Để cùng nhau ôn lại lịch sử liên quan tới cuộc chiến, nhất là chuyến đi của Tổng thống Nixon đến Trung Quốc cách nay gần 40 năm, nơi đó hai bên Mỹ - Trung đã ra Thông cáo Thượng Hải và rồi Hiệp định Paris được ký kết, dẫn đến việc Hoa Kỳ rút quân khỏi Việt Nam và tiếp theo là sự sụp đổ của Sài Gòn 35 năm trước.
Quan điểm thay đổi
Như chúng ta đã biết, thuyết domino về Chủ nghĩa Cộng sản có từ thời Tổng thống Eisenhower. Thuyết này cho rằng khi phong trào cộng sản ở Trung Quốc thành công, nếu Hoa kỳ không can thiệp để phe cộng sản ở Bắc Việt chiếm miền Nam Việt Nam, sẽ làm cho các nước Đông Dương khác rơi vào tay cộng sản, đe dọa các nước còn lại trong khu vực như: Malaysia, Philippines, Nhật Bản, Úc...
Nếu Trung Quốc không phải là nước cộng sản, chúng ta đã không có chiến tranh ở Triều Tiên. Nếu Trung Quốc không phải là nước cộng sản, chúng ta không có cuộc chiến ở Đông Dương.
Tổng thống Nixon
Ông Richard Nixon là người ủng hộ thuyết domino và là một trong những nhân vật nổi tiếng chống cộng. Đó là một trong những lý do ông được chọn làm ứng cử viên phó Tổng thống, đứng trong liên danh với ông Eisenhower, ứng cử viên Tổng thống, và liên danh này đã đắc cử.
Trong thập niên 50s, khi còn là Phó Tổng thống, ông Nixon đã từng lên tiếng phản đối Trung Quốc mạnh mẽ, vì nước này là cộng sản. Ông đã nói: "Chúng ta có thể thấy Trung Quốc là nguyên nhân cơ bản của tất cả mọi rắc rối của chúng ta ở châu Á. Nếu Trung Quốc không phải là nước cộng sản, chúng ta đã không có chiến tranh ở Triều Tiên. Nếu Trung Quốc không phải là nước cộng sản, chúng ta không có cuộc chiến ở Đông Dương".
Thế nhưng, năm 1969, khi trở thành Tổng thống, ông Nixon đã thay đổi chính sách về cộng sản. Có lẽ do sức ép của người dân Mỹ muốn kết thúc chiến tranh Việt Nam, cũng như nhận thức của Hoa Kỳ về giá trị chiến lược trong việc cải thiện mối quan hệ với Trung Quốc, đã làm cho cho Tổng thống Nixon thay đổi. Trong một thông điệp gửi đến người dân Mỹ liên quan tới chiến tranh Việt Nam, ngày 7 tháng 4 năm 1971, Tổng thống Nixon đã nói:
"Vấn đề rất đơn giản đó là như thế này: chúng ta sẽ rời khỏi Việt Nam theo cách mà - bởi những hành động của chính chúng ta - cố ý chuyển giao đất nước cho những người Cộng sản? Hay là chúng ta sẽ rời khỏi theo cách, cho người miền Nam Việt Nam một cơ hội hợp lý để tồn tại như là những người tự do? Kế hoạch của tôi sẽ chấm dứt sự tham gia của người Mỹ theo cách sẽ cung cấp cho miền Nam cơ hội đó. Và một kế hoạch khác sẽ kết thúc nó một cách vội vàng và trao chiến thắng cho những người Cộng sản".
Và chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Nixon năm 1972, đã giúp Hoa Kỳ chấm dứt sự tham gia trong chiến tranh Việt Nam, theo một trong hai cách mà Tổng thống Nixon đã đưa ra, cũng có thể không phải là cách mà Tổng thống Nixon, Hoa Kỳ và nhiều người Việt mong đợi. Thế nhưng chuyến đi này của Tổng thống Nixon đã đã làm thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu cũng như lập ra một trật tự thế giới mới.
Trung - Mỹ bắt tay?
Cũng xin nhắc lại rằng, do có những mâu thuẫn với Liên Xô, một nước XHCN anh em của Trung Quốc, và nhất là sau lần đụng độ quân sự ở biên giới giữa hai nước hồi tháng 8 năm 1969, dẫn đến việc Liên Xô đưa ra các kế hoạch chi tiết cho một cuộc tấn công hạt nhân vào Trung Quốc, nên Mao Trạch Đông lo ngại và muốn tìm một sự hòa giải với Hoa Kỳ để Trung Quốc rảnh tay mà đối phó với Liên Xô.
Phía Hoa Kỳ cũng muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc, giúp kết thúc chiến tranh Việt Nam, cuộc chiến đã gây chia rẽ nước Mỹ, nên tháng 7 năm 1971, ông Nixon đã phái ông Henry Kissinger, Cố vấn An ninh Quốc gia, bí mật đến Trung Quốc để sắp xếp cho chuyến viếng thăm của Tổng thống Nixon đến nước này. Và rồi cả thế giới đã bị sốc khi biết rằng Tổng thống Hoa Kỳ có ý định đến thăm Trung Quốc vào năm sau, 1972.
