Bị bắt vì photo bài viết Nhật Ký Biểu Tình

Hôm thứ Tư ngày 15 vừa qua, nhà giáo Nguyễn Thượng Long bị công an mời đi làm việc khi đang ở trong một tiệm photo tại quận Hà Đông để sao chụp lại bài Nhật Ký Biểu Tình.

0:00 / 0:00

Nhà giáo Nguyễn Thượng Long, phó tổng biên tập báo ngoài luồng có tên bán nguyệt san Tổ Quốc, thường lên tiếng hoặc có những bài viết về tự do dân chủ, bị công an mời đi làm việc khi đang ở trong một tiệm photo tại quận Hà Đông để sao chụp lại bài Nhật Ký Biểu Tình mà qua đó ông bày tỏ cảm nghĩ về cuộc biểu tình chống Trung Quốc của sinh viên học sinh Hà Nội hôm Chúa Nhật 5 tháng Sáu.

Tưởng cần nhắc hồi tháng Sáu 2010 ông Nguyễn Thượng Long cũng từng bị công an bắt đi làm việc liên tục vì sao chụp lại bán nguyệt san Tổ Quốc ấn bản số 89 cũng trong một tiệm photocopy ở Hà Nội. Nói chuyện với Thanh Trúc hôm nay, nhà giáo Nguyễn Thượng Long xác nhận ông bị công an bắt gặp và mời đi làm việc ngay khi đang in chụp bài Nhật Ký Biểu Tình:

Chia sẻ

000_Hkg4974797-250.jpg
Người dân biểu tình phản đối Trung Quốc hôm 05/06/2011 tại Hà Nội. AFP PHOTO.

Ông Nguyễn Thượng Long: Sự việc ấy hoàn toàn đúng, tôi là tác giả bài Nhật Ký Biểu Tình. Ngày mùng Năm tháng Sáu tôi có đến tận nơi để quan sát và tôi đã viết được bài viết đó. Rất nhiều bạn bè các nơi muốn xin tôi bài viết đó thì tôi có bảo tôi đã công bố trên mạng rồi. Bạn bè, toàn những người có tuổi cả, bảo là "chúng tôi không có đời sống mạng cho nên nếu ông có thì ông photo cho chúng tôi xin". Thế nên hôm đó tôi đi với mục đích muốn chia sẻ với bạn bè cái tâm trạng của mình về sự kiện đó và tôi cũng đúng là bị như thế đấy.

Thanh Trúc: Thưa nhà giáo Nguyễn Thượng Long, như ông nói, với nhiều người không có phương tiện truy cập mạng hoặc không biết cách lên mạng để đọc bài Nhật Ký Biểu Tình của ông thì ông có thể tóm tắt một vài điểm chính để cho những người đang nghe buổi nói chuyện này biết được nội dung của bài báo?

Ông Nguyễn Thượng Long: Thực ra thì tôi chỉ viết lại những gì mà tôi đã dấn thân và quan sát được từ khi tôi đến vườn hoa, đó là lúc 7giờ 30 cho đến quá 8 giờ, tức là thời điểm nhiệt độ bắt đầu nóng lên, bắt đầu có sự khống chế và xô đẩy anh em học sinh sinh viên ra khỏi khu vực đó.

Tôi quan sát được gì thì tôi bày tỏ. Đó hoàn toàn là tâm trạng của tôi khi quan sát hiện tượng như vậy và tôi bày tỏ cảm tưởng của tôi về hiện tượng đó. Tôi đã viết lại trong bài Nhật Ký Biểu Tình và tôi nghĩ tôi đã nói đúng những gì lương tâm tôi cần phải nói. Vấn đề chỉ có vậy.

Thanh Trúc: Thưa có phải khi công an xuất hiện mời ông về làm việc là lúc ông đang copy lại, in chụp lại bài báo Nhật Ký Biểu Tình?

Rất nhiều bạn bè các nơi muốn xin tôi bài viết đó thì tôi có bảo tôi đã công bố trên mạng rồi. Bạn bè, toàn những người có tuổi cả, bảo là <i>"chúng tôi không có đời sống mạng cho nên nếu ông có thì ông photo cho chúng tôi xin"</i>.

Nhà giáo Nguyễn Thượng Long<br/>

Ông Nguyễn Thượng Long: Đúng, tôi photo xong thì tôi thấy có những nhân viên an ninh rất trẻ, đến nói "bác có phải là bác Long không, bác đang vừa mới photo một tài liệu mà đó là một tài liệu rất nhậy cảm thì xin bác cho tôi được xem". Tôi là thầy giáo cho nên tôi không sẵn sàng để gân guốc, và tôi nghĩ cái đấy rất đàng hoàng rất công khai,tôi ký tên và tôi chịu trách nhiệm về tất cả, vì thế tôi cho họ xem và quan sát xong là họ cứ thế họ đưa tôi về trụ sở để làm việc.

Thanh Trúc: Ông nói đưa ông về, có nghĩa là họ mời ông về đồn một cách đàng hoàng hay là họ áp tải ông, hay là họ ra lệnh cho ông đi lên đồn công an làm việc?

Ông Nguyễn Thượng Long: Nói tóm lại thì cũng không quá là căng thẳng. Tôi cũng không muốn ầm ĩ vì tôi có tuổi rồi, còn những anh em đó thì còn quá trẻ, tôi cũng muốn nói chuyện ôn hòa với họ. Họ nói mời bác về làm việc thì tôi cũng cứ đi để xem người ta làm việc thế nào.

Thanh Trúc: Khi về đồn để làm việc, thưa ông, chính những người công an mời ông về họ thẩm vấn ông hay …

Ông Nguyễn Thượng Long: Không, những người phát hiện tôi ở đấy là những anh em trinh sát. Trinh sát thì họ rải khắp các đường phố, các cửa hàng photo, những địa điểm nhậy cảm mà không may lúc đấy là trinh sát phát hiện ra là tôi ở đó. Còn khi về đấy thì những vị đó không thấy xuất hiện nữa mà tôi thấy xuất hiện toàn những nhân vật cao trọng hơn, ở tầm cao hơn, ví dụ như ở quận, ở thành phố, ở cơ quan điều tra, ở PA 38 An Ninh Chính Trị, thậm chí tôi cũng nhận diện sự xuất hiện của các nhân viên an ninh A 42 tức các nhân viên an ninh Bộ Công An mà tôi biết qua nhiều lần làm việc trước. Tôi thấy gần như là đủ một bộ của các cơ quan quyền lực công an và an ninh, họ đã đến rất nhanh, rất kịp thời.

Tài liệu nhậy cảm

Giới trẻ xuống đường biểu tình chống Trung Quốc hôm 12/6/2011 tại Hà Nội. AFP Photo.
Giới trẻ xuống đường biểu tình chống Trung Quốc hôm 12/6/2011 tại Hà Nội. AFP Photo.

Thanh Trúc: Thưa những người ông nói là những thành phần quan trọng trong Bộ Công An có giải thích lý do vì sao họ mời ông về để hỏi ông về bài báo Nhật Ký Biểu Tình hay không?

Ông Nguyễn Thượng Long: Nói chung họ cũng vào vấn đề, nói là những gì họ vừa phát hiện tôi ở đó, và cái bài viết mà tôi photo, rồi là những gì họ yêu cầu tôi hợp tác với họ trong lúc đó.

Thế thì nói chung tôi xử sự ôn hòa nhưng mà tôi rất bất bình. Tôi nói với họ tôi rất không hài lòng, đây là những quyền tự do tối thiểu của tôi nhưng không được tôn trọng. Điều tôi khẳng định với họ là tôi rất bất bình và tôi đã từ chối bữa ăn trưa đó. Đúng là tôi đã nhịn suốt từ sáng cho đến chiều tối khi xong công việc trở về. Tôi đã dự định là nếu như họ cứ tiếp tục thì tôi cũng sẽ tiếp tục chứ không cần phải ăn uống gì đâu. Tôi chỉ muốn bày tỏ với họ là tôi không có làm điều gì sai trái cả. Tôi sống và làm việc theo lương tâm, những gì tôi thấy cần thì tôi làm, thế thôi.

Thanh Trúc: Thưa ông, về lời nhắc nhở của công an khi kết thúc buổi làm việc, rằng "trong giai đoạn nhậy cảm này thì những người công dân hãy hết sức cẩn trọng trong việc xử lý, in ấn, photo các tài liệu mà công an thấy là không chính thống". Ông nghĩ thế nào về lời nhắc nhở đó?

Còn cái gọi là nhậy cảm là thế nào? Tức là xử lý, in ấn, photo? <br/>

Nhà giáo Nguyễn Thượng Long<br/>

Ông Nguyễn Thượng Long: Tôi thì không hài lòng về cái câu này, chỉ có thể nói chơi chơi với nhau thì được thế nhưng thành luật thì không được. Thành luật thì nó phải là cái điều gì của hiến pháp, điều gì của pháp luật của Bộ Luật nào. Cái đó chỉ là cái nhất thời thôi. Còn cái gọi là nhậy cảm là thế nào? Tức là xử lý, in ấn, photo? Nhậy cảm là thế nào thì những cái đấy quá chung chung, những cái đấy thuộc về quyền cơ bản, quyền tự do tối thiểu của con người.

Cho nên những điều mà công an nhắc nhở tôi thì tôi cũng chẳng muốn tranh luận nhiều. Nó chỉ là những lời khuyên mà tôi nghĩ không có giá trị lắm và tôi cũng nói với họ rằng tôi cảm thấy rất là khó sống. Tôi là người viết báo mà nếu viết báo thì chẳng nhẽ mình chỉ viết cho mình? Viết báo thì phải chia sẻ với người đọc của mình, thấp nhất ít nhất thì đó là bạn bè, rộng rãi ra thì đó là độc giả, mà ai biết được có bao nhiêu người đọc của mình. Nếu nói chuyện đó đối với người viết báo thì tôi thấy quá luẩn quẩn. Họ nói thì họ nói vậy thôi, còn cái mà tôi nghĩ tối thượng và quan trọng nhất là chúng ta sống, làm việc, chịu trách nhiệm ở lương tâm.

Cho nên trong những ngày tháng này, bên cạnh việc quan sát những vấn đề về luật, về hiến pháp thế nọ thế kia, thì cũng phải có cái điều chúng ta phải nghĩ là lương tâm của mình như thế nào. Tôi nghĩ là lúc này rất cần chúng ta phải sống cho lương tâm của mình.

Thanh Trúc: Xin cảm ơn nhà giáo Nguyễn Thượng Long.

Theo dòng thời sự: