Lời tuyên bố được ông Lê Dũng, phát ngôn viên Bộ ngoại giao đưa ra tại cuộc họp báo hôm thứ Năm tuần trước, sau khi Trung quốc công bố dự án thăm dò và khai thác dầu khí trên vùng tranh chấp tại biển Đông.
Bài báo trên Vietnamnet trích lại nhiều thư của độc giả. Nói chung, tất cả yêu cầu nhà nứơc có hành động mạnh mẽ hơn, cứng rắn hơn và cụ thể hơn trong việc xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hòang Sa và Trường Sa.
Nhắc lại, tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 27-11, ông Lê Dũng nói Việt Nam quan tâm và theo dõi chặt chẽ thông tin nói trên và tái khẳng định lập trường của Việt Nam về vấn đề Biển Đông:
"Chúng tôi có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền hợp pháp của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như những vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam. M ọi hoạt động tiến hành trên vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam mà không có sự đồng ý, chấp thuận của Việt Nam đều vi phạm chủ quyền, vi phạm lợi ích quốc gia của Việt Nam và hoàn toàn vô giá trị".
Theo phát ngôn viên Bộ ngoại giao, Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng thông qua hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1992, Tuyên bố Manila về Biển Đông 1992 và tuyên bố về cách ứng xử giữa các bên ở Biển Đông được ký giữa ASEAN và Trung Quốc ngày 4/11/2002:
Bạn nghĩ gì lời tuyên bố của Bộ ngoại giao Vịêt Nam? Hãy gửi đến Ban Việt ngữ ý kiến của Bạn. email: <a href="mailto:vietweb@rfa.org">vietweb@rfa.org</a>, hoặc có thể tham gia thảo luận tại trang blog của RFA <a href="http://www.rfavietnam.com/">www.rfavietnam.com</a>
"Chúng tôi cho rằng trong khi có những nỗ lực thúc đẩy đàm phán để tìm giải pháp lâu dài và cơ bản thì các bên liên quan cần duy trì ổn định và không có những hành động làm phức tạp thêm tình hình".
Việt Nam đưa ra các tuyên bố này sau khi hôm 22-11, Tập đoàn dầu khí quốc doanh Trung Quốc Cnooc Ltd công bố dự án dò dầu khí nước sâu tại Biển Đông, trị giá 29 tỷ đôla sẽ được thực hiện từ 2009 cùng với công ty mẹ của họ là tập đoàn Cnooc. Cnooc là tập đòan dầu khí nhà nước của Trung Quốc.
Theo dỏng thời sự:
- Cơ hội để làm dịu vùng lãnh hải nhiều xáo trộn
- Phân Định Vịnh Bắc Bộ
- Nhận định về "Hiệp định phân định biên giới Việt-Trung"
- Đại sứ Lê Công Phụng trả lời phỏng vấn về vấn đề biên giới lãnh hải với Trung Quốc (phần 1)
- Đại sứ Lê Công Phụng trả lời phỏng vấn về vấn đề biên giới lãnh hải với Trung Quốc (phần 2)
- Đại sứ VN tại Mỹ trả lời phỏng vấn về vấn đề biên giới lãnh hải với TQ (phần 3)
- Đại sứ Lê Công Phụng trả lời phỏng vấn về vấn đề biên giới lãnh hải với Trung Quốc (phần 4)
- Đại sứ Lê Công Phụng trả lời phỏng vấn về vấn đề biên giới lãnh hải với Trung Quốc (phần 5)
- Điểm sách "Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung quốc"
- Công an thẩm vấn gắt gao những người biểu tình chống Trung Quốc
- Nhiều người tham gia biểu tình chống Trung Quốc bị thẩm vấn, giam giữ
- Đêm thắp nến yểm trợ tinh thần đấu tranh cho chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa
- Điểm cuốn sách "Biên Giới Việt Trung 1885-2000, Lịch sử thành hình và những tranh chấp"
- Việt Nam có bị mất đất ở khu vực Ải Nam Quan cho Trung Quốc?