Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
Kính chào quí vị. Hôm nay Thanh Trúc xin phép đổi lộ trình, chúng ta cùng đến Đông Âu, thăm thủ đô Varsaw của đất nước Ba Lan nhé. Lý do là vì Thanh Trúc nghe tin chính quyền thủ đô Varsaw sắp đóng cửa một khu chợ trời rất lớn ngay trung tâm thành phố mà người Việt mình bên đó quen gọi là Chợ Sân Vận Động Mười Năm.

Giới chức thủ đô Varsaw muốn chỉnh trang sân vận động có diện tích 30 hectares này cho Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu 2012 mà Ba Lan và Ukraina cùng giành được quyền đăng cai. Từ hai mươi năm nay, Chợ Sân Vận Động được coi là chợ buôn sỉ lớn nhất Đông Âu, với nhiều ngàn người Việt chạy chợ bên cạnh mấy chục ngàn người bản xứ và các sắc dân khác.
Nguồn gốc chợ Sân Vận Động
Anh Cường, người Thanh Trúc gặp đầu tiên trên đường phố Varsaw, định cư tại Ba Lan đã lâu, kể về nguồn gốc chợ Sân Vận Động này:
Cường: Chợ được thành lập từ những năm 98, trước là một sân vận động lớn ở thủ đô Varsaw, người ta thuê lại của Bộ Thể Dục Thể Thao. Đầu tiên là dành cho người Ba Lan bán hàng, sau đó thêm những người nước ngoài đến buôn bán thành ra một cái chợ trời của Đông Âu, tức là giữa Tây Âu và Đông Âu thì trung chuyển là trạm này.
Chợ có mấy chục nghìn người buôn bán vì nó cả một sân vận động lớn nhưng mà buôn bán thì rất là lụp xụp, toàn những cái nhà nhỏ bằng tôn, cứ mỗi một người buôn bán chiếm một vị trí khỏang bốn mết vuông thôi, chỉ có điện và một cái nhà bằng tôn nhỏ để chứa hàng thế thôi. Thế nhưng đó là một cái chợ tốt cho kinh doanh Từ những năm 98 lúc đầu là người Ba Lan sau đấy ngưới Nga rồi tất cả các sắc dân trong đó có cộng đồng người Việt nữa.
Người Việt lúc đầu buôn bán cũng rất nhỏ mà cũng rất khó khăn, con cái phải mang theo để ngồi bán hàng tại chợ. Dần dần sau một thời gian buôn bán mọi người có tiền nhiều hơn có điều kiện tốt hơn thì bắt đầu trở thành bán buôn, tất cả người Việt trên toàn bộ lãnh thổ Ba Lan đều về nơi Chợ Sân Vận Động này là nơi đồ buôn, nơi bán sỉ, để cất hàng mang về bán ở những tỉnh nhỏ và xa.
Người Việt lúc đầu buôn bán cũng rất nhỏ mà cũng rất khó khăn, con cái phải mang theo để ngồi bán hàng tại chợ. Dần dần sau một thời gian buôn bán mọi người có tiền nhiều hơn có điều kiện tốt hơn thì bắt đầu trở thành bán buôn, tất cả người Việt trên toàn bộ lãnh thổ Ba Lan đều về nơi Chợ Sân Vận Động này là nơi đồ buôn, nơi bán sỉ, để cất hàng mang về bán ở những tỉnh nhỏ và xa.
Theo hợp đồng thì chợ này được Bộ Thể Dục Thể Thao cho phép kinh doanh mưới năm, thế nên chợ có tên là Chợ Sân Vận Động Mười Năm. Thế nhưng sau mưới năm thì thánh phố thấy chợ đem lại quá nhiều lợi nhuận, tất cả những nguồn thu ở chợ đóng cho chính phủ rất tốt nên họ tiếp tục kéo dài ra ba năm một ba năm một cho đến bây giờ là gần hai chục năm rồi.
Đã nhiều lần người ta đồn chợ sắp đóng cửa nhưng rồi chợ vẫn cứ họat động. Nhưng lần này thì chắc là chợ sẽ đóng cửa tại vì Ba Lan đã hội nhập vào EU, họ cần có bộ mặt quang đãng hơn sạch sẽ hơn chứ không buôn bán luộm thuộm như thế nữa.
Nhiều trung tâm thương mại được mở ra và họ khuyến khích người ở chợ vào các khu buôn bán này ở những ngọai ô của Varsaw, vì thế chợ càng ngày càng kém dần và tới đây chắc là sẽ đóng cửa. Chuyện đóng của sân vận động này là điều đáng buồn cho người Việt cũng như nhiều sắc dân khác.
Người Việt bán ở chợ
Thế thì người Việt ở thủ đô Varsaw lo âu là đúng thôi vì vẫn còn trên ngàn quầy trụ lại đây, chưa kể bà con anh em họ mang từ trong nước sang để phụ giúp buôn bán. Mời quí vị vào hẳn trong chợ Sân Vận Động, gặp anh Sơn, có chân trong ban quản lý chợ:
Sơn: Nói chung là chợ vẫn còn kéo dài tầm đến cuối năm nay, sau đó thì chưa biết thế nào, nhưng mà chắc chưa giải tỏa ngay đâu.
Thanh Trúc: Hiện tại Chợ Sân Vận Động có bao nhiều người Việt Nam?
Sơn: Tầm một nghìn người, chuyên buôn bán quần áo, giày dép và các đồ dùng lặt vặt trong nhà.
Thanh Trúc: Mình đánh hàng ở đâu về?
Nói gì thì nói chính phủ Ba Lan đến thời điểm này đã vào cộng đồng chung Âu Châu, họ không khuyến khích không tạo điều kiện cũng không gọi là chặc chẽ quá với người Việt Nam. Hầu như 70% bà con ở trên chợ Sân Vận Động này là những người sang đây bằng con đường không hợp pháp.
Sơn: Một số đi Trung Quốc đánh hàng, một số về Việt Nam đánh hàng qua.
Thanh Trúc: Người bản xứ trong chợ này cũng đông ?
Sơn: Người bản xứ nếu thời cao điểm nhất là sáu nghìn quầy, bây giờ một số chuyển đi các nơi khác nên tầm còn khỏang ba nghìn quầy, trong đó người Việt Nam mình chiếm một phần ba, qui tụ thành những dãy rõ ràng, đôi chỗ cũng có lẫn với người Ba Lan.
Về cuộc sống ở chợ của bà con mình thì thứ nhất là dậy từ hai ba giờ sáng nếu như bán buôn, còn người bán lẻ thì khỏang sáu giờ. Chị biết chợ trời thì không có mái che, mủa đông rất lạnh mùa hè thì thoáng hơn. Chuyện rõ ràng là bá con mình họat động ở đây cũng vất vả. Những quầy hay Kiốt thì mùa đông âm mươi mười lăm độ bà con vẫn phải đứng bán.
Đại đa số chay chợ bởi không có điều kiện gì khác, thứ hai là giấy tờ chính quyền địa phương đến thời điểm này cũng không cấp cho người Việt Nam nhiều lắm nên đa số bà con mình họat động gọi là nửa hợp pháp nửa bất hợp pháp.
Thanh Trúc: Nhưng mà trong lúc buôn bán có lẽ không gặp khó khăn gì mấy?
Sơn: Nói gì thì nói chính phủ Ba Lan đến thời điểm này đã vào cộng đồng chung Âu Châu, họ không khuyến khích không tạo điều kiện cũng không gọi là chặc chẽ quá với người Việt Nam. Hầu như 70% bà con ở trên chợ Sân Vận Động này là những người sang đây bằng con đường không hợp pháp.
Thanh Trúc: Nhỡ như quan thuế hay cảnh sát đến hỏi thì mình làm cách nào?
Sơn: Chị cũng biết bà con mình có cách thu xếp. Một là đóng cửa quầy trốn đi chỗ khác, khi quan thuế hay hải quan đi rồi thì trở lại họat động bình thường, mang tình chất du kích.
Hiện Ba Lan đang có chính sách cấp thẻ gọi là thẻ tạm cư nhân đạo cho người Việt Nam đã ở đây trên mười năm. Nếu có người làm chứng mình đã ở đây trên mười năm thì Ba Lan sẽ xét cho làm giấy tờ và được định cư tiếp.
