Với 8 tập đoàn và 96 tổng công ty, họ sở hữu đến 75% tài sản cố định quốc gia, song hiệu quả đồng vốn thu về của các tập đoàn này rất thấp, thậm chí dưới 10%, đã có lúc thấp hơn cả mức lãi suất tiền gửi ngân hàng. Vậy tại sao những tập đoàn này vẫn tồn tại, liệu họ có còn xứng danh là “quả đấm thép” nữa hay không?
Bình mới rượu cũ
Theo cuộc nói chuyện với Tiến Sĩ Khoa học Nguyễn Quang A thì suốt một thời gian dài trước đây có một sự lẫn lộn giữa các cơ quan nhà nước, các bộ hay Chính phủ làm kinh tế; họ không chuyên nghiệp trong kinh doanh, một ông thứ trưởng lại ngồi làm chủ tịch hội đồng quản trị của một công ty hay một tập đoàn là điều tối kỵ.
Tuy nhiên, giờ đây hình thức đã thay đổi, các tập đoàn bây giờ không còn là của Bộ chủ quản, mà bây giờ là vào tay của Thủ tướng.
Đối với các tập đoàn bây giờ không còn Bộ chủ quản, mà bây giờ là vào tay của Thủ tướng, cho nên tôi mới sử dụng thuật ngữ "Thủ tướng chủ quản" ...
Tiến Sĩ Nguyễn Quang A
Như vậy, ngay từ những giai đoạn đầu của quá trình hình thành, vấn đề “bình mới rượu cũ” lại được đem ra áp dụng. Câu hỏi đó đang được nhiều người quan tâm. Theo Tiến Sĩ Nguyễn Quang A:
“Đối với các tập đoàn bây giờ không còn Bộ chủ quản, mà bây giờ là vào tay của Thủ tướng, cho nên tôi mới sử dụng thuật ngữ “Thủ tướng chủ quản” và điều đó là một điều hoàn toàn không phù hợp với bất kể một kinh nghiệm nào trên thế giới cũng như về khoa học quản trị kinh doanh, nó không còn phù hợp, bởi vì đó không phải là chức năng của ông Thủ tướng hay ông Bộ trưởng.”
Thiếu minh bạch
Và gần đây nhất, với kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương về quản trị doanh nghiệp trong doanh nghiệp nhà nước, dư luận thấy nổi bật lên hai yếu tố chủ chốt, đó là thiếu minh bạch trong thông tin và sự tách biệt của chức năng làm kinh tế và công tác xã hội của các tập đoàn kinh tế này.
Theo Diễn đàn Kinh tế Việt Nam cho hay, các tập đoàn kinh tế độc quyền, nhiều đơn vị hoàn toàn không công bố thông tin dưới mọi hình thức, thậm chí là cả những thông tin mà pháp luật bắt buộc qui định phải tiết lộ, vì thế mà những thông tin “nhạy cảm” như chính sách rủi ro của doanh nghiệp, thưởng cho cán bộ chủ chốt, thông tin về giao dịch kinh doanh của thành viên hội đồng quản trị đều bị ém nhẹm, đó là chuyện dễ hiểu.
Cần phải nhớ rằng, chủ sở hữu các tập đoàn này là Chính phủ, và bản chất là thuộc sở hữu toàn dân, vì thế tính minh bạch thông tin lại càng cần phải rõ ràng hơn.
Mác “Công tác xã hội”
Mặt khác, cũng cần phải nhìn thẳng vào thực tế là hiện nay có những tập đoàn kinh tế Việt Nam không chịu đổi mới bản thân, chính các tập đoàn này đã cố tình gắn vào cái mác “công tác xã hội” để biện minh cho những yếu kém trong việc mình không làm và không làm được. Mục tiêu của doanh nghiệp là phải đem về lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh, chứ không thể đánh đồng trách nhiệm xã hội, làm công ích với chuyện thua lỗ trong làm ăn được.
Đem chuyện này ra hỏi T.S.K.H Nguyễn Quang A, thì được ông cho hay:
“Có một sự lẫn lộn hết sức là cơ bản về mặt khái niệm, doanh nghiệp là phải hoạt động như một doanh nghiệp, hoạt động vì lợi nhuận, không thể có chuyện doanh nghiệp làm công tác xã hội hay làm công ích, cái đó là chuyện khác.
Cái đó là chuyện mà Nhà nước hoặc là xã hội phải làm bằng các công cụ khác, bằng các biện pháp, không thể buộc doanh nghiệp đồng thời làm hai việc ấy, bởi vì đó là một sự nhập nhằng, một sự không minh bạch và sẽ tạo ra rất nhiều kẽ hở cho việc lý giải tại sao hoạt động không hiệu quả.”
Cái đó là chuyện mà Nhà nước hoặc là xã hội phải làm bằng các công cụ khác, bằng các biện pháp, không thể buộc doanh nghiệp đồng thời làm hai việc ấy, bởi vì đó là một sự nhập nhằng, một sự không minh bạch và sẽ tạo ra rất nhiều kẽ hở cho việc lý giải tại sao hoạt động không hiệu quả.
Tiến Sĩ Nguyễn Quang A
Rõ ràng, nếu đã là tập đoàn kinh tế thì cần phải rạch ròi tách hẳn nhiệm vụ kinh doanh và nhiệm vụ xã hội. Phải chăng các tập đoàn đang cố tình duy trì các công tác xã hội để lấy đó làm “bia đỡ đạn” với lý do nếu lợi nhuận thấp là còn phải làm công tác xã hội.
“Người ta hô hào tập đoàn này phải hỗ trợ huyện A, huyện B, huyện C, đấy là một việc làm tôi nghĩ là hoàn toàn sai về mặt quan niệm.”
Ông A cho biết thêm: "Phải dùng những công cụ khác nhau, dùng biện pháp khác nhau, dùng chính sách khác nhau để giải quyết, đem nhào nó vào thành một thì nó trở thành một thứ bùng nhùng và khó giải quyết và có những hậu quả xấu."
Như vậy, một lần nữa câu chuyện về tổ chức quản lý, phân chia trách nhiệm và các quy định về đầu tư kinh doanh của các tập đoàn kinh tế tưởng chừng đã cũ nhưng vẫn còn nguyên ý nghĩa giá trị của nó.
Theo dòng thời sự:
- Chính phủ xem xét lại việc thanh tra Vinashin
- Không thể bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng
- Quốc hội VN sẽ chất vấn thủ tướng và 4 bộ trưởng ngày 22/11
- Thủ tướng VN duyệt đề án tái cơ cấu Vinashin
- Quốc hội sẽ chất vấn Thủ tướng về dự án đường sắt cao tốc
- Bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ: Dư luận nghĩ gì?
- Những chiêu thức quản lý của chính phủ Việt Nam
- Tập đoàn nhà nước: Độc quyền và Hiệu quả?
- Bác bỏ đề xuất lập Uỷ ban lâm thời điều tra Vinashin
- Những rào cản của nền kinh tế Việt Nam