Chỉ thấy lượng mà không thấy chất
Tiến sĩ Vũ Quang Việt: Theo tôi nghĩ phải đánh giá lại toàn bộ hệ thống; phải thấy rằng nền kinh tế của Việt Nam đến nay không có chất lượng. Suốt một thời gian dài, sản xuất kinh tế chỉ nhắm về lượng mà không có chất lượng. Mục đích chính chỉ tập trung tăng GDP, càng thấy GDP càng lớn càng tốt, dù vay nợ, phá hoại môi trường, và nhiều vấn đề xã hội khác … Người ta không nhìn thấy, hoặc thấy mà cũng lờ đi.
Suốt một thời gian dài, sản xuất kinh tế chỉ nhắm về lượng mà không có chất lượng. Mục đích chính chỉ tập trung tăng GDP, càng thấy GDP càng lớn càng tốt, dù vay nợ, phá hoại môi trường, và nhiều vấn đề xã hội khác<br/>
Vấn đề là phải nhìn lại. Nếu không nhìn lại, thiếu hụt cán cân thanh toán đã lớn sẽ còn tiếp tục lớn, lên đến 18-20 tỷ đô la, khi đó lấy gì bù vào. Áp lực lạm phát sẽ rất lớn trong năm nay. Thế rồi, việc phải trả nợ nước ngoài mà trước đây đã hơn 30% một tí rồi, và sẽ tiếp tục lên 50%. Nếu cứ đà này sẽ lên đến 70% và 100% trong vòng một vài năm. Lúc đó áp lực trả nợ sẽ khó khăn, áp lực giải quyết các vấn đề của nền kinh tế sẽ khó khăn hơn bây giờ.
Gia Minh: Tiến sĩ nói phải đánh giá lại toàn bộ nền kinh tế, nhưng như thế có quá rộng không? Nút thắt đầu tiên nào cần gỡ?
Tiến sĩ Vũ Quang Việt: Theo tôi phải giải quyết vấn đề tập đoàn kinh tế quốc doanh, không thể để họ 'tự tung, tự tác'. Muốn tăng chất lượng phát triển kinh tế, cần
yêu cầu họ tập trung vào những ngành nghề mà họ có khả năng nhất , chứ không chạy sang mở sang các nghề khác như Tập đoàn Điện, Vinashin ra mở ngân hàng, cung cấp dịch vụ buôn bán chứng khoán, địa ốc…
Gia Minh: Những tập đoàn quốc doanh nói họ cũng có đóng góp cho thu nhập đất nước?
Tiến sĩ Vũ Quang Việt: Suốt mấy năm nay, khu vực kinh tế quốc doanh không tạo ra công ăn việc làm, thậm chí lao động trong khu vực quốc doanh còn giảm. Họ lấy vốn của Nhà Nước nhiều mà làm ăn không hiệu quả. Công ăn việc làm được tạo ra từ những công ty tư nhân nhỏ, và những công ty đầu tư, chứ không phải các công ty quốc doanh.
Suốt mấy năm nay, khu vực kinh tế quốc doanh không tạo ra công ăn việc làm, thậm chí lao động trong khu vực quốc doanh còn giảm. Họ lấy vốn của Nhà Nước nhiều mà làm ăn không hiệu quả. Công ăn việc làm được tạo ra từ những công ty tư nhân nhỏ, và những công ty đầu tư<br/>
Gia Minh: Theo tiến sĩ thì điều gì cản trợ hoạt động cải tạo hệ thống quốc doanh?
Tiến sĩ Vũ Quang Việt: Rõ ràng là vì lợi ích cá nhân đặt trên lợi ích quốc gia. Tình trạng tập đoàn thành lập công ty con, rồi xin cấp đất rẻ. Sau đó họ kêu gọi bà con, anh em góp vốn vào. Họ chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang xây nhà bán, từ đó trở nên giàu có ( thành tỷ phú) một cách dễ dàng. Vấn đề lợi ích của họ rất rõ.
Gia Minh: Việt Nam thường so sánh với những quốc gia lân cận, và cho rằng hướng đi kinh tế của họ đạt được hiệu quả và được đánh giá cao?
Thị trường mới không có chiều sâu
Tiến sĩ Vũ Quang Việt: Những nước khác như Thái Lan đã phát triển cao nhưng vừa qua gặp khó khăn phải chậm lại. Việt Nam là thị trường mới phát triển dễ làm tiền hơn cho một số nhà đầu tư nước ngoài, và những người có vốn bỏ vào. Lúc đầu sẽ vọt lên như thế. Hãy so sánh tỷ lệ tăng trưởng 7-8% với số vốn bỏ ra đến 40% hay hơn 40% GDP để đầu tư của Việt Nam; trong khi đó nước khác cũng đạt mức tăng trưởng tương tự mà vốn bỏ ra chỉ chừng 20%, 30% hay ít hơn thì như vậy sẽ thấy không hiệu quả.
Gia Minh: Những định chế như WB, IMF năm nào tổng kết cũng có khen ngợi thành quả của Việt Nam; rồi các nước cấp viện vẫn đổ vốn vào Việt Nam, năm sau cao hơn năm trước? Ông giải thích thế nào về điều đó?
Tiến sĩ Vũ Quang Việt: Trong thời gian trước mắt khả năng làm tiền còn nhiều. Khả năng làm tiền còn có thể dễ hơn cả bên Thái Lan…; nhưng sau đó không còn nữa họ sẽ rút đi.
Ngân hàng Thế giới cho vay mà thấy thành công hơn thì phải khen ngợi chứ sao. Dù thấy sai trái cũng thấy ít, vỗ tay nhiều hơn. Ngân hàng Thế giới từng vỗ tay hoan nghênh Á Châu hôm trước, hôm sau xảy ra khủng hoảng. Điều mà họ vỗ tay cũng có giá trị giới hạn thôi.<br/>
Còn Ngân hàng Thế giới cho vay mà thấy thành công hơn thì phải khen ngợi chứ sao. Dù thấy sai trái cũng thấy ít, vỗ tay nhiều hơn. Ngân hàng Thế giới từng vỗ tay hoan nghênh Á Châu hôm trước, hôm sau xảy ra khủng hoảng. Điều mà họ vỗ tay cũng có giá trị giới hạn thôi.
Điều quan trọng nhất đối với một nhà điều hành kinh tế phải thấy điểm dở của mình; chứ không phải luôn nghe ngóng tìm cách cho người ta vỗ tay khen mình.
Gia Minh: Vừa qua Viện trưởng Kinh tế của Việt Nam, ông Trần Đình Thiên chỉ ra 5 điểm yếu cơ bản của Việt Nam – cấu trúc thị trường chưa đồng bộ, nguồn nhân lực yếu cản trở tăng trưởng kinh tế lâu dài, khu vực doanh nghiệp thiếu và yếu, năng lực quản trị ở tầm vĩ mô thấp, nhiếu nút thắt tăng trưởng chưa được giải quyết-. Theo Tiến sĩ ngoài 5 điểm đó còn có những điểm gì nữa?
Tiến sĩ Vũ Quang Việt: Những điểm đó một phần phù hợp Việt Nam, phần khác cũng phù hợp với mọi nền kinh tế. Cần phải nhận rõ, thẳng thắn những vấn đề của Việt Nam. Thứ nhất là vấn đề đầu tư quá lớn- hơn 40% GDP mà không đạt kết quả tốt; tức đầu tư không đúng chỗ, không có kiểm soát- đó là đầu tư cho các tập đoàn quốc doanh.
Thứ nhất là vấn đề đầu tư quá lớn- hơn 40% GDP mà không đạt kết quả tốt; tức đầu tư không đúng chỗ, không có kiểm soát- đó là đầu tư cho các tập đoàn quốc doanh.
Vấn đề thứ hai gần chục năm nay, vấn đề xuất khẩu quá ít mà nhập khẩu nhiều dẫn đến thâm thủng cán cân thương mại càng ngày càng lớn. Nếu cứ tiếp tục như thế nền kinh tế không thể tồn tại được. Nền kinh tế Việt Nam chủ yếu là gia công, chủ yếu nhập máy móc về mà lại là những loại máy tồi và rẻ nhưng lại khai giá cao hơn để trục lợi cá nhân.
Máy móc như thế khiến chi phí sản xuất cao lên, hao hụt nguyên vật liệu rất lớn. Từ đó giá thành cao hơn, khó cạnh tranh. Sau một thời gian phải thay máy mới.
Gia Minh: Việt Nam vẫn gượng được, qua nguồn kiều hối, và ngành nông nghiệp.
TS Vũ Quang Việt: Phải tiếp tục như thế chứ không đa số dân Việt Nam sẽ chết đói. Nếu có khu vực sản xuất tốt nhất ở Việt Nam, đó là khu vực nông nghiệp. Khu vực này tạo ra công ăn việc làm, giữ người nông dân lại; nhưng họ vẫn tiếp tục nghèo vì cả nền kinh tế không phục vụ gì cho nông nghiệp cả. Họ tự làm, tự sản xuất.
Gia Minh: Cám ơn Tiến sĩ.