Thanh Trúc: Hồi nãy anh có nhắc tới ban lãnh đạo chợ, thế thì ban lãnh đạo chợ là người Ba Lan chứ đâu có người Việt Nam phải không?
Sơn: Ban lãnh đạo các chợ đều là người Ba Lan, nhưng trong đó người ta cũng mời chúng tôi hợp tác, giúp họ quản lý. Ba Lan đã vào cộng đồng chung Châu Âu rồ nhưng mà vẫn còn nhiều chính sách thả lỏng nhưng mà tôi nghĩ rằng đến sang năm nữa có thể Ba Lan cũng sẽ làm chặt một số vấn đề.
Hiện Ba Lan đang có chính sách cấp thẻ gọi là thẻ tạm cư nhân đạo cho người Việt Nam đã ở đây trên mười năm. Nếu có người làm chứng mình đã ở đây trên mười năm thì Ba Lan sẽ xét cho làm giấy tờ và được định cư tiếp.
Những dự tính
Thanh Trúc: Hiện giờ với tin người ta sẽ giải tán sân vận động để đưa đến một chổ khác thì chắc bà con không chộn rộn gì mấy phải không tại vì đâu có phải giải tỏa mà là đưa tới một địa điểm khác?
Sơn: Ngay cả quyết định về sân này người ta nói xây dựng hay không xây dựng rồi còn rất nhiều vấn đề. Bản thân tình hình chính trị của Ba Lan cũng rất phức tạp, chưa biết chính phủ Kachinsky này tức là ông thủ tướng và ông tổng thống có tồn tại đến hết tháng Mười hay không hay bầu cử lại.
Theo các kiến trúc sư nổi tiếng Ba Lan thì nếu mà phá để mà xây mới lại thì thực ra thời gian còn rất lâu mà chưa chắc đã kịp. Thì hiện giờ cũng chưa có thông tin gì, đến 30 tháng Mười người ta mới tổ chức cuộc thi mô hình lại lần nữa sau đó mới đấu thầu. Còn rất nhiều thời gian nên khó có thể nói cụ thể về việc chuyển chợ.
Thanh Trúc: Khu chợ mới dự định chuyển sang có xa Chợ Sân Vận Động lắm không?
Sơn: Cũng không xa, cách khỏang chín cây. Với điều kiện là những người Việt kinh doanh mà có giấy tờ đàng hoàng thì được chuyển về đấy cũng như những người nước ngoài khác, còn không thì cũng chưa biết thế nào.
Người Việt mình chủ yếu là đi buôn đi bán, còn những nghiên cứu sinh hay các thứ đấy thì một số cũng đi làm cho nhà nước hoặc là dạy trong các trường đại học hoặc là đi làm cho các công ty của Ba Lan. Nhưng số ấy cũng không nhiều, đó là những người đã qua đào tạo, đã học hành trưởng thành ở bên này.
Xem ra thì không có gì gọi là chắc chắn đối với bà con người Việt mình ở chợ Sân Vận Động muốn chuyển sang nơi khác vì như lời anh Sơn thì hết 70% không có giấy tờ hợp lệ rồi. Rất đông người Việt đến Ba Lan rồi ở lại đây như một nơi chốn nói theo người mình là đất lành chim đậu.
Dù không tuyệt đối tốt nhưng con người và đất nước Ba Lan chừng mực hiền hoà chứ không phức tạp như bên Nga bên Tiệp. Có lẽ vì thế nhiều người Việt ở Tiệp như anh Sơn đã qua Ba Lan và nhận nơi này làm quê hương thứ hai, hay như chị Xính đã sống tại Nga, Tiệp, Đức rồi sau cùng quyết định ở hẳn tại Ba Lan
Chị Xính: Hiện giờ so với các nước thì Ba Lan vẫn là nơi làm ăn tốt nhất so với Đức với Tiệp với Nga, tại vì Ba Lan đi vào kinh tế ổn định. So với các nước là Ba Lan hơn cả.
Người Việt mình chủ yếu là đi buôn đi bán, còn những nghiên cứu sinh hay các thứ đấy thì một số cũng đi làm cho nhà nước hoặc là dạy trong các trường đại học hoặc là đi làm cho các công ty của Ba Lan. Nhưng số ấy cũng không nhiề, đó là những người đã qua đào tạo, đã học hành trưởng thành ở bên này.
Đó là chí Xính ở Varsaw mà Thanh Trúc vừa giới thiệu đến quí vị. Chí Xính cũng là một bạn hàng hai mươi năm của Chợ Sân Vận Động:
Chị Xính: Bà con mình cũng có hơi lo một chút, Những người đã ổn định công ăn việc làm thì người ta vào các khu trung tâm người Việt mình rồi. Còn một số người lo lắng vì không có giấy tờ với điều kiện kinh tế không có. Thì cũng chưa đi đến đâu cả, đến đâu thì tính đến đấy.
Chẳng hiểu người phụ nữ lanh lợi này tính toán xoay sở thế nào nếu Chợ Sân Vận Động đóng cửa cuối năm nay hay sang năm tới như dự đoán :
Chị Xính: Mình đã có những cơ sở trong các trung tâm rồi. Ngoài sân vận động mình cũng có một cửa hàng. Thì cũng xác định tư tưởng rõ ràng là khi nào sân vận động người ta giải tán thì mình sẽ chuyển đi vào khu mà hiện bây giờ mình đã đang làm việc mấy năm rồi. Có nghĩa là mình đã chuẩn bị ngay từ trước rồi.
Nói chung những người ở ngoài sân vận động hiện bây giờ hầu như người ta cũng có chỗ vì người ta biết là dự án giải tán sân vận động thì người ta sắp xếp hết rồi. Còn những người buôn lẻ mà không có điều kiện thì tạm thời cứ lo ổn định cuộc sống đã. Những người mà không có giấy tờ hợp lệ thì khi nào sân vận động giải tán thì phải đi từng bước một thì chắc là cũng sẽ ổn thôi.
Giấy tờ cư trú
Với hai thắc mắc, thứ nhất là liệu có một chợ mới để thay Chợ Sân Vận Động không thì câu trả lời nhiều phần là có. Thứ hai, liệu chính phủ Ba Lan có áp dụng chính sách hổ trợ người nước ngoài, tức là hợp pháp hoá giấy tờ cư trú cho người ngọai quốc đang sinh sống tại Ba Lan không, câu trả lời cũng là chính phủ xứ này sẽ cấp giấy tạm cư nhân đạo cho người Việt đã ở đây trên mười năm.
Nhưng không phải bao giờ đất nước được một thi sĩ Việt ca tụng là “ Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan, đường Bạch Dương sương trắng dâng tràn” này, không phải lúc nào thời thế Ba Lan cũng đãi ngộ khách phương xa Việt Nam đâu đấy, vì lúc này buôn bán xem ra khó hơn trước nhiều, anh Sơn nhận xét như vậy:
Anh Sơn: Những năm trước họat động kinh doanh của bà con mình ở đây tương đối là tốt đẹp. Hầu như bà con mình hoặc là một số doanh nghiệp của mình phát triển lên nhờ cái Chợ Sân Vận Động này từ những thời năm 88 đến năm 97, thời kỳ có thể nói là thời kỳ mưa vàng ở Châu Âu.
Những người biết buôn bán làm ăn khéo léo thì bây giờ thành các doanh nghiệp, cũng xây dựng một trung tâm cách chợ này khỏang ba mưới cây, cũng đưa được một số người Việt về đấy kinh doanh theo mô hình hiện đại. Còn đâu thì đại đa số bà con mình vẫn bám vào Chợ Sân Vận Động này bởi vì nó nằm ở vị trí đẹp ngay trung tâm thành phố, thuận tiên giao thông, khách hàng quen người ta đến đây quen rồi.
Hiện giờ bà con vẫn cứ mong nếu mà không xây dựng sân bóng đá cho cúp Châu Âu thì ở khu này là tốt đẹp nhất nhưng mà cái ấy thì cũng khó.
Thanh Trúc vừa kể cho quí vị nghe về người Việt ở Ba Lan, những chi tiết mới nhất về đời sống, xã hội và con người ở xứ này. Mục Đời Sống người Việt Khắp Nơi đến đây tạm ngưng, Thanh Trúc sẽ trở lại cùng quí vị tối thứ Năm tuần tới.