Ngay sau phiên toà phúc thẩm ngày 28 tháng Sáu này, người con trai tên Nguyễn Văn Tuấn của bị can dân oan Nguyễn Văn Tư không dằn được nỗi phẫn uất:
Nguyễn Văn Tuấn: Phiên toà hôm nay làm tôi buồn từ trưa tới giờ. Bây giờ tôi chỉ đòi lại sự công bằng cho ba tôi thôi (khóc). Tôi không biết nói gì hơn (khóc). Gia đình tôi quá nghèo khổ, quá bức xúc. Tôi chỉ muốn đòi lại quyền lợi cho ba tôi (khóc). Tại vì ở đây họ chỉ đè nén. Nếu ba tôi nhất cử nhất động gì thì họ họ ghán ghép tội này, tội kia để đè nén ba tôi.
Có luật sư bào chữa cũng như không
Trong phiên phúc thẩm ấy, cả gia đình ông Nguyễn Văn Tư, còn gọi là Tư Hồng, cùng nhiều nông dân ở Nông trường Sông hậu được dự, như Nguyễn Văn Tuấn cho biết:
Nguyễn Văn Tuấn: Nói chung là cả nhà tôi đi hết. Nhà có anh chị em – 3-4 người – thì đi. Rồi bà con ở trong nông trường hay, họ cũng xuống. Họ cũng vẫn cho vô toà ngồi nghe, nhưng mà không cho có ý kiến gì hết, có nghĩa là mình xin nói thì họ nói là phiên toà này xử ông Nguyễn Văn Tư chứ không phải xử bà con. Chỉ có bên thẩm phán và bên Viện Kiển sát hỏi rồi bên Luật sư tranh cãi với nhau thôi.
Nguyễn Văn Tuấn mô tả lại diễn tiến phiên toà như sau:
Nguyễn Văn Tuấn: Hôm nay LS Hà Huy Sơn biện hộ cho thấy không có bằng chứng gì để buộc tội ba tôi hết. Rồi hỏi bên Viện Kiểm sát, Viện Kiểm sát không trả lời được. Có nghĩa là muốn kết tội người ta thì phải có nhân chứng, vật chứng hay những gì liên quan. Viện Kiểm sát trả lời không được nhưng vẫn ghép tội. Ba tôi hỏi ba tôi làm gì nên tội.
LS Hà Huy Sơn bào chữa rất hay, tưởng chừng như ba tôi sẽ được trắng án. Nhưng sau khoảng 2 tiếng nghị án, toà tuyên án ba tôi 2 năm 6 tháng tù, và cho công an bắt ba tôi đưa ngay vô trại giam rồi
Nguyễn Văn Tuấn
Thí dụ như một cái đơn viết thưa chính quyền ở đây là thu dư số lúa nhưng không trả. Rồi những người dân khác thấy đơn như vậy, bảo đọc cho họ nghe, họ vừa ý, mượn đơn của ba tôi để sao ra. Họ không biết chữ, nhờ viết tên dùm họ rồi họ ký và khẳng định chịu trách nhiệm. 15 nông dân này đã ký tên và đều chấp nhận trách nhiệm hết. Nhưng giới cầm quyền gán tội cho ba tôi là “phản động” . LS biện hộ rằng như vậy là không phải, vì hiến pháp, luật pháp quy định người dân được quyền thưa kiện. Nói chung, LS Hà Huy Sơn bào chữa rất hay, tưởng chừng như ba tôi sẽ được trắng án. Nhưng sau khoảng 2 tiếng nghị án, toà tuyên án ba tôi 2 năm 6 tháng tù, và cho công an bắt ba tôi đưa ngay vô trại giam rồi.
Chúng tôi có liên lạc với LS Hà Huy Sơn, nhưng vì lý do tế nhị nên ông không tiện đi vào chi tiết vấn đề:
LS. Hà Huy Sơn: Tôi không muốn phổ biến vụ này vì còn liên quan đến các khách hàng, thân chủ khác của tôi. Anh có thể hỏi gia đình họ.
Anh Nguyễn Văn Tuấn bày tỏ bất bình trước một phiên xử chỉ mang lại thêm nỗi oan khiên cho tá điền vốn đã bị chủ điền – là Nông trường Sông Hậu – chèn ép qua hàng chục năm thu tô vượt quy định của Nhà nước.
Nguyễn Văn Tuấn: Tôi nhận xét phiên toà này quá vô lý, quá phi nghĩa. Tại vì người dân không có tội mà chính quyền đè ép người dân thôi. Mà thưa thì không ai xử, không ai giải quyết, chỉ có hứa với hẹn; mà hứa với hẹn thì ba tôi phải làm đơn gởi tiếp. Gởi xong thì họ cũng hứa rồi lại hẹn chứ đâu có giải quyết. Từ chỗ đó dân mới bức xúc. Sự thật là dân thưa để đòi lại những khoản lúa bị Nông trường Sông Hậu thu dư từ năm 1979 tới giờ - đã ba mươi mấy năm trời.
Nông dân oan ức kéo ra đông thì họ đổ thừa ba tôi sách động. Nhưng thực sự dân kéo ra đông là vì họ biết được quyền lợi của mình, nên kéo ra để đòi hỏi gặp giám đốc Nông trường Sông Hậu hay ai có trách nhiệm để có hướng giải quyết cho họ, hay hứa hẹn như thế nào đó...
Nguyễn Văn Tuấn
Nhưng họ đâu có trả. Không trả, không ra văn bản. Khi ra văn bản thì chung chung, bảo dân tìm giám đốc nông trường. Nhưng giám đốc nay đi họp, mai đi công tác, không được gặp. Nông dân oan ức kéo ra đông thì họ đổ thừa ba tôi sách động. Nhưng thực sự dân kéo ra đông là vì họ biết được quyền lợi của mình, nên kéo ra để đòi hỏi gặp giