Nhớ Sài Gòn năm xưa
Nam Nguyên :
Thưa ông Thiện Giao, năm nay báo Người Việt cũng ra báo Xuân như mọi năm, nhưng có tin nói là tờ báo "đồ sộ" hơn hẳn và có nhiều thay đổi nhất từ khi Người Việt cải tổ đến nay?
Ông Phạm Phú Thiện Giao :
Vâng. Thưa ông, năm nay tờ báo Xuân Người Việt đúng là về mức độ "đồ sộ" thì có nhiều hơn năm ngoái và các năm trước vì số trang tăng lên. Và như ông cũng biết, nội dung tăng là vì số quảng cáo tăng nên năm nay báo Xuân Người Việt dày đến hơn 250 trang.
Và chủ đề chúng tôi chọn thì không đi theo chủ đề cổ điển bình thường, tức là “năm Thìn thì nói về con Rồng” v.v. thì chúng tôi không có làm như vậy, nhưng mà chọn hai chủ đề chính là viết về Sài Gòn của những năm trước 1975 và ký ức về Tết nông thôn Việt Nam.
Nam Nguyên :
Báo Người Việt như chúng tôi được biết là bán tới giá 15-16 đô la, tức là cũng khá đắt, và thưa ông báo phát hành với số lượng như thế nào và sự đón nhận của độc giả Người Việt ra
Ông Phạm Phú Thiện Giao :
Vâng. Như ông biết, cộng đồng Việt Nam lớn nhứt ở Hoa Kỳ là nằm ngay tại Quận Cam – nơi đặt tòa soạn tờ báo Người Việt, thì giá của một tờ báo Xuân Người Việt bán ngay tại Quận Cam thì chỉ có 9 Mỹ kim thôi, nhưng khi đưa đến các tiểu bang khác thì người ta lại bán với giá rất là cao, có nơi bán đến 15 Mỹ kim, có nơi thậm chí bán đến 30 Mỹ kim.
chủ đề chúng tôi chọn thì không đi theo chủ đề cổ điển bình thường, tức là “năm Thìn thì nói về con Rồng” v.v. thì chúng tôi không có làm như vậy, nhưng mà chọn hai chủ đề chính là viết về Sài Gòn của những năm trước 1975 và ký ức về Tết nông thôn Việt Nam.
Thiện Giao
Còn số phát hành năm nay là 11.000 số báo, và như ông biết là năm nay Tết đến sớm hơn mọi năm đến một tháng và chúng tôi đã phát hành báo từ trước Noel. Và cho đến bây giờ thì báo đã bán gần như hết rồi, chúng tôi chỉ để dành lại một ít để bán trong Hội Chợ Tết Sinh Viên tại Miền Nam California như là một truyền thống hàng năm vậy đó.
Nam Nguyên :
Thưa ông, chúng tôi muốn xin nhận định của ông về vấn đề là ở những nước có nền báo chí lớn, chẳng hạn như Hoa Kỳ hay là Pháp, hay là Anh, thì những báo chí dòng chính của họ không có làm báo Xuân, không có báo Xuân, nhưng mà đối với Việt Nam thì lại hoàn toàn khác, từ trước 1975 ở Việt Nam Cộng Hòa – Miền Nam Việt Nam, rồi sau năm 1975 ở trong nước hiện giờ và ở hải ngoại. Theo ông, cái gì thôi thúc khiến những người làm báo Việt Nam đều làm báo Xuân hết ?
