Bức thư được gửi tới Liên Hiệp Quốc nhân dịp Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm của Việt Nam sang LHQ trong khi Việt Nam đang là Chủ tịch Hội đồng Bảo an. Việt-Long hỏi chuyện 2 nhân vật lãnh đạo của 2 tổ chức chính trị và quần chúng đồng ký tên bức thư này, về nội dung, khía cạnh pháp lý và mục đích của bức thư.
Phản đối TQ xâm lấn VN
Vịêt Long: Thưa ông Nguyễn Ngọc Bích, Chủ Tịch Nghị Hội Người Việt Toàn Quốc tại Hoa Kỳ. Được biết ông là đại diện của một trong những tổ chức và chính đảng người Việt Nam cùng gửi một bức thư ngỏ cho Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc để đòi hỏi công lý cho Việt Nam trong vấn đề Trung Quốc xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam. Vậy xin Ông vui lòng trình bày sơ lược cùng thính giả của chúng tôi về nội dung bức thư đó.
Ông Nguyễn Ngọc Bích: Vâng. Bức thư đó là nỗ lực chung của khá nhiều chính đảng cũng như là tổ chức quần chúng, cả trong lẫn ngoài nước, gửi cho Hội Đồng Bảo An LHQ vào hôm qua, 16-7-2008, để nêu lên tình trạng Trung Quốc đã tìm cách xâm chiếm và biến các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thành ra lãnh thổ của Trung Quốc.
Bức thư là nỗ lực chung của khá nhiều chính đảng cũng như là tổ chức quần chúng, cả trong lẫn ngoài nước, gửi cho Hội Đồng Bảo An LHQ, để nêu lên tình trạng Trung Quốc đã tìm cách xâm chiếm và biến các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thành ra lãnh thổ của Trung Quốc.
Ông Nguyễn Ngọc Bích
Vì thế nên những điểm chính ở bên trong (thư ngỏ) nêu ra cuộc hải chiến vào tháng 1-1974 giữa hải quân Trung Quốc và hải quân Việt Nam Cộng Hoà, rồi đến tháng 3-1988 là giữa hải quân Trung Quốc và hải quân của Quân Đội Nhân Dân, rồi những vụ hải quân Trung Quốc bắn chết ngư dân Việt Nam sau đó.
Những sự kiện đó làm cho tình hình an ninh trong Biển Đông trở nên rất là phức tạp. Và do đó nên chúng tôi đã nhân danh những chính đảng và tổ chức quần chúng đó và một số nhân vật ở trên toàn thế giới nêu ra vấn đề đó và yêu cầu Hội Đồng Bảo An xử lý.
Việt Long: Thưa luật gia Trần Thanh Hiệp, Chủ Tịch Trung Tâm Việt Nam Về Nhân Quyền. Thưa ông, liệu những tổ chức và chính đảng đồng ký tên trong thư ngỏ gửi Hội Đồng Bảo An có hội đủ tư cách pháp nhân để bức thư được Hội Đồng Bảo An cứu xét và thảo luận hay không ạ?
Luật gia Trần Thanh Hiệp : Vâng. Nếu bây giờ mình xét một cách rất là nghiêm ngặt, chặt chẽ về mặt pháp lý, thì tất nhiên là không có một sự uỷ nhiệm nào cho các chính đảng, trên 10 chính đảng, và nhiều tổ chức chuyên biệt của quần chúng tranh đấu chon tự do - nhân quyền để đại diện cho tất cả nhân dân Việt Nam. Cái điều đó thì ai cũng thấy là không có.
Tuy nhiên, về mặt thực tế thì chúng ta phải thấy rằng các chính đảng hiện nay cũng như là các tổ chức quần chúng, các hội đoàn tranh đấu cho nhân quyền về mặt thực tế là đại diện cho một luồng dư luận chung của nhân dân Việt Nam để phát biểu, nhất là phát biểu cho đồng bào trong nước bị chính quyền tại chỗ kiềm kẹp nên không có điều kiện phát biểu.
Vậy thì về mặt thực tế, tôi nghĩ rằng có đủ tư cách - không phải là tư cách pháp nhân, nhưng có đủ tư cách để nêu vấn đề lên trước dư luận về sự khiếm khuyết của chính quyền cộng sản Hà Nội không chịu tìm cách đưa vấn đề ra trước dư luận, và nhất là trước Hội Đồng Bảo An cũng như là trước Liên Hiệp Quốc về hành động xâm lăng hai quần đảo của nước Việt Nam mà Trung Quốc đã thực hiện từ hơn 30 năm nay.
Sự im lặng của chính quyền Hà Nội khiến cho nhân dân phải phát biểu và tôi nghĩ rằng các chính đảng - trên mười chính đảng cũng như là trên mười hội đoàn quần chúng đã nêu lên và đó là tư cách trong thực tế để đưa một vấn đề một cách chính đáng ra trước dư luận quốc tế.
Hội đồng Bảo an sẽ cứu xét?
Việt Long: Thưa ông Trần Thanh Hiệp, thế liệu với tư cách các chính đảng và tổ chức quần chúng thì Hội Đồng Bảo An có cứu xét và thảo luận vấn đề này không?
Luật gia Trần Thanh Hiệp: Theo chỗ tôi biết thì trong Hiến Chương LHQ có một điều khoản dành đặc biệt cho Tổng Thư Ký LHQ là lưu ý Hội Đồng Bảo An về những vấn đề nào có liên quan tới hoà bình chung của thế giới và nếu vấn đề hoà bình đó bị đặt trước những sự đe doạ hoặc ít hoặc nhiều thì Tổng Thư Ký LHQ có thẩm quyền về mặt pháp lý.
Sự im lặng của chính quyền Hà Nội khiến cho nhân dân phải phát biểu và tôi nghĩ rằng các chính đảng, hội đoàn quần chúng đã nêu lên và đó là tư cách trong thực tế để đưa một vấn đề một cách chính đáng ra trước dư luận quốc tế.
Luật gia Trần Thanh Hiệp
Chúng ta nêu vấn đề này lên là chúng ta lưu ý Hội Đồng Bảo An thông qua Liên Hiệp Quốc, thì tôi nghĩ rằng điều đó là điều mà Hội Đồng Bảo An phải quan tâm. Nhưng nếu trong đó mà Trung Quốc hay là hiện thời là Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa mà tìm cách dìm đi thì họ sẽ phải trả lời trước dư luận.
Ông Nguyễn NGọc Bích: Chúng tôi xin thêm như thế này được không ạ. Là xét về vấn đề đại diện tính thì nó có vấn đề đại diện tính pháp lý và một vấn đề đại diện tính tinh thần. Vì chính quyền Việt Nam đã không đem vấn đè này ra tìm cách giải quyết một cách ôn hoà tại vì Hội Đồng Bảo An LHQ là diễn đàn để tìm cách giải quyết ôn hoà bằng con đường hoà bình trong các vấn đề an ninh quốc phòng trên thế giới, vì thế nên nó là chỗ xử lý đương nhiên cho những cuộc tranh chấp như thế này.
Vì thế nên chúng tôi nghĩ là chúng tôi có quyền đại diện tinh thần cho người dân tỏng nước cũng như ở hải ngoại để nêu lên vấn đề đó. Còn vấn đề có thụ lý hay không thì cái đó đương nhiên là quyền quyết định của ông Tổng Thư Ký Ban Kim Moon của Liên Hiêp Quốc.
Thái độ của Hà Nội
Việt Long: Thưa ông Nguyễn Ngọc Bích và ông Trần Thanh Hiệp, quý vị dự kiến bức thư ngỏ này có ý nghĩa gì và sẽ có tác dụng như thế nào trong lúc hiện nay Việt Nam đang là chủ tịch luân phiên của Hội Đồng Bảo An và Trung Quốc là một trong năm thành viên thường trực của Hội Đồng?
Ông Nguyễn Ngọc Bích: Riêng phần tôi thì tôi nghĩ rằng là nó đặt ngay nước CHXHCN Việt Nam, vì là chủ tịch luân phiên của Hội Đồng Bảo An trong kỳ họp này, trong tháng này, thành ra nó đặt ngay họ trước một vấn đề rất là quan trọng đối với Việt Nam, tại vì không một ai có thể phủ nhận vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa và vấn đề Biển Đông không phải là một vấn đề an ninh to lớn đối với đất nước chúng ta.
Chính sự phản đối yếu ớt của Hà Nội, qua ông Lê Dũng của Bộ Ngoại Giao VN, cũng đã nói lên rằng là họ trông thấy cái đó là một vấn đề to lớn, còn vấn đề họ có can đảm đem vấn đề này ra trình bày trước Hội Đồng Bảo An hay không thì đó là vấn đề mà nhân dân sẽ phán xét sau này.
Việt Long: Vâng. Xin mời luật gia Trần Thanh Hiệp.
Luật gia Trần Thanh Hiệp: Theo tôi, có hai kết quả mà mình có thể chờ đợi đựoc. Kết quả thứ nhất là kết quả về mặt thực tế. Nếu Hội Đồng Bảo An LHQ thụ lý, tức là chấp nhận xem xét, thì họ sẽ tìm cách giải quyết theo những giải pháp thích hợp với tình thế.
Nhưng nếu trong trường hợp mà trong Hội Đồng Bảo Anh với lại cái phiếu phủ quyết của Trung Quốc, với lại tư cách thành viên không thường trực của Hà Nội mà họ tìm cách dìm đi thì chúng ta cũng có được một kết quả thực tế, đó là trước dư luận trong nước cũng như ngoài nước thì bộ mặt thật của chính quyền Hà Nội đã hiện rõ ra sau hành động khiến khuyết của họ là chẳng những không bênh vực trong thực tế mà ngay trước Hội Đồng Bảo An cũng không bênh vực thì đó cũng là một kết quả thực tế, bởi vì rằng họ sẽ phải trả lời trước toà án dư luận về thái độ không chính đáng của một chính quyền coi thường lãnh thổ bị xâm phạm,
Việt Long : Xin cảm ơn ông Nguyễn Ngọc Bích và ông Trần Thanh Hiệp.
Mời quý thính giả đọc nguyên văn bức thư ngỏ viết bằng Anh Ngữ và Việt ngữ, đăng trên website của Ban Việt Ngữ - Đài Á Châu Tự Do.