Bùi Tín - Việt Long
Trận chiến biên giới Việt Trung diễn ra cách nay đúng 28 năm. Hôm nay là ngày mà những chiến sĩ anh hùng chiến đấu và hy sinh bảo vệ tổ quốc phải được tưởng niệm long trọng trên cả nước. Nhưng trong mối quan hệ ngoại giao đầy tế nhị giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay, việc đó khó lòng diễn ra.
Giở lại trang lịch sử để nhắc nhớ những tấm gương anh hùng ấy, đồng thời tìm hiểu xem liệu Việt Nam có thể học được bài học lịch sử nào chăng, là mục đích loạt bài phỏng vấn của Việt-Long với cựu đại tá Bùi Tín của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Ông Bùi Tín là cựu phó tổng biên tập báo Nhân dân của đảng Cộng sản, tổng biên tập báo Quân đội nhân dân chủ nhật, và là một đảng viên cao cấp của đảng Cộng sản Việt Nam, từng tham dự nhiều buổi họp tại bộ Tổng Tham Mưu vào thời gian đó.
Ông hiện sinh sống và làm việc tại Pháp. Mời quý vị nghe tiếp bài thứ hai trong loạt phỏng vấn này.
Tổn thất nhân mạng
Việt Long: Trong cuộc phỏng vấn trước, cựu đại tá QĐNDVN Bùi Tín kể lại cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979 với những nguyên nhân gần và xa, cùng diễn tiến cuộc chiến. Ông Bùi Tín đã nói đến đoạn khi quân Trung Quốc rút lui, họ tàn phá tất cả những nơi họ đã tạm chiếm, tàn phá một cách ghê gớm.
Hôm nay bước sang phần trao đổi về hậu quả của cuộc chiến, câu hỏi của Việt-Long là hành động tàn phá đó là chủ trương của Bắc Kinh đưa ra hay là vì đám quân xâm lược mang bản chất tàn bạo mà tàn phá như vậy?
Không tính hết được, nhưng mà kể ra thì phía Trung Quốc toàn là binh lính, thì theo thống kê lúc bấy giờ là 12 nghìn bị chết. Phía Việt Nam không thống kê hết nhưng cũng không nhiều lắm vì người ta chạy vào rừng núi, trốn được nhiều.
Bùi Tín: Theo lệnh của Đặng Tiểu Bình là đánh đến đâu phá tan đến đấy, ngay từ ngày đầu tiên. Nhất là khi nó rút vào 10 ngày cuối, nó không để sót một cái soong, cái nồi, cái giường, và từng thứơc đường sắt cùng mấy trăm cầu nó phá sạch hết. Phá tan tất cả những nhà máy mà của Trung Quốc giúp, không còn vết tích.
Có nhiều nhà máy abatít, nhà máy khai thác măng gan do Trung Quốc giúp xây dựng, mỗi tỉnh còn có nhà máy làm máy kéo, sửa chữa ô tô, nhà máy gốm, nhà máy gang thép nhỏ, rồi những nhà máy địa phương... đều bị phá tan hết, đến nỗi không còn một cái nhà cửa nào, dinh thự nào còn nguyên vẹn cả.
Việt Long: Thế còn tổn thất nhân mạng của hai lực lượng Trung Quốc và Việt Nam thì như thế nào?
Bùi Tín: Không tính hết được, nhưng mà kể ra thì phía Trung Quốc toàn là binh lính, thì theo thống kê lúc bấy giờ là 12 nghìn bị chết.
Phía Việt Nam không thống kê hết nhưng cũng không nhiều lắm vì người ta chạy vào rừng núi, trốn được nhiều. Còn những trận đánh công khai mà hai bên dùng cối, đại bác, xe tăng bắn từ xa, thì nhiều hơn những trận giáp chiến.
Việt Long: Những trận dùng đến xe tăng đại bác diễn ra ở đâu và trong khoảng thời gian nào?
Bùi Tín: Nhiều nhất là ở Lạng Sơn, Cao Bằng, vì bên này cho rằng Lạng Sơn thẳng về Hà Nội rất nguy hiểm. Nhưng những trận đấu xe tăng không có nhiều.
Tổn thất của phía Việt Nam ở Cambodia
Việt Long: Sau khi trận chiến biên giới mà đã giảng hoà rồi thì hậu quả còn lan sang tận sang Cambodia, có đúng vậy không?
Bùi Tín: Sau chiến tranh một tháng ở biên giới phía bằc thì cụôc chiến tranh vẫn còn tiếp tục (ở Cambodia). Mà tôi phải nói rằng thực chất đó là cuộc chiến tranh với Trung Quốc mà họ đã tiến hành bằng con đường nuôi dưỡng Khmer Đỏ. Càng đánh nó càng mạnh lên là do vũ khí và chỉ huy của Trung Quốc.
Báo cáo công khai chính thức mà tôi được nghe bộ Tổng tham Mưu báo cáo cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp, là trong chín năm đó quân ta bị chết mất 52 nghìn quân. Số bị thương phần lớn cụt một chân, hai chân, phần lớn là thanh niên Nam bộ, là 200 nghìn thương binh.
Lúc đó sứ quán Trung Quốc ở Bangkok trở thành cơ sở hậu cần và chỉ huy, để cho Khmer Đỏ có thể kéo dài đến gần 10 năm trời. Cuối cùng phía Việt Nam cũng phải rút quân, trong khi Khmer Đỏ vẫn còn thế lực rất mạnh của nó, vì đụng đến vấn đề dân tộc thôi. Có thể nói đó là cuộc chiến tranh chống Trung Quốc kéo dài trong 10 năm, đằng sau Khmer Đỏ là Trung Quốc chứ không ai khác.
Việt Long: Tổn thất của phía Việt Nam ở Cambodia là bao nhiêu quân?
