Chiều ngày 23 tháng 7 năm 2011 phiên họp thứ nhất của Quốc hội khóa 13 không có gì bất ngờ. Ngoài các thủ tục bầu bán, Quốc hội đã tiến hành thẩm tra tư cách Đại biểu Quốc hội và thông qua Nghị quyết về việc xác nhận tư cách Đại biểu Quốc hội khóa XIII đồng thời xem xét, quyết định về tổ chức, nhân sự, bầu các chức danh lãnh đạo cấp cao của các cơ quan nhà nước.
Với 457 phiếu tán thành, chiếm hơn 91%, ông Nguyễn Sinh Hùng đã được các đại biểu Quốc hội bầu vào chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XIII. Quốc hội cũng bầu ra 4 Phó Chủ tịch Quốc hội gồm: Ông Uông Chu Lưu, ông Huỳnh Ngọc Sơn, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, và bà Tòng Thị Phóng.
Quốc hội dành hai ngày 25 và 26 tháng 7 để bầu Chủ Tịch Nước và Thủ tướng chính phủ, mặc dù cả nước ai cũng biết các vị trí này là do ai đảm nhiệm kể từ đại hội Đảng lần thứ 11 tổ chức trước đó sáu tháng vào ngày 19 tháng 1 năm 2011. Qua trình tự này người dân vẫn băn khoăn tại sao vai trò của Quốc hội lớn như thế lại làm chức năng hợp thức hóa những chỉ định của Đảng mà không thực hiện đúng theo hiến pháp quy định?
Đại biểu và nguyện vọng người dân
Đại biểu Quốc hội khóa 13 nếu so với khóa trước người ta thấy thiếu nhiều khuôn mặt có tầm nhìn và kiến thức sâu cũng như các chất vấn thông minh của họ. Những người như GSTS Nguyễn Minh Thuyết, bà Phạm Thị Loan, ông Lê Văn Cuông .. không thấy có mặt tại Quốc hội kỳ này thay vào đó là một con số rất lớn các doanh nhân được bầu vào khóa 13 đã làm dư luận nổi lên nhiều quan ngại sau khi kết quả bầu cử được công bố.
Ông Bùi Kiến Thành một doanh nhân Việt kiều về nước làm việc trong nhiều năm qua có nhận xét về cách tổ
chức của Quốc Hội Việt Nam như sau:
Quốc Hội Việt Nam rất đặc biệt là nó tập hợp rất nhiều lĩnh vực với nhiều kinh nghiệm khác nhau. Ở Việt Nam mấy người vào Quốc hội như mấy ông sư hay tướng tá là một việc hết sức khác so với các nước. Họ không bắt buộc phải hiểu biết về chính trị hay lập pháp, luật lệ. Nó độc đáo ở chỗ phần lớn là nghiệp dư, cứ mỗi năm tới gặp nhau chờ chính phủ đưa ra những dự án luật này luật kia rồi họp nhóm rồi cho ý kiến và cuối cùng thì bấm nút thế là xong!
<i>Quốc Hội Việt Nam rất đặc biệt là nó tập hợp rất nhiều lĩnh vực với nhiều kinh nghiệm khác nhau. Ở Việt Nam mấy người vào Quốc hội như mấy ông sư hay tướng tá là một việc hết sức khác so với các nước. Họ không bắt buộc phải hiểu biết về chính trị hay lập pháp, luật lệ. </i> <br/>
40 khuôn mặt doanh nhân được cử tri theo dõi hơn tất cả mọi khuôn mặt chính trị khác. Tâm lý người dân là muốn thay đổi bộ mặt Quốc hội vì đã quá lâu lập đi lập lại những người là cán bộ đảng viên. Tuy nhiên nhiều lo ngại rằng những chiếc ghế cao quý dành quá nhiều cho doanh nhân không khéo lại khiến cho giới này có thời cơ lũng đoạn cả quốc hội với các hành động lobby vận động những luật có lợi cho nhóm doanh nghiệp.
Theo TTXVN cho biết ông tân Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã rất ủng hộ đại biểu doanh nhân. Trong lần gặp gỡ các đại biểu Quốc hội là doanh nhân ông Hùng đã phát biểu: “Các đại biểu là doanh nhân khi thảo luận tại Quốc hội cần phải đại diện cho ý chí, nguyện vọng của doanh nghiệp cả nước, cố gắng làm hết sức mình, làm sao thể hiện tiếng nói của doanh nghiệp đối với Quốc hội”.
Bà Phạm Chi Lan, nguyên tư vấn cho văn phòng Thủ tướng và cũng từng giữ chức vụ Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết nhận xét của bà như sau:
Tôi cho là một người đã vào quốc hội thì bất cứ làm nghề gì đều phải trước hết vì cử tri bầu cho mình. Đừng vì cộng đồng nhỏ của mình thí dụ như doanh nghiệp thì làm kinh doanh là chính. Cũng có những lợi ích của doanh nghiệp không đúng đắn thì nó sẽ xung đột với lợi ích của cộng đồng. Nếu doanh nhân vào quốc hội thì có thể có tiếng nói cho cộng đồng của mình nhưng là những tiếng nói chính đáng phù hợp với lợi ích của cộng đồng khác.
