Hướng đi mới cho nông thôn (phần 2)

Trong một chương trình trước, chúng tôi giới thiệu đến quí thính giả phần một cuộc nói chuyện giữa biên tập viên Gia Minh với giáo sư viện sĩ Đào Thế Tuấn về một số vấn đề liên quan thể chế nông thôn Việt Nam.

0:00 / 0:00

Mức độ tham gia của nhà nước

Trong phần tiếp theo đây, mời quí thính giả nghe tiếp những ý kiến của giáo sư viện sĩ Đào Thế Tuấn về vai trò của nhà nước, và cách thức giúp nông dân không ly nông và ly hương.

Nhà nước có phương tiện và thông tin tương đối tốt hơn nên phải giúp cho nông dân quyết định. Lâu nay có những chủ tương không phù hợp ví dụ nhà nước chủ tương có vùng sản xuất lớn, tập trung, nhưng khi có sản lượng hàng hóa lớn thì giá bán sụt

GS Đào Thế Tuấn

Gia Minh: Mức độ tham gia của nhà nước, cơ quan chức năng và việc để cho nông dân tự quyết định hoạt động của họ thì ra sao?

GS Đào Thế Tuấn: Nhà nước có phương tiện và thông tin tương đối tốt hơn nên phải giúp cho nông dân quyết định. Lâu nay có những chủ tương không phù hợp ví dụ nhà nước chủ tương có vùng sản xuất lớn, tập trung, nhưng khi có sản lượng hàng hóa lớn thì giá bán sụt; như ở vùng ĐBSCL, rồi giá cà phê cũng thế.

Đối với nông dân thì người ta muốn giải quyết tăng thu nhập bằng đa dạng hóa sản xuất hay đa dạng hóa sinh kế. Phải làm sao cho hòa hợp hai vấn đề đó với nhau. Nếu chỉ tập trung vào một số nông sản thôi thì giá cả sẽ sụt xuống.

Đối với nông dân thì người ta muốn giải quyết tăng thu nhập bằng đa dạng hóa sản xuất hay đa dạng hóa sinh kế. Phải làm sao cho hòa hợp hai vấn đề đó với nhau.

GS Đào Thế Tuấn

Nông nghiệp hợp đồng

Gia Minh: Lâu nay người ta cũng nói đến sự hợp tác giữa bốn nhà?

GS Đào Thế Tuấn: Chủ tương đó phổ biến tại Việt Nam, nhưng chủ tương đó dẫn đến hiện tượng ‘nông nghiệp hợp đồng’. Tuy nói bốn nhà nhưng nhà thế lực nhất là doanh nghiệp.

Ở Việt Nam có thực tế là nơi nào có nông nghiệp hợp đồng là nông dân bỏ, họ không hợp tác. Đây là hình thức bóc lột mới của doanh nghiệp đối với nông dân.

Tuy nói bốn nhà nhưng nhà thế lực nhất là doanh nghiệp. Ở Việt Nam có thực tế là nơi nào có nông nghiệp hợp đồng là nông dân bỏ, họ không hợp tác. Đây là hình thức bóc lột mới của doanh nghiệp đối với nông dân.

GS Đào Thế Tuấn

Chúng tôi không chủ trương phát triển mạnh nông nghiệp hợp đồng; chúng tôi xây dựng thể chế trong đó có sự tham gia của người sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm và có sự phân chia lợi nhuận công bằng.

Bây giờ có thể nói lợi nhuận trong nông nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp ăn hết. Hai vùng châu thổ Cửu Long và Tây nguyên là nơi mà nông dân tăng thu nhập chậm nhất. Ở một nước như Pháp vẫn có nông nghiệp hợp đồng đối với mặt hàng phải chế biến còn mặt hàng khác thì nông dân họ không tham gia.

Ở nơi nào mà nông nghiệp hợp đồng 50% và 50% nông nghiệp hợp tác xã thì thị trường ấy đứng về giá cả thì giá cả ổn định và phân chia lợi nhuận công bằng hơn.

Chúng tôi không chủ trương phát triển mạnh nông nghiệp hợp đồng; chúng tôi xây dựng thể chế trong đó có sự tham gia của người sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm và có sự phân chia lợi nhuận công bằng.

GS Đào Thế Tuấn

Làm sao để nông dân không bỏ nghề

Gia Minh: Nông dân Việt Nam nhiều đời sống bằng nông nghiệp, nay thì khoa học thay đổi có góp phần vào, thì làm sao để nông dân không bỏ nghề?

GS Đào Thế Tuấn: Ở Việt Nam bây giờ người ta không muốn làm nông dân nữa vì cho rằng nông dân là lạc hậu.

Tôi thì nghiên cứu bộ sách ‘Identité de la France’, và phổ biến ra. Chính nước Pháp nay vẫn công nhận Identité Peasantes là của nước Pháp và phát triển rất là mạnh. Đây là bài học rất quan trọng.

Chúng ta phải giúp họ, đào tạo ra một tầng lớp trí thức từ nông thôn. Có thể nói đại đa số trí thức ở VN là từ nông thôn. Hiện nay vai trò nông thôn đối với vấn đề phát triển giáo dục vẫn quan trọng, nhưng điều đó không được phổ biến…

GS Đào Thế Tuấn

Chúng ta phải giúp họ, đào tạo ra một tầng lớp trí thức từ nông thôn. Có thể nói đại đa số trí thức ở VN là từ nông thôn. Hiện nay vai trò nông thôn đối với vấn đề phát triển giáo dục vẫn quan trọng, nhưng điều đó không được phổ biến…

Gia Minh:Cơ quan chức năng đã thấy nhưng phải mất bao lâu mới có thể bắt kịp?

GS Đào Thế Tuấn: Vấn đề khó nói, vì bây giờ ảnh hưởng nước ngoài đối với Việt Nam rất nhiều và nhiều hướng khác nhau. Trí thức thì được đào tạo từ nhiều nước khác nhau, mà mỗi nước thì có bản sắc riêng nhưng chúng ta phải tạo được luồng suy nghĩ lớn ở trong nước, từ những suy nghĩ đó thành bản sắc của đất nước.