Ông Phạm Phú Thiện Giao :
Tôi nghĩ rằng làm báo Xuân thì đó là một truyền thống của người Việt mình mà người Tây Phương thì không có. Người Việt Nam làm báo Xuân rất nhiều. Tôi không biết là các nền báo chí khác của Châu Á thì có làm báo Xuân tương tự như người Việt Nam hay không, nhưng mà theo chỗ chúng tôi được biết thì báo Xuân của người Việt Nam có từ thập niên 1920, và từ đó mọi người tiếp tục làm báo Xuân cho tới ngày hôm nay, kể cả những người đã đi ra hải ngoại vẫn giữ thói quen là làm tờ báo Xuân mỗi khi Mùa Xuân về.
báo Xuân Người Việt xứng đáng là một món quà, bởi vì nó mang lại ký ức của Sài Gòn những năm trước 1975 cho những người đã ra đi từ năm 1975 hoặc là những người đi sau này khi đọc tờ báo Xuân họ sẽ thấy lại hình ảnh của họ hoặc là của thế hệ trước đó, của một giai đoạn mà nó đã trở thành quá khứ
Thiện Giao
Và bên cạnh tờ báo Xuân thì đến ngày đầu năm lại có một số nữa gọi là số Tân Niên để nhìn lại tất cả những sự kiện của năm vừa qua, rồi sau đó đặt ra những kỳ vọng cho năm mới. Tôi nghĩ rằng đây là một nét rất đặc trưng của nền báo chí Việt Nam cả trong và ngoài nước.
Nam Nguyên :
Thưa ông, thói quen của người Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại thì ngày Tết ít nhất ở trong nhà cũng có một tờ báo Xuân. Theo ông, báo Xuân Người Việt năm nay đáp ứng cho độc giả điều gì?
Ông Phạm Phú Thiện Giao :
Xin cảm ơn câu hỏi của ông. Báo Xuân Người Việt năm nay, chúng tôi biết rằng độc giả của báo Người Việt đa số là người tị nạn và ở lứa tuổi cao, do đó mỗi năm khi làm tờ báo Xuân chúng tôi đều chọn chủ đề mà chủ đề đó đáp ứng được nhu cầu của độc giả của chúng tôi, do đó năm nay tờ báo Xuân Người Việt xứng đáng là một món quà, bởi vì nó mang lại ký ức của Sài Gòn những năm trước 1975 cho những người đã ra đi từ năm 1975 hoặc là những người đi sau này khi đọc tờ báo Xuân họ sẽ thấy lại hình ảnh của họ hoặc là của thế hệ trước đó, của một giai đoạn mà nó đã trở thành quá khứ rồi, và nó mang lại cho họ những kỷ niệm mà có lẽ lâu lắm rồi họ không thấy được.
Chúng tôi lấy thí dụ là chúng tôi có 4 trang báo rất đặc biệt trong số 250 trang hôm nay, thứ nhứt là hai trang về ký họa do nữ họa sĩ Bé Ký ghi lại từ thập niên 1960 ở Sài Gòn, đó là những sinh hoạt của đường phố bình dân của Sài Gòn, và hai trang nữa là hai trang chúng tôi được một nhiếp ảnh gia vốn là một cựu chiến binh Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh Việt Nam, ông chụp lại các sinh hoạt của Sài Gòn trước năm 1975 khi ông đang phục vụ trong cuộc chiến, thì ông cho phép chúng tôi dùng rất nhiều hình ảnh của ông chụp vào thời gian đó. Và độc giả khi nhìn những trang báo này thì họ đều nói là họ bất ngờ khi nhìn lại chính kỷ niệm của họ hồi 40 năm trước.
Nam Nguyên :
Xin phép được hỏi ông một câu nữa, đây là số báo Xuân thứ bao nhiêu và Người Việt đã bắt đầu phát hành báo Xuân từ năm nào?
Ông Phạm Phú Thiện Giao :
Vâng. Thưa ông, đây là tờ báo Xuân có lẽ là thứ hai mươi mấy rồi. Cứ mỗi một năm thì Người Việt lại làm một tờ báo Xuân. Người Việt ra đời từ năm 1978 nhưng mà đến khoảng 20 năm sau đó thì mới bắt đầu làm tờ báo Xuân đầu tiên, và đến hôm nay thì khi mà tôi về vị trí chủ bút của tờ báo thì đây là tờ báo Xuân thứ ba mà tôi thực hiện với Ban Biên Tập tờ báo Người Việt.
Nam Nguyên :
Cảm ơn ông Thiện Giao rất nhiều.
Ông Phạm Phú Thiện Giao :
Xin cảm ơn ông.