Là chúng ta sẽ rời khỏi theo cách, cho người miền Nam Việt Nam một cơ hội hợp lý để tồn tại như là những người tự do?
Tổng thống Nixon
Mặc dù Trung Quốc rất muốn thiết lập quan hệ với Hoa Kỳ với lý do đã nêu trên, thế nhưng Trung Quốc cũng muốn ông Nixon phải bày tỏ trong tuyên bố của mình rằng, Tổng thống Hoa Kỳ “rất thèm” được đến thăm Trung Quốc, và rằng Trung Quốc rất “độ lượng” khi để ông Nixon đến thăm. Trong một lần trả lời phỏng vấn, ông Nixon nói:
"Tuyên bố bây giờ tôi phải đọc, đang được ban hành ở Bắc Kinh cũng như ở Hoa Kỳ rằng: Được biết Tổng thống Nixon đã bày tỏ mong muốn đến thăm nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Thủ tướng Chu Ân Lai, thay mặt Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, mở lời mời Tổng thống Nixon đến thăm Trung Quốc vào một ngày thích hợp trước tháng 5 năm 1972. Tổng thống Nixon đã nhận lời với niềm hân hạnh".
Thông cáo Thượng Hải
Trước chuyến đi của Tổng thống Nixon là chuyến đi của ông Kissinger đến Trung Quốc vào mùa hè năm 1971, tại đó ông Kissinger cũng đã cùng với ông Chu Ân Lai, Thủ tướng Trung Quốc, đưa ra bản thảo về Thông cáo Thượng Hải. Hai bên đã nhận ra rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc có nhiều điểm không thể thỏa hiệp, cho nên Chu Ân Lai đề nghị lập một bản thông cáo không chính thức và hai bên chấp nhận những điểm bất đồng, mỗi bên nêu rõ quan điểm của mình trong các phần riêng biệt khi cần thiết.
Và sau đó, tuần lễ cuối cùng của tháng 2 năm 1972, một chuyến viếng thăm lịch sử kéo dài một tuần của Tổng thống Nixon ở Trung Quốc. Vào ngày cuối cùng của chuyến viếng thăm này, ngày 28 tháng 2, tại Thượng Hải, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã ban hành một thông cáo chung, còn gọi là Thông cáo Thượng Hải.
Những điểm chính trong thông cáo Thượng Hải là, hai nước cam kết đi đến bình thường hóa, sẽ cùng nhau hợp tác trao đổi trên nhiều lĩnh vực, Hoa Kỳ công nhận Đài Loan là một bộ phận của Trung Quốc và hai bên cam kết giải quyết vấn đề Đông Dương trong đó có chiến tranh Việt Nam.
Trong thông cáo cũng có một đoạn "ám chỉ" Liên Xô khi tuyên bố rằng, hai quốc gia Hoa Kỳ và Trung Quốc "không nước nào được phép tìm kiếm quyền bá chủ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và mỗi nước chống lại các nỗ lực của bất kỳ nước nào hoặc nhóm các nước khác nhằm thiết lập quyền bá chủ".
Một trong những điểm chính đã nêu trong Thông cáo Thượng Hải là quan điểm của hai nước về sự có mặt của quân đội Hoa Kỳ ở Đông Dương, trong đó có Việt Nam. Thông cáo nêu rõ, phía Trung Quốc ủng hộ hoàn toàn “Đề nghị 7 điểm” của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, do bà Nguyễn Thị Bình đưa ra trong lần đàm phán ngày 1 tháng 7 năm 1971.
Trong “Đề nghị 7 điểm” này, bà Bình kêu gọi Mỹ đưa ra thời hạn rút toàn bộ lực lượng Hoa Kỳ khỏi miền Nam và xóa bỏ chính phủ Việt Nam Cộng hòa của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
Và rồi, như mọi người đều biết, Hiệp định Paris đã được ký gần một năm sau đó. Chiến tranh Việt Nam cũng đã kết thúc cách nay 35 năm, như là một thỏa thuận giữa các nước lớn với nhau.
Theo dòng thời sự:
- Đâu rồi lợi thế 35 năm?
- Nông dân sau 35 năm "đổi đời"?
- Ảnh của Trần Khiêm: Một khía cạnh khác trong sự kiện "Giải Phóng Miền Nam"
- Đổi mới lần 2 ở nông thôn
- Việt Nam sau 35 năm chiến tranh kết thúc
- Hội thảo của giới trẻ về hiện tình đất nước
- 35 năm sau, những chiến binh cả 2 miền Nam-Bắc
- Ảnh hưởng của chất da cam, 35 năm sau chiến tranh
- Giới trẻ với ngày 30/4
- Mốc lịch sử 30-4-1975 và những kỳ vọng cho đất nước
- Chuyện chưa kể của người lái trực thăng di tản