Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
Theo nhận định từ một bài báo được tải lên mạng VN Economy trong nước, hơn ba năm sau khi nghị quyết 37 của Bộ Chính Trị liên quan đến chính sách đối với Việt kiều hải ngoại, y Việt nam vẫn chưa có một cơ chế cụ thể để hấp dẫn được chất xám từ bên ngoài.

Bài báo cho rằng dù có nhiều cuộc hội thảo hay vận động để làm rõ chính sách thu hút trí thức hải ngoại về đóng góp cho đất nước, nhưng nếu nhìn kỹ thì quanh đi quẩn vẫn lại những điều đã nói rồi trong lúc rào cản trí thức hải ngoại chính là sự quan liêu.
Do thiếu thông tin
Thanh Trúc ghi nhận ý kiến của ông Trần Trọng Toàn, phó chủ tịch Ủy Ban Người Việt Nước Ngoài thuộc Bộ Ngoại Giao, và ông Phan Thành, chủ tịch Hiệp Hội Doanh Nghiệp Nước Ngoài tại Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ông Trần Trọng Toàn: Về một mặt nào đó thì cũng đúng. Cái đó phản ánh sự lúng túng của các bộ ngành.. Vì trong nước rất muốn thu hút trí tuệ và kinh nghiệm của kiều bào ta ở bên ngoài. Nhưng mà đôi khi mình không có được những chương trình những dự án cụ thể để mà thu hút sự đóng góp của kiều bào.
Muốn thu hút được thì phải biết là trí thức thì trí thức trong lãnh vực nào. Thí dụ như là công nghệ cao mà công nghệ cao là công nghệ gì? Công nghê Nano, công nghệ vũ trụ, công nghệ hàng không, công nghệ hải dương vân vân…
Không phải là cứ thu hút chung chung mà phải có những lĩnh vực làm việc cụ thể, những dự án những chương trình cụ thể để chọn cho đúng trí thức kiều bào đúng trong lãnh vực đó ngành nghề đó. Thì cái này trong nước mình còn đang lúng túng mình chưa đề ra được những cái dự án cái chương trình nó thật sự thích hợp.
Về một mặt nào đó thì cũng đúng. Cái đó phản ánh sự lúng túng của các bộ ngành.. Vì trong nước rất muốn thu hút trí tuệ và kinh nghiệm của kiều bào ta ở bên ngoài. Nhưng mà đôi khi mình không có được những chương trình những dự án cụ thể để mà thu hút sự đóng góp của kiều bào.
Kể cả những cơ chế là phối hợp giữa các bộ ngành ra làm sao mình cũng chưa tìm được đúng những điểm để huy động một cách tốt nhất cái sự đóng góp có hiệu quả của trí thức kiều bào.
Thanh Trúc: Thế còn nói về cái sức cản khó hiểu từ một số cơ quan trong nước thì câu trả lời rằng đó là sự quan liêu?
Ông Trần Trọng Toàn: Nếu mà nói là quan liêu để không tạo ra được qui chế thu hút kiều bào thì cái đấy nó không đúng đâu mà cái chính là mình chưa nghĩ ra được những sáng kiến hay chưa nghĩ ra được những cái như tôi nói là những chương trình dự án cụ thể.
Cái này thì nó có thể là do thiếu thông tin, có thể là do hạn chế cái sự nhìn nhận của mình. Nhiều khi mình cũng đang lúng túng, chứ còn cái sức cản về mặt quan liêu ở đâu đó thì cũng có thể là một phần nào nhưng không phải là nguyên nhân chính.
Thanh Trúc: Giải pháp cụ thể trước mắt để khắc phục những cái gọi là làm cho Việt kiều cảm thấy đó là rào cản đó là khó khăn phải chăng là một chính sách thông thóang hơn, bước tiến nhanh hơn hay là như thế nào?
Ông Trần Trọng Toàn: Về chính sách thì thực sự ra đã có một sự thông thoáng rất là lớn, nhất là từ khi có nghị quyết 36 về chương trình hành động của chính phủ và các bộ ngành để làm sao thu hút một cách hiệu quả nhất sự đóng góp của bà con bên ngoài. Vì trong nước cũng quan niệm đấy là nguồn đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Theo tôi bây giờ cần nghiên cứu thật là cụ thể, nói là kiều bào có nhiều tiềm năng về công nghệ cao thì cũng phải biết được đấy là những ngành công nghệ gì và ở trong nước cái yêu cầu nó đến mức độ nào, ở các nước người ta đã phát triển đến mức độ nào rồi, mình cần đi tiếp vào những hướng nào. Thế rồi có thể tranh thủ cái sự hỗ trợ cho kiều bào trong những cái quan hệ của ta về mặt kinh tế thương mại đầu tư.
Với các nước ở bên ngoài thì cũng phải biết Việt kiều nào có thế mạnh trong những lĩnh vực gì. Tức là phải biết chi tiết đến từng trí thức kiều bào một, biết từng cái lĩnh vực công tác của các vị đó, biết những dự án gì những chương trình gì hiệu quả nhất. Thứ hai là ở trong nước sẽ phải làm tốt hơn cái công tác phối hợp giữa các bộ các ngành, xác định được cái lĩnh vực tốt nhất hiệu quả nhất.
Nhà nước đánh giá rất là rõ cái vai trò và khả năng đóng góp của kiều bào. Mình cần phải cải tiến trong thời gian tới. Chứ còn về chính sách thỉ đã mở ra khá là thông thoáng và không có sự phân biệt đối xử gì.
Tôi nhận thấy vấn đề trí thức Việt kiều như thế này: Có một trở ngại đó là các anh em trí thức mà về đây rất muốn làm việc nhưng mà phải có cái thù lao thích đáng, mà Việt Nam chưa có chánh sách trả thù lao cao lương bổng cao, và chính sách đối với kiều bào trí thức thì thật ra giờ phút này nó chưa rõ ràng. Đa số anh em về đây đâu ai muốn về mà đi làm với lương ít hơn hoặc làm ở một cái chỗ mà không đàng hoàng như ở nước ngoài.
Thế nhưng mà so với yêu cầu là vẫn còn phải làm tốt hơn nữa. Đất nước mở cửa phát triển thì cái yêu cầu hội nhập quốc tế càng ngày càng cao lên, phải nghĩ ra những công việc mới để làm sao mà thu hút được sự đóng góp sự hướng về quê hương đất nước, sự tham gia của kiều bào vào trong sự phát triển đất nước. Do đó mà mình không bao giờ thỏa mãn với cái mình đã làm.
Thù lao chưa thích đáng
Cũng với những câu hỏi tương tự, ông Phan Thành, chủ tịch Hiệp Hội Doanh Nghiệp Người Việt Nam Ở Nước Ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh, trả lời:
Ông Phan Thành: Tôi nhận thấy vấn đề trí thức Việt kiều như thế này: Có một trở ngại đó là các anh em trí thức mà về đây rất muốn làm việc nhưng mà phải có cái thù lao thích đáng, mà Việt Nam chưa có chánh sách trả thù lao cao lương bổng cao, và chính sách đối với kiều bào trí thức thì thật ra giờ phút này nó chưa rõ ràng. Đa số anh em về đây đâu ai muốn về mà đi làm với lương ít hơn hoặc làm ở một cái chỗ mà không đàng hoàng như ở nước ngoài.
Có hai việc, có hai vế: một là đóng góp thực sự không màng đến chuyện lương bổng lớn hay chỗ ở chỗ ăn. Còn nếu về đi làm thì thực sự thì về Việt Nam bây giờ rất là khó tại vì Việt Nam bây giờ không thể trả anh lương cao được. Bằng lương nước ngoài thì Việt Nam không trả nỗi.
Trừ một số anh em nghĩ hưu bên kia, lớn tuổi rồi, về đây thì nhà nước sẳn sang hổ trợ việc làm ở chỗ nào đó. Nhưng mà anh em về thường thường muốn làm giám đốc hay là cái lớn gì đó thì rất là khó.
Ngoại trừ một vài dự án mà nhà nước cần đến chất xám, thí dụ một cái như là anh Nguyễn Chánh Khê, giám đốc một trung tâm lớn của Việt Nam, lương của anh cao. Trường hợp đó thì có nhưng thực ra cũng không nhiều tự vì chưa có cái gì rõ ràng trong cái chánh sách cho Việt kiều làm trả lương cao. Tôi thấy cái lấn cấn giữa hai bên là chưa có sự rõ ràng cụ thể.
Thanh Trúc: Còn một vấn đề được báo trong nước nêu lên là trí thức Viêt kiều về đây làm việc có một cái lấn cấn khác mà họ vấp phải, đó là những sức cản gọi là khó hiểu từ một số cơ quan trong nước, sức cản đó chính là sự quan liêu.
Ông Phan Thành: Đúng luôn. Đến một cái đơn vị chỗ nào đó thì vẫn còn những cản trở như thế. Cái hành chánh của mình không phải chỉ cản trở Việt kiều không, cái hành chánh này cũng cản trở những người trong nước luôn.
Thành ra đúng là cái hành chánh này cần phải cải tiến cần phải thay đổi, tự vì hành chánh Việt Nam vẫn còn rườm rà vẫn còn cản trở bước tiến của kinh tế trong nước nói chung và người Việt Nam trong nước cũng như người Việt Nam nước ngoài chứ không riêng gì một cái đơn vị nào.
Hành chánh này nó kéo theo, có khi cộng thêm cơ quan ban ngành nữa hoặc những suy nghĩ cá nhân. Cái điều này không tránh khỏi. Hoặc là cái định kiến của cả hai bên. Thứ nhất người Việt nước ngoài nhìn cũng định kiến mà trong nước thì cũng có định kiến. Hai cái này cũng phải thay đổi. Cái thay đổi này cũng từng bước chứ không thể nào nhanh được.
Tôi nghĩ trong thời gian tới nhà nước phải thay đổi lớn về chánh sách không chỉ đối với người Việt Nam nước ngoài mà chánh sách àhnh chính của mình cũng phải thay đổi.
Thanh Trúc: Theo ý kiến xây dựng của ông thì liệu có một giải pháp để giảm bớt những cái rào cản cho trí thức Việt kiều.
Ông Phan Thành: Muốn giảm rào cản thì nhà nước phải nới rộng hành chánh ra, làm cho rõ ràng hơn thông thoáng hơn. Phải đưa thông tư nghị định xuống cho rõ ràng đến các địa phương, cho các anh chị em công chức hiểu rõ thêm về chính sách để thực hiện cho tốt. Chính cái hành chánh này cũng là cái rào cản, chính cái hành chánh này cần phải thay đổi rộng rãi.
Cái thứ hau nữa là phía Việt kiều cũng phải nhìn đất nước mình nó nhẹ nhàng hơn, một cái nhìn không còn định kiến nữa. . Tức là hai bên cùng phải thông cảm với nhau . Định kiến này là phải cần hai bên, hai bên vẫn còn chưa hiểu, chưa quên được quá khứ của mình.
Về tiềm năng của hơn hai triệu người ở nước ngoài, Việt Nam liệt kê ra các thành phần như 300.000 trí thức đủ các ngành nghề, kể cả lãnh vực kỹ thuật cao. Nói một cách khác, con số trí thức Việt Kiều được phân ra từng khu vực quốc tế hay từng quốc gia như 150.000 ở Hoa Kỳ, 40.000 tại Pháp, 4000 tại Nga và các nước Đông Âu.