôi và thính giả của RFA biết. Chính những thông tin trung thực hai phía này đã giúp cho thính giả biết thêm những khác biệt giữa hai thể chế dân chủ giữa Việt Nam và các nước. Xin được cám ơn ông.
Theo dòng thời sự:
- Đã đến lúc cải cách thể chế chính trị ở Việt Nam?
- Thành phần nhân sự mới của Bộ Chính Trị Đảng CSVN?
- Việt nam có cần đa đảng?
- Thực trạng trong chủ trương "cải cách hành chánh"
- Đâu là ý kiến đóng góp các đảng viên lão thành?
- Giấc mơ tư pháp độc lập
- ĐCS VN trung thành thể chế độc đảng
- Kỳ vọng của giới trẻ trước Đại hội Đảng
- Mô hình tập trung quyền lực