Trong phiên chất vấn Thủ tướng hai chị em bà Yến đều có câu hỏi nhưng người ta chú ý đến câu hỏi của ông Tâm hơn bởi nội dung mang tính lợi ích nhóm của nó, ông không hỏi Thủ tướng về những gì cử tri của ông cần thiết nhưng lại hỏi ý kiến Thủ tướng là giới doanh nhân của ông nên đầu tư vào lãnh vực nào!<br/>
Hai khuôn mặt doanh nhân nổi trội nhất trong Quốc hội khóa này là hai chị em ruột Đặng Thị Hoàng Yến và Đặng Thành Tâm. Ông Tâm là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (SGI), còn bà Đặng Thị Hoàng Yến, chị gái ông Tâm là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Tân Đức.
Bà Yến bị báo chí cho là người có quá khứ phạm pháp trước khi ra tranh cử, tuy nhiên bà vẫn thắng cử và
sau đó là những cáo buộc tiếp theo của báo chí cho thấy bà có những hành vi mua chuộc cử tri tại Long An nơi bà ra tranh cử.
Trong phiên chất vấn Thủ tướng hai chị em bà Yến đều có câu hỏi nhưng người ta chú ý đến câu hỏi của ông Tâm hơn bởi nội dung mang tính lợi ích nhóm của nó, ông không hỏi Thủ tướng về những gì cử tri của ông cần thiết nhưng lại hỏi ý kiến Thủ tướng là giới doanh nhân của ông nên đầu tư vào lãnh vực nào!
Bên cạnh những viên sạn từ đại biểu doanh nhân, cũng có một vài đại biểu khác không phải là doanh nhân quan tâm đến các vấn đề hệ trọng khác của quốc gia.<br/>
Một doanh nhân khác là ông Hoàng Hữu Phước đã bị báo chí cả lề phải lẫn lề trái công kích dữ dội về phát biểu cho rằng người dân không cần luật biểu tình. Sự mù mờ trong lập luận đã khiến đại biểu này bị bêu xấu khắp nơi, ngay cả khi gặp gỡ cử tri sau đó tại thành phố Hồ Chí Minh ông Phước vẫn bị truy vấn nhiều câu hóc búa khác.
Bên cạnh những viên sạn từ đại biểu doanh nhân, cũng có một vài đại biểu khác không phải là doanh nhân quan tâm đến các vấn đề hệ trọng khác của quốc gia. Điển hình là đại biểu Lê Bộ Lĩnh đã không e dè khi đặt câu chất vấn thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sáng 25 tháng 11 như sau:
Trong thời gian vừa qua cử tri và nhân dân cả nước đặc biệt quan tâm theo dõi những hoạt động đối ngoại sôi động của Đảng và Nhà nước và các kết quả quan trọng của ta đã đạt được cả trên diễn đàn quốc tế và khu vực và quan hệ song phương đã tạo điều kiện quan hệ quốc tế hết sức thuận lợi cho công cuộc bảo vệ và phát triển đất nước.
Dù sao nếu đại biểu quốc hội thực hiện đầy đủ chức năng của họ thì cỗ máy nhà nước có lẽ không đến nỗi chạy ngược lại với xu thế thời đại, thông qua sự tận tụy của người được dân bầu lên để thay họ nói lớn nguyện vọng trước diễn đàn Quốc hội.<br/>
Xin Thủ tướng cho biết hai vần đề trong bối cảnh khu vực Biển Đông đang diễn biến phức tạp. Một là những giải pháp cụ thể mà chính phủ sẽ thực hiện trong thời gian tới để bảo vệ chủ quyền biển đảo của chúng ta? Và chủ trương của chính phủ đối với việc người dân biểu thị lòng yêu nước của mình trước những hành động của các thế lực bên ngoài vi phạm chủ quyền biển đảo của chúng ta.
Câu hỏi của đại biểu Lê Bộ Lĩnh đã khơi gợi cho nhiều vần đề và các trả lời của Thủ tướng Dũng đã khiến người dân đặc biệt chú ý.Có lẽ đây là những câu hỏi và trả lời thẳng thắng nhất trong mọi cuộc chất vấn mà người dân được biết tới nay.
Nhìn lại các hoạt động của đại biểu Quốc hội trong năm qua, tuy còn nhiều hạt sạn trong các phát ngôn nhưng bức tranh toàn cảnh cho thấy mỗi năm Quốc hội Việt Nam mỗi tiến bộ hơn so với chính mình. Đây có lẽ là hình ảnh lạc quan nhất trong tình hình ảm đạm của kinh tế hiện nay.
Dù sao nếu đại biểu quốc hội thực hiện đầy đủ chức năng của họ thì cỗ máy nhà nước có lẽ không đến nỗi chạy ngược lại với xu thế thời đại, thông qua sự tận tụy của người được dân bầu lên để thay họ nói lớn nguyện vọng trước diễn đàn Quốc hội.
Theo dòng thời sự:
- Quốc hội chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
- Tình trạng nhân quyền tại Việt Nam
- Ngoại giao Việt Nam năm 2011
- Dân Chủ qua bản án của cựu Tổng thống Jacques Chirac
- Đòi thêm dân quyền cho hiến pháp mới
- Để có một xã hội trung thực và ngay thẳng
- Nhân sĩ trí thức khởi kiện Đài Phát thanh Truyền hình Hà Nội
- Thư ngỏ của một công dân yêu nước
- Khi những người yêu nước bị biến thành tội phạm