Sự kiện Giáo xứ Thái Hà đang là vấn đề nóng bỏng mà đồng bào trong và ngoài nước quan tâm theo dõi. Đồng bào giáo dân từ nhiều các tỉnh thành cũng tề tựu về Giáo Xứ Thái Hà hoặc cùng hiệp thông cầu nguyện cho giáo hội và công lý.
Thông tín viên Hưng Yên của ban Việt Ngữ đài Á Châu Tự Do ghi nhận ý kiến của một số sinh viên là tín đồ công giáo, là phật tử và có người không theo tôn giáo nào. Kính mời quí thính giả lắng nghe sau đây:
Chia sẻ với đồng bào
Trong tình hình tranh chấp đất đai giữa giáo phận Hà Nội tại khu đất Tòa Khâm Sứ cũ số 42 Nhà Chung cũng như giữa Giáo Xứ Thái Hà với chính quyền ngày càng trở nên gay gắt khi mà chính quyền dùng vũ lực nhằm chấm dứt các buổi cầu nguyện lên đến hàng ngàn người từ khắp nơi tề tựu về.
Các sinh viên Việt Nam đang theo học tại một số trường đại học tại Hoa Kỳ không phân biệt tôn giáo cũng theo dõi tình hình tại quê nhà. Yến đến Hoa Kỳ được hơn hai năm, là một sinh viên và cũng là một tín đồ công giáo, Yến chia sẻ những suy tư của cô trước vụ việc:
Mình thấy mình rất là đau thương. Nhiều khi coi trên internet tự nhiên trong lòng mình có cảm giác lạ lắm, rồi mình cũng chẳng biết làm sao hết. Đánh, đập, đuổi rồi phá các cảnh, tượng trong nhà dòng, nhà thờ. Tiếng nói của đồng bào ngoài nước rất là quan trọng. Cũng nên đóng góp một chút gì đó cho quê hương của mình.
Du học sinh Yến
“Mình cũng có phẫn uất, cũng cảm thấy đau lòng cho quê hương của mình. Em rất ủng hộ chuyện này. Không chỉ có người Công Giáo mà là toàn quốc. Điều đó là lẽ đương nhiên thôi.”
Được biết, Giáo Xứ Thái Hà đã đệ đơn khiếu nại đất lên các cấp chính quyền từ năm 1996 khi khu đất của nhà dòng bị Xí Nghiệp Dệt Thảm Đống Đa bán cho công ty Cổ Phần May Chiến Thắng, nhưng không được giải quyết.
Đến cuối năm 2007 đầu năm 2008 nhà dòng phát hiện khu đất lại bị chuyển nhượng cho một công ty khác, nhà thờ đã tiếp tục khiếu nại và cũng chưa được giải quyết.
Theo linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong, thuộc Tu Viện Dòng Chúa Cứu Thế thì đất đai của giáo xứ từ 60 chục ngàn mét vuông nay đã bị chính quyền trưng thu chỉ còn khoảng 2,700 mét vuông.
Là một sinh viên, mới đến Hoa Kỳ chưa được 9 tháng, Trang có biết đến vụ việc Tòa Khâm Sứ trước khi sang Hoa Kỳ. Dù là một phật tử chứ không phải theo đạo công giáo nhưng Trang vẫn ủng hộ việc đòi lại đất của giáo dân:
“Người ta đã tạo ra của cải đó, người ta muốn lấy lại tài sản mà họ đã mất biết bao nhiêu mồ hôi, công sức thì điều đó hoàn toàn đúng. Nếu mà muốn chiếm giữ hết thì thật là ích kỷ.”
Nhận xét về việc công an và cảnh sát cơ động phong tỏa ngăn cản không cho giáo dân tiếp tục cầu nguyện tại khu đất tranh chấp, theo Yến thì đồng bào hải ngoại cần lên tiếng nói để hổ trợ cho giáo dân trong nước.
Riêng bản thân cô nếu đang sống tại Hà Nội, Yến sẽ tham gia cầu nguyện và sẵn sàng tử vì đạo:
“Mình thấy mình rất là đau thương. Nhiều khi coi trên internet tự nhiên trong lòng mình có cảm giác lạ lắm, rồi mình cũng chẳng biết làm sao hết. Đánh, đập, đuổi rồi phá các cảnh, tượng trong nhà dòng, nhà thờ. Tiếng nói của đồng bào ngoài nước rất là quan trọng. Cũng nên đóng góp một chút gì đó cho quê hương của mình.
Nếu em đang ở tại Hà Nội thì chính bản thân em cũng tham gia cầu nguyện, không những ngày hay đêm mà phải liên lỉ, liên lỉ tiếp tục không ngừng. Cho đến khi nào mà như xưa người ta nói có những người tử vì đạo thì trường hợp hôm nay cũng vậy thôi, thì mình cũng sẽ tử vì đạo lần thứ hai nữa.
Yến, đang du học ở Mỹ
Nếu em đang ở tại Hà Nội thì chính bản thân em cũng tham gia cầu nguyện, không những ngày hay đêm mà phải kiên trì, kiên trì tiếp tục không ngừng. Cho đến khi nào mà như xưa người ta nói có những người tử vì đạo thì trường hợp hôm nay cũng vậy thôi, thì mình cũng sẽ tử vì đạo lần thứ hai nữa.”
Tức giận, phẫn uất
Sau khi chính quyền phong tỏa khu đất tranh chấp tại Tòa Khâm Sứ cũ cũng như tại Giáo xứ Thái Hà, các giáo dân vẫn tiếp tục cầu nguyện.
Các buổi cầu nguyện có thể bị giải tán nhưng với cách giải quyết của chính quyền Hà Nội có thể thu phục được lòng dân, của hàng vạn giáo dân Thái Hà và hàng triệu giáo dân cả nước hay không? Đó là điều mà các sinh viên VN tại Hoa Kỳ quan tâm:
“Nếu mà dùng phương pháp đàn áp họ như vậy, bắt họ không được cầu nguyện nữa, dẹp hết thì họ sẽ dẹp. Nhưng trong lòng của họ vẫn sôi sục và phẫn uất trong lòng. Không có cách này thì người ta sẽ dùng cách khác, bằng tiếng nói hoặc bằng tất cả phương tiện truyền thông nào, họ cũng có thể làm được.”
“Không nên dùng hành động trấn áp như vậy. Nếu làm như vậy người ta càng bất bình, họ không bằng lòng và họ luôn nghĩ việc họ làm là hoàn toàn đúng, người ta sẽ càng lên tiếng nhiều hơn. Nếu người ta không muốn trả hết những tài sản từng có của công giáo thì có thể là chia lại một nửa.”
Chính quyền Hà Nội cho rằng linh mục Vũ Ngọc Bích ký văn bản bàn giao khu đất cho chính quyền vào ngày 24 tháng 11, 1961. Nhưng theo linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong thì nhà dòng đang giữ quyết định của chính quyền giao khu đất này cho Xí Nghiệp Thảm Len vào ngày 30 tháng 1 năm 1961, tức là trước đó 10 tháng. Tại sao chính quyền cương quyết không trao trả khu đất cho Giáo xứ Thái Hà, Yến lập luận như sau:
“Nếu chính quyền Việt Nam trả cho Thái Hà thì chắc chắn chính quyền VN sẽ rơi vào tình trạng khó xử. Vì như vậy thì các mảnh đất trước đây của tôn giáo khác, Phật Giáo, Công Giáo thì họ cũng sẽ vùng lên đòi lại. nếu như vậy thì không biết chính quyền VN sẽ nghĩ sao?
Chẳng lẽ họ nghĩ là phải chịu thua, phải thua công giáo, phải thua các giáo phái khác, phải trả lại cho họ. Điều đó sẽ làm cho họ cảm thấy xấu hổ, hổ thẹn. Nếu họ chiếm đọạt những tài sản đó mà đúng, một cách công lý thì họ đâu có phải khó xử như vậy. Còn nếu họ chiếm đoạt sai thì hôm nay họ đã phải hổ thẹn rồi.”
Chắc chắn họ sẽ không trả. Họ sẽ sử dụng mọi quyền lực, mọi biện pháp để thể hiện uy quyền của họ. Em biết cái mảnh đất đó đối với họ là không có cần, không cần thiết như vậy. Nhưng họ muốn chứng minh, chính quyền cộng Cộng Sản VN vẫn còn có uy lực, uy quyền.
Du học sinh Yến
Cuộc tranh chấp giữa đồng bào giáo dân giáo phận Hà Nội với chính quyền vẫn chưa đến hồi kết thúc. Tuy nhiên với Yến thì sẽ không có việc trao trả lại đất vì chính quyền không bao giờ chịu thua giáo hội:
“Chắc chắn họ sẽ không trả. Họ sẽ sử dụng mọi quyền lực, mọi biện pháp để thể hiện uy quyền của họ. Em biết cái mảnh đất đó đối với họ là không có cần, không cần thiết như vậy. Nhưng họ muốn chứng minh, chính quyền cộng Cộng Sản VN vẫn còn có uy lực, uy quyền.”
Tiếp xúc với chúng tôi, một sinh viên VN trẻ tuổi không dám cho biết tên, anh tỏ vẻ sợ sệt không dám nói vì sợ gặp rắc rối khi về lại VN. Trong sự rụt rè dè dặt Anh cho biết quan điểm của anh về vụ việc này:
“Nếu miếng đất đó giáo hội có giấy chủ quyền thì họ được giữ. Chính quyền lấy đất của dân là không đúng, nên trưng cầu dân ý trước khi làm những gì mà họ muốn.”
Với lời nhận định trên Hưng Yên xin rời làn sóng, hẹn quí thính giả trong chương trình lần sau.