Người Việt ở Tiệp

Năm 1981, báo cáo chính thức số người Việt hiện đang sinh sống tại Tiệp Khắc là khoảng 30 ngàn người, hiện nay là khoảng 60 ngàn. Nhưng theo những người sống lâu năm ở Tiệp thì con số thực sự có thể lên đến 80 ngàn người.

Hiện trạng

Cộng đồng người Việt ở Tiệp không có các thuyền nhân vượt biên sang rồi định cư, mà chỉ có hai lớp người là những người đi du học, học nghề, đi lao động xuất khẩu từ những năm 50 cho đến năm 1989 khi chế độ cộng sản sụp đổ tại Tiệp Khắc, và những người ra đi theo nhiều con đường khác nhau như được người thân bảo lãnh, đi theo giấy phép kinh doanh hoặc đi lao động mấy năm sau này.

Trong các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa cũ, chính quyền Tiệp Khắc khá là ưu ái đối với cộng đồng Việt, việc làm giấy tờ hợp thức hoá cũng tương đối dễ dàng nên hầu hết người Việt ở Tiệp có giấy tờ hợp pháp.

Lớp người thứ nhất sống ở Tiệp khá lâu nên ổn định, nếu là sinh viên đi du học hoặc đi học nghể trước đây rồi ở lại thì mức độ hội nhập tương đối tốt vì biết ngôn ngữ.

Lớp người thứ hai có hai dạng. Giai đoạn từ những năm 1990 cho đến 2005 đa số được gia đình bảo lãnh sang đoàn tụ hoặc đi sang với giấy phép kinh doanh. Hầu hết ra chợ buôn bán nhỏ, hoặc mở các của hàng ăn, làm dịch vụ các loại.

Từ năm 2006 đến nay lại có thêm những đợt người đi lao động xuất khẩu do nhu cầu của các công ty, hãng xưởng tại Tiệp, họ muốn thuê công nhân nước ngoài như công nhân người Việt để có thể trả mức lương thấp hơn mức lương phải trả cho người bản xứ.

Dù ra chợ buôn bán lẻ hay làm công nhân, lớp người thứ hai đa số không giỏi tiếng Tiệp, không hội nhập với xã hội Tiệp, chỉ sống khép kín trong cộng đồng với nhau.

Trong các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa cũ, chính quyền Tiệp Khắc khá là ưu ái đối với cộng đồng Việt, việc làm giấy tờ hợp thức hoá cũng tương đối dễ dàng nên hầu hết người Việt ở Tiệp có giấy tờ hợp pháp.

Cũng như khu chợ Đồng Xuân tại Berlin, nếu đi giữa khu chợ HKH hoặc Sapa tại Praha sẽ có cảm giác chẳng khác nào đang đi giữa một cái chợ lớn ở Việt Nam.

Khu chợ Sapa lớn hơn khu chợ HKH, có gần 1.700 gian hàng đủ các mặt hàng, từ quần áo, giày dép, túi xách, đồ chơi cho đến đủ loại dịch vụ để phục vụ cho cộng đồng người Việt, từ quán ăn, tiệm cắt tóc, trang điểm, dịch vụ giấy tờ, phòng khám răng, phòng khám bệnh của bác sĩ…

Chúng tôi ghé vào phòng khám bệnh của bác sĩ Nghĩa trong khu chợ, căn phòng nhỏ xíu, trông chẳng lấy gì làm sạch sẽ, ông bác sĩ thì đã lớn tuổi.

Ông nói với chúng tôi chữa ba cái bệnh cảm, ho…bán bài viên thuôc thì làm sao sống nổi. Chủ yếu ở đây là tôi chữa bênh lậu, bệnh lây nhiễm do quan hệ cho các cô đấy chứ.

Tôi tò mò hỏi số người bị bệnh như thế có nhiều không, thì ông cho biết là cũng nhiều.

Tôi lại hỏi về tình trạng những người làm gái, ông trả lời, giọng vẫn hết sức bình thường:“Có chứ. Nhưng không có chuyện đứng ngoài đường như gái Tây đâu. Mà kín đáo hơn, như ở trong một số tiệm cắt tóc, karaoke chẳng hạn.”

Anh bạn đi cùng nháy mắt với tôi rồi làm ra vẻ quan tâm, muốn hỏi số điện thoại của các cô. Ông lục lục trong cuốn sổ cũ, ngần ngừ bảo để quên ở nhà rồi chỉ một anh chàng ngồi trong một gian hàng ở gần đó, bảo anh chàng đó biết nhiều cô như vậy lắm.