Bùi Tín: Báo cáo công khai chính thức mà tôi được nghe bộ Tổng tham Mưu báo cáo cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp, là trong chín năm đó quân ta bị chết mất 52 nghìn quân. Số bị thương phần lớn cụt một chân, hai chân, phần lớn là thanh niên Nam bộ, là 200 nghìn thương binh.
Tôi cũng nhiều lần đi trên máy báy AN-24 của Liên Xô, hằng tuần, để chở những anh em bị thương nặng ở Cam Bốt, ở Phnom Pênh về Sài Gòn trong thời kỳ đó.
Đau đớn lắm. Vì đó toàn là những thanh niên trai tráng khoẻ mạnh, huấn luyện rất qua loa, đến một chiến trường rất bỡ ngỡ, ở miền tây Cam Bốt kéo dài từ Prey Vihir, đến Battambang, Xiem Reap
Hậu quả
Việt Long: Bây giờ là 28 năm sau trận chiến biên giới Việt Trung 1979, ông thấy nó đã để lại những hậu quả thế nào về chính trị và lịch sử?
Bùi Tín: Bên này thì vẫn nói là chiến thắng, không mất đất, vì bên kia phải rút mà... Mình thiệt hại rất nhiều, nhân dân chết nhiều, tài sản mất cũng nhiều. Các nhà máy, những gì xây dựng từ mấy chục năm đều tan hoang hết. Tổn thất về vật chất và nhân lực của mình vẫn nhiều hơn là phía Trung Quốc.
Việt Long: Đó là hậu quả về nhân lực và kinh tế. Sau đó thì hậu quả chính trị như thế nào?
Đặng Tiểu Bình bốn lần lên nói rõ, kể tội Việt Nam là ăn cháo đái bát, vô ơn bạc nghĩa, đưa ra con số đã từng viện trợ Việt Nam 20 tỉ đô la. Món nợ này là món nợ xương máu, phải dạy cho một bài học là không còn tinh thần quốc tế vô sản gì cả...vv... Nó nói nó dạy bài học này phải là bài học đau nhớ đời.
Bùi Tín: Đặng Tiểu Bình bốn lần lên nói rõ, kể tội Việt Nam là ăn cháo đái bát, vô ơn bạc nghĩa, đưa ra con số đã từng viện trợ Việt Nam 20 tỉ đô la. Món nợ này là món nợ xương máu, phải dạy cho một bài học là không còn tinh thần quốc tế vô sản gì cả...vv... Nó nói nó dạy bài học này phải là bài học đau nhớ đời.
Việt Long: Còn hậu quả về lãnh thổ thì như thế nào?
Bùi Tín: Nó đã lợi dụng thời kỳ 30 ngày chiến tranh đó để vác tất cả những trụ biên giới xẽ dịch về phía ta. Có thể nói là có 300 trụ thì gần 100 trụ không còn gì nữa. Hơn 100 trụ nữa thì nó dịch về phía ta. Chính do đó mà sau này vịec thương lượng về biên giới trên đất liền năm 1999 thì không biết thực sự là mất bao nhiêu.
Một số anh em trong nước tính ra thì mất chừng trên 700 cây số vuông, nhưng mà đây là nó đã xê dịch mất rồi. Sau khi đó thì nó dùng cái cớ từ thời kỳ trước, là làm đường xe lửa, cho xâm canh xâm cư, rồi làm cầu... để mà lấn sang, như là Bản Giốc, như là vùng ở Lào Kay, và Hà Giang... là cứ nhích đi 500 thước, xa là 2 cây số...
Việt Long: Sau khi hai bên đã giảng hoà thì Trung Quốc có trả lại Việt Nam một phần lãnh thổ nào không?
Bùi Tín: Theo như tôi được hỉêu thì bị lấn đi suốt cả giải đó, lấn đi rất nhiều. Bởi vì tâm lý của dân ở vùng biên giới của ta là dân dân tộc nhưng mà nói tiếng Trung Quốc nhiều hơn là tiếng Việt Nam.
Hai nữa là họ được Trung Quốc viện trợ nhiều hơn, thế là được thuyết phục thì nó (họ) cũng muốn là người Trung Quốc hơn là là người Việt Nam, (như thế) có lợi hơn.
Cho nên nó (Trung Quốc) lợi dụng tâm lý đó mà nó lấn, và những người địa phưong cũng không có ý thức bảo vệ từng tấc đất của tổ quốc đâu. Chính cái đó là cái thế yếu của cánh bộ ngoại giao trong thời kỳ thương lượng, cánh của Đỗ Mười và Lê Đức Anh cử sang, rồi cả thời kỳ Lê Khả Phiệu, là quá yếu, không cãi cho được.
Nhất là không huy động được công luận, do đó mà để mất khá nhiều đất đai. Đó là sự thật mà ở trong nước, ngay ở bộ ngoại giao họ cũng có dư luận như thế.
Thưa quý thính giả. Trong bài tiếp theo và cũng là bài cuối của loạt phỏng vấn này, quý vị sẽ nghe khi Việt Long tìm hiểu thêm thì cựu Đại tá Bùi Tín cũng trình bày thêm về việc mất đất không phải chỉ như vừa rồi, mà còn dai dẳng đến mãi hơn sáu năm sau.
Đồng thời cuộc trao đổi cũng nói đến bài học lịch sử có thể rút ra từ cuộc chiến tranh biên giới 1979. Mong quý vị đón nghe.
Theo dòng câu chuyện:
- Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979, bài học nào cho Việt Nam (phần 3)
- Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979, bài học nào cho Việt Nam (phần 1)
Thông tin trên mạng:
- Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979
- Wikipedia: Sino – Vietnamese War
- Answers.com: Sino–Vietnamese War