Hữu ích và thiết thực
Các câu hỏi có thể được trả lời ngay hoặc trả lời một ngày khác. Người sử dụng trang web đó cũng có thể đưa ra nhận xét, bình luận của mình về các câu hỏi và lời giải đáp từ phía các dân cử.
Nguồn tin từ sứ quán Anh tại Hà Nội cho hay, đây là thành quả của dự án trị giá 30 ngàn bảng Anh, do nhiệm sở ngoại giao này tài trợ từ năm ngoái. Việc cử tri hỏi đáp những người đại diện của mình tại cơ quan lập pháp đã được ứng dụng rộng rãi tại vương quốc Anh.
Website mang tên là http://www.hoidap.quochoi.vn tạo điều kiện cho người dân cả nước gởi những câu hỏi về những vấn đề mà họ thường quan tâm.
Đây là một kênh thông tin rất tốt, nhân dân có thể trao đổi, đề xuất ý kiến trực tiếp với đại biểu quốc hội, tin này tôi mới biết trên Internet. <br/>
Ô. Đỗ Xuân Thọ
Ngoài ra, cơ quan chuyên trách trang mạng này cũng cho phép người sử dụng có thể đánh giá câu hỏi của cử tri hoặc câu trả lời của đại biểu quốc hội có liên quan. Ngay sau khi đón nhận thông tin này, ông Đỗ Xuân Thọ, Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam cho rằng đây là một sáng kiến hữu ích và thiết thực:
“Đây là một kênh thông tin rất tốt, nhân dân có thể trao đổi, đề xuất ý kiến trực tiếp với đại biểu quốc hội, tin này tôi mới biết trên Internet. Theo số liệu mới nhất thì hiện nay có hơn 20 triệu người ở Việt Nam đang dùng Internet, đây là phương tiện rất phổ dụng, việc này cũng rất là khả thi.
Tất nhiên cái gì cũng đều có hai mặt của nó, thuận lợi và khó khăn, vì không phải lúc nào quốc hội cũng ngồi để mà trao đổi trực tiếp với nhân dân, trả lời ý kiến với dân, online qua mạng, thành ra kênh thông tin này không thể giải quyết được mọi chuyện.”
Hợp tác với người dân
Trong khi đó luật sư Trần Lâm, cựu thẩm phán toà án tối cao Hà Nội thì nói phương tiện trao đổi giữa người dân và đại biểu quốc hội cần phải mang tính chất tự do thật sự, chứ không phải là nặng về mặt hình thức:
“Điều đó là rất tốt, thế nhưng cái hỏi với cái giải thích, cho hỏi những cái gì, hỏi những điều tế nhị có được không. Đưa ra cái cách gì mới thì xem chừng có vẻ hấp dẫn, nhưng nếu chỉ nặng về quảng cáo thì thực chất không tốt. Người ta nói nhưng không sợ, nếu hỏi những gì gai góc rồi lại sợ thì không ổn. Ở Việt Nam người ta vẫn có nhiều cái sợ, hỏi cũng ngại ngần lắm, các vị ở nước ngoài cũng nên nhắc nhở, để cho có tự do thật sự chứ không phải là hình thức.”
Kế đó, Cô Ngọc, một chuyên viên điện toán cũng tán thành trang mạng Hỏi Đáp, tuy nhiên cô cũng nghĩ đến những giới hạn và khó khăn khó tránh khỏi:
"Mở phương tiện này ra là tốt, trao đổi thông tin với nhà nước cũng được, để người dân phản ánh những gì bức xúc, để điều chỉnh luật pháp hợp lý cho hợp lý, nhưng người dân đâu phải ai cũng biết sử dụng trang web đâu?
Ở Việt Nam người ta vẫn có nhiều cái sợ, hỏi cũng ngại ngần lắm, các vị ở nước ngoài cũng nên nhắc nhở, để cho có tự do thật sự chứ không phải là hình thức. <br/>
LS Trần Lâm
Người ta cũng đâu có thời gian vì phải lao động, người ta cũng không rành về công nghệ thông tin, cái đó cũng hạn chế người dân không tiếp xúc được với quốc hội. Họ chỉ tiếp xúc được qua đài, hay qua dư luận xã hội, hoặc qua báo chí, là người dân bình thường không phải trí thức thì web rất khó.”
Một trong những quan chức có góp phần trong việc thành lập trang thông tin điện tử này, đại sứ Anh Quốc tại Việt Nam, Mark Kent nhấn mạnh với báo chí rằng, sự hợp tác để xây dựng trang web Hỏi Đáp, một hình thức kết nối trực tuyến giữa cử tri với đại biểu quốc hội sẽ cũng cố hơn nữa quan hệ hữu nghị giữa Hà Nội và London, đồng thời giúp quốc hội Việt Nam tăng cường tính cách minh bạch, sự hiểu biết và hợp tác với người dân.
Theo dòng thời sự:
- Vì sao nhiều đảng viên CSVN trả thẻ Đảng?
- Giới đầu tư lo ngại trước tình trạng tranh chấp quyền lực trong đảng CSVN
- Anh–Việt hợp tác về vấn đề chuyển giao tội phạm về nước
- Mạn đàm với tác giả "Đổi mới Đảng để tránh sụp đổ!"
- Bộ Ngoại giao Anh: Việt Nam có tiến bộ nhân quyền
- Cách chức Tổng biên tập báo điện tử Đảng CSVN
- Chuyện chàng trai người Anh hát nhạc Việt