Bác Sĩ Nghĩa tại chợ Sapa, Praha
Bác Sĩ Nghĩa tại chợ Sapa, Praha (Photo Nhật Hiên, RFA)

Để cho ông cảm thấy tin tưởng hơn, tôi liền rút ra ngoài, mặc cho anh bạn đi cùng khéo léo tìm cách lấy số điện thoại của các cô. Một lúc anh ra, có lấy được một số điện thoại của một cô thật và cũng gọi cho cô vờ bảo tối muốn gặp cô, nhưng sau đó thì chúng tôi phải đi tiếp nhiều việc khác nên không tiếp tục khai thác chuyện các cô gái được.

Trong một khu nhà trọ nằm tại khu công nghiệp Plzen( Plzen là một thành phố nằm cách Praha khoảng nửa giờ đi xe hơi) có khoảng 200 công nhân Việt Nam cả nam và nữ đang trọ tại đây.

Khi chúng tôi đến khu nhà trọ, mọi người đang chuẩn bị cho bữa cơm chiều. Tại các nhà bếp tập thể của mỗi tầng, nhiều người đang nấu nướng, mùi thức ăn dậy lên.

Những khó khăn

Chúng tôi hỏi chuyện các anh Nguyễn Văn Toàn-nhà ở phường Bến Thủy, thành phố Vinh; anh Lê Đức Quý ở Hưng Yên; anh Hồ Ngọc Lương, ở Quảng Bình; anh Trần Xuân Thống ở Quảng Ninh; anh Nguyễn Hồng Nguyên ở Quảng Bình.

Các anh đều sang Tiệp bằng con đường xuất khẩu lao động thông qua những công ty môi giới lao động khác nhạu tại Việt Nam và đến Tiệp vào tháng 4. 2009, riêng anh Lương sang tháng 5.2009. Cả năm người đều đang làm việc cho nhà máy lắp ráp điện tử TATUNG của Đài Loan.

Những người lao động đa số ra đi từ tỉnh lẻ , chưa có những nhận thức tối thiểu về cuộc sống bên này, không biết luật pháp, thậm chí có những người không biết ký tên vào hợp đồng lao động. Chính vì thế, những người này phải phụ thuộc vào những người môi giới, cò mồi. <br/>

Cô Eva, người Tiệp

Riêng nhà máy này hiện nay có khoảng 300 công nhân người Việt. Mỗi người để có thể ra đi đều phải đóng một số tiền cho công ty môi giới lao động, nhẹ thì khoảng 6000, 8000USD, nhiều thì lên đến 12.000, 15.000.

Hầu hết là gia đình đều không khá giả gì nên phải đi vay ngân hàng, khi sang được đến đây ai cũng cõng một số nợ từ 8,90 triệu lên đến 120, 150 triệu.

Kể ra, nếu công việc được làm đều đặn thì với lương tháng khoảng 1000,1200 USD mỗi tháng các anh cũng có thể để dành ra khoảng 300 USD gửi về nuôi gia đình và trả nợ dần dần.

Cuộc sống thì ngày nào cũng đi làm, tối về mệt lại lăn ra ngủ, cùng lắm là mở ti-vi xem bóng đá hay đọc tờ báo An Ninh thế giới, báo Công An của Việt Nam, cuối tuần có được nghỉ cũng chỉ quanh quẩn trong nhà trọ, ngủ bù hoặc đánh bài cho vui với anh em, sang đây đã lâu mà chả ai dám đi chơi đâu vì tốn tiền.

Nhưng đó là khi nhà máy có việc, còn có những khi nhà máy không có việc, các anh phải thất nghiệp dăm bảy tháng là chuyện thường. Và trong thời gian thất nghiệp thì các anh phải chạy ngược chạy xuôi kiếm bất cứ cộng việc gì để làm, từ đi làm thợ phụ xây dựng cho đến đi trồng rừng.

Nhớ nhà, nhớ gia đình vợ con nhưng chuyện về thăm một chuyến là chuyện xa vời. Ai cũng nung nấu trong lòng ý nghĩ ráng làm kiếm tiền, trả nợ xong lận lưng một ít vốn rồi mới trở về.

Chị em phụ nữ ở trọ cùng khu cũng có chung một hoàn cảnh và những nỗi niềm như vậy, nhưng là phụ nữ thì dường như bao giờ nỗi khó khăn cũng nặng nề hơn.

Nhìn vợ chồng anh Thái, chị Hằng khộng ai nghĩ là họ đang sống ở một nước châu Âu từ nhiều năm nay. Trông họ vẫn y như bao nhiêu nông dân khác ở quê nhà. Thực sự thì họ vẫn đang tiếp tục là nông dân,với mảnh đất trồng đủ loại rau cung cấp cho các cửa hàng rau quả của người Việt và cả người Tiệp trong vùng.

Với giọng nói mang âm hưởng của một vùng nông thôn miền Bắc, thỉnh thoảng lại dừng lại làm một hơi thuốc lào trong cái điếu cày chắc là ở Việt Nam gửi qua, anh Thái tiếp chuyện chúng tôi. Anh cho biết, công việc làm nông trồng rau trông vậy mà vẫn thoải mái hơn đi làm công cho người ta, một năm thật ra cũng chỉ trồng được có mấy tháng còn cả mùa đông là chịu thua.

Niềm tự hào của hai vợ chồng là cậu con trai đang học ngành Y, cái nghề có lẽ cũng là mơ ước của cả người cha-vốn từng theo đuổi ngành trung cấp thú y trước kia.

Eva Pechova là một cô gái người Tiệp khắc nhưng lại quan tâm nhiều đến cộng đồng người Việt tại nước này. Cô học khoa Triết Đại học Tổng hợp trong đó có học môn Việt Nam học. Luận văn tốt nghiệp của cô là về Tết Nguyên đán ở Việt Nam.

Sau này cô lại là một trong những người thành lập Câu lạc bộ Hà Nội tại Praha vào năm 2003, tuyên truyền về văn hóa Việt Nam, tổ chức những cuộc hội thảo về đất nước con người Việt Nam cũng như tư vấn giúp đỡ người lao động Việt Nam, cộng đồng người nước ngoài lớn thứ ba tại Tiệp khắc sau Slovakia và Ucraina nhưng hai cộng đồng trên thì hầu như không có vấn đề gì vì Slovakia và Tiệp trước đây là một liên bang đến năm 90 mới tách ra, còn người Ucraina chỉ sang kiếm việc chứ không định cư lâu dài và ngôn ngữ cũng gần với Tiệp.

Nhớ nhà, nhớ gia đình vợ con nhưng chuyện về thăm một chuyến là chuyện xa vời. Ai cũng nung nấu trong lòng ý nghĩ ráng làm kiếm tiền, trả nợ xong lận lưng một ít vốn rồi mới trở về.<br/>

Còn cộng đồng người Việt trong con mắt của Eva có nhiều điều cần phải tìm hiểu hơn. Tôi hỏi theo Eva, những vấn đề của người lao động Việt Nam nhất là lớp người mới sang là gì. Cô trả lời:“Thứ nhất là về nợ nần, kinh tế. Thứ hai là giới hạn ngôn ngữ. Thứ ba tình cảm gia đình.

Những người lao động đa số ra đi từ tỉnh lẻ ngờ nghệch, cả tin. Chưa có những nhận thức tối thiểu về cuộc sống bên này, không biết luật pháp, thậm chí có những người không biết ký tên vào hợp đồng lao động.

Chính vì thế, những người này phải phụ thuộc vào những người khác,đặc biệt phụ thuộc vào những người môi giới, cò mồi”.

Một hai năm gần đây khủng hoảng kinh tế khiến đời sống của người lao động, người công nhân Việt Nam nói riêng và nước ngoài nói chung tại Tiệp càng khó khăn hơn.

Tôi hỏi về vấn đề tội phạm người Việt, Eva nói: “Khoảng 3 năm gần đây tội phạm người Việt bị bắt nhiều là trong lĩnh vực sản xuất và phân phối cần sa mà người Việt quen gọi là trồng “cỏ”. Mỗi tuần bị bắt một vụ. Cần sa thoạt đầu là do người Việt từ bên Anh, Hà Lan đưa qua”.

Cần sa được trồng trong nhà kín đáo nên cũng khó phát hiện, Nếu có bắt thì cũng chỉ bắt được người công nhân trồng thuê, còn người chủ chả mấy khi để cho bị bắt, mà người bị bắt thì sẽ không khai ra vì đã thỏa thuận ngay từ đầu là khi bị bắt vẫn được lãnh lương y như đang làm việc, hình phạt lại không nặng lắm nên người ta không sợ. Còn vấn đề gái, theo Eva có lẽ là không đáng kể, riêng cô đã từng tiếp xúc với hai cô bị ép vào con đường này, một cô đã về Việt Nam, một vẫn còn ở lại đây.

Tuy nhiên cộng đồng Việt dù sao vẫn được đánh giá là một cộng đồng chịu làm việc, “tự cung tự cấp” nuôi nhau và bên cạnh đó cũng có những người Việt thành đạt, như anh P.H.Uyển chẳng hạn là Giám đốc một công ty phần mềm vi tính đã từng được một tờ báo của Tiệp nêu tên là một trong 7 nhân vật người Việt thành đạt tại đây.