Tản mạn về “Nhạc sến, nhạc sang” (phần 1)

Thy Nga, phóng viên đài RFA

Kỳ trước, chúng ta đã đề cập đến “nhạc thính phòng” là thể loại các nhạc phẩm giá trị được trình bày một cách trang trọng và nghệ thuật. Đến thưởng thức, là thành phần thính giả chọn lọc, nên được xem là loại nhạc sang.

0:00 / 0:00
TinhkhucTrucPhuong200.jpg
Hình bìa CD Tình khúc Trúc Phương.

Kỳ trước nữa thì Thy Nga đã mời quý vị thưởng thức dòng nhạc chơi vơi của nhạc sĩ Văn Cao. Ngược lại với “Nhạc thính phòng” là loại nhạc mà nhiều người thường gọi là “Nhạc sến”.

“Duyên kiếp” của Lam Phương, Trường Vũ song ca với Như Quỳnh …

Để tìm hiểu về loại nhạc này, Thy Nga hỏi chuyện nhạc sĩ Trần Chí Phúc, người hay viết những bài tản mạn văn nghệ, với bút hiệu Trần Củng Sơn.

“Người yêu cô đơn” của Đài Phương Trang, do Tuấn Vũ ca

“Gạo trắng trăng thanh” của Hoàng Thi Thơ do đôi song ca Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết trình bày …

Đối với giới trẻ, nhất là các em sinh trưởng ở hải ngoại thì sao? Thành phần này, đa số dĩ nhiên là ưa nhạc trẻ với tiết điệu sôi động, nhưng cũng có các em do trong gia đình, ông bà, cha mẹ nghe loại “nhạc sến” lâu ngày đâm ra … quen và thấy thích các ca khúc loại ấy, như em Caroline ở Pháp.

“Kỷ niệm chúng mình” Phi Nhung ca …

hay cô này ở Đức, cảm thấy thích “nhạc sến” vì nó gợi nhớ nhiều về quê hương.

Duy Khánh, người được coi là ca nhạc sĩ tiên phong về loại “nhạc sến”, đã hướng dẫn Chế Linh, một nam ca sĩ gốc Chàm, trên bước đường ca hát. Rồi thì Chế Linh cùng với Duy Khánh, đã trở nên các ca sĩ hàng đầu về trường phái “Nhạc sến” mà thể hiện, về phía nữ có Thanh Tuyền, Phương Hồng Quế, Phương Dung, Giao Linh, Hương Lan, Phi Nhung, Hồng Trúc, … sau này thì phía nam ca sĩ có Tuấn Vũ, Randy, Mạnh Quỳnh, Quang Lê, Trường Vũ, …

“24 giờ phép” của Trúc Phương do Trường Vũ ca …

Đến đây, Thy Nga xin tạm biệt và mời quý vị nghe tiếp bài này vào kỳ tới …

Theo dòng câu chuyện:

- Tản mạn về “Nhạc sến, nhạc sang” (phần 2)