Chiến tranh Việt Nam trong mắt thông dịch viên của phái đoàn Ba Lan

0:00 / 0:00

Tôn Vân Anh, đặc phái viên RFA từ Ba Lan

“Khi hai con voi húc nhau thì cỏ dưới chân chúng nát bét”, đó là nhận xét của một quan sát viên người Ba Lan, ông Marek Szopski, có mặt tại Việt Nam nửa năm sau khi Hiệp định Pari được ký kết. Trong vai trò thông dịch viên trong phái đoàn Ba Lan thuộc Uỷ ban quốc tế kiểm soát và giám sát hiệp định Paris, ông có mặt tại Nam Việt Nam trong vòng một năm, từ tháng 11 năm 1973.

RichardNixon150.jpg
Tổng thống Richard Nixon. Photo courtesy Wikipedia.

Với nhiệm vụ theo dõi quá trình rút quân của Mỹ khỏi Việt Nam đồng thời giám sát việc tuân thủ lệnh ngừng bắn, Uỷ Ban có mặt tại miền Nam Việt Nam rồi dần dần phải thu hẹp địa phận họat động khi chiến trận ngày càng gay go.

Ông Marek Szopski là tiến sĩ, hiện giảng dạy tại trường Đại Học Tổng Hợp Warszawa, chuyên ngành truyền thông, xã hội học và Anh ngữ học. Sau 34 năm kể từ khi ông có mặt tại Việt Nam, khi Hiệp định Pari được kí kết đánh dấu giai đoạn đầu của kết cục bi thảm cho chiến tranh Việt Nam, ông tiếp chuyện với đài Á Châu Tự Do và kể lại những gì ông ghi nhận được tại miền Nam Việt Nam 34 năm trước.

Vân Anh: Thưa, bằng cách nào ông có mặt trong Uỷ ban quốc tế kiểm soát và giám sát hiệp định Paris và nhiệm vụ của Ban điều hòa lúc đó là gì, thưa ông?

Ông Marek Szopski: Uỷ ban có mặt tại Việt Nam vào năm 1973, có nhiệm vụ theo dõi quá trình rút quân của Mỹ theo hiệp định Pari. Ban quy tụ đại diện hai phía của cuộc chiến tranh lạnh đang diễn ra khi đó.

Phía được gọi là thế giới tự do có đại diện là Canada và Iran, phía tường thành Đông Âu có đại diện là Ba Lan và Hung-ga-ri. Ngôn ngữ chính thức trong Ban là tiếng Anh. Bởi Ban bao gồm quân đội, mà quân đội Ba Lan khi đó không có đủ số lượng thông dịch viên mặc quân phục sử dụng Anh ngữ nên họ đành phải tìm dân thường ,và thế là tôi trở thành thông dịch viên của ủy ban.

Vân Anh: Vậy có bao nhiêu người từ Ba Lan khi đó sang Việt Nam để đại diện cho Ủy Ban và số lượng thành viên của bốn nước có đồng đều không thưa ông?

Nhiệm vụ của Uỷ Ban khi đó là kiểm soát ngừng bắn thể theo kết quả của hiệp định Paris đưa khủng hoảng chiến tranh tới hòa bình, để việc ngừng bắn được thực thi. Thế nhưng bắn phá liên tiếp xảy ra.

Ông Marek Szopski: Bởi con số các địa điểm cần sự có mặt của Uỷ Ban không phải nhỏ nên số lượng thành viên tham gia vào Ban cũng phải tương đương. Nếu tôi nhớ không nhầm thì Ban phải có mặt ở tổng cộng khoảng 60 điểm tại Nam Việt Nam, chưa kể các điểm chủ đạo khác. Mỗi nước khi đó gửi một phái đoàn lên tới 400 người phân phối ở các điểm, mỗi điểm cần ít nhất một thông dịch viên, tổng cộng có 60 thông dịch viên thường trực.

Nhiệm vụ của uỷ ban

Vân Anh: Thế Ban đã đảm trách nhiệm vụ của mình như thế nào? Đã hoàn thành nhiệm vụ của mình hay không?

Ông Marek Szopski: Nhiệm vụ của Uỷ Ban khi đó là kiểm soát ngừng bắn thể theo kết quả của hiệp định Paris đưa khủng hoảng chiến tranh tới hòa bình, để việc ngừng bắn được thực thi. Thế nhưng bắn phá liên tiếp xảy ra.

Cùng lúc đó, các phía liên tục nộp đơn khiếu nại vi phạm ngừng bắn tới Ban, mà Ban chỉ có thể phán xét khiếu nại khi có đủ 4 phiếu đồng thuận trong khối đại diện của mình. Không khó để suy ra, rằng chẳng bao giờ khối đại diện đi tới đồng thuận cả. Hễ bên này đưa ra khiếu nại thì có đại diện bên kia trong Ban gạt bỏ không màng xét. Thế là hầu hết các khiếu nại vi phạm ngừng bắn chẳng bao giờ đi đến kết quả nào cả.

Vân Anh: Thế vì sao Ban đã rút khỏi Việt Nam sau một năm hoạt động? Có phải vì thời hạn làm việc kết thúc?

HenryKissinger-200.jpg
Ngoại trưởng Henry Kissinger đang nghe báo cáo về tình hình miền Nam Việt Nam ngày 29-4-1975. Photo courtesy Wikipedia.

Ông Marek Szopski: Không có thời hạn cụ thể cho sự có mặt của Ban. Ban phải rút đi khi các toán quân quân đội Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ Bắc Việt tràn vào. Ban phải rút lui khi Nam Việt Nam bị đẩy vào tình trạng là một chính thể không được công nhận.

Vân Anh: Trở lại những ngày đầu khi ông tới Việt Nam. Vậy ông đã có những ghi nhận gì trong cuộc sống và tâm trạng xã hội Việt Nam khi đó?

Ông Marek Szopski: Uỷ ban quốc tế kiểm soát và giám sát phải có mặt ở nhiều nơi tại Nam Việt Nam và nhiệm vụ của Ban là vậy nhưng sau nhiều biến cố trong đó có cả dịch bệnh, Ban đã thu hẹp tầm họat động và cuối cùng chỉ có mặt tại những nơi mà chính phủ miền Nam Việt Nam kiểm soát.

Ngoài công việc trong Ban, tôi có một số liên hệ không mang tính chính thức với dân thường. Nói chung người dân khi đó rất hoang mang, họ cho rằng một khi Mỹ đã rút quân thì chính quyền Miền Nam sẽ không cầm cự được trước bước tiến của quân đội Bắc Việt. Tuy vậy có vẻ như người ta không nghĩ rằng Nam Việt Nam chỉ cầm cự được hai năm.

Cuộc sống của người dân

Tôi chỉ dám nói về những người tôi có cơ hội được tiếp xúc. Họ khiển trách chính quyền Việt Nam Cộng Hòa không làm tròn cương vị của một chính quyền, họ khiển trách tham nhũng và bất công hoành hành, họ biết chắc rằng một chính quyền như vậy thì không đủ khả năng đối đầu với lực lượng quân đội do Hà Nội chỉ đạo với quyết tâm chinh phục miền Nam.

Vân Anh: Thế người dân ở miền Nam họ có bằng cách nào đó tìm lời giải thích hoặc hợp lý hóa tình trạng quân đội Bắc Việt sẽ chiếm đóng miền Nam trong tương lai?

Ông Marek Szopski: Tôi chỉ dám nói về những người tôi có cơ hội được tiếp xúc. Họ khiển trách chính quyền Việt Nam Cộng Hòa không làm tròn cương vị của một chính quyền, họ khiển trách tham nhũng và bất công hoành hành, họ biết chắc rằng một chính quyền như vậy thì không đủ khả năng đối đầu với lực lượng quân đội do Hà Nội chỉ đạo với quyết tâm chinh phục miền Nam.

Nhiều người có vẻ như biết vận mệnh gì đang chờ mình phía trước. Để nói về tâm trạng trong nước Việt Nam khi đó, có thể dùng hình ảnh ví von mà người Việt Nam thường so sánh: khi hai con voi húc nhau thì cỏ dưới chân chúng thế nào cũng nát bét. Việt Nam là gương phản chiếu của chiến tranh lạnh trên thế giới diễn ra khi đó.

Vân Anh: Vậy cuộc sống của người dân thế nào? Họ điều chỉnh cuộc sống của mình ra sao? Có thể họ có những bước chuẩn bị cho tương lai không mấy sáng sủa đó?

Ông Marek Szopski: Ồ, nếu nói về khía cạnh cuộc sống thì phải công nhận người Việt Nam có khả năng phi thường trong việc thích nghi với những điều kiện sống khó khăn nhất, từ những hạ tầng xã hội thấp nhất, từ bản làng xa xôi nhỏ bé đã phải gánh chịu nhiều khủng hỏang chiến tranh kéo dài hàng chục năm...

Thật là kì lạ, rằng người ta vẫn tổ chức cuộc sống bình thường nhất có thể, vẫn đi học, có cả trường đại học, diện mạo bên ngòai vẫn được duy trì bình thường để như quên đi, rằng tình hình đang ngày càng bi đát và rằng người dân đang nằm trong lòng cuộc chiến.

Vân Anh: Cảm ơn ông rất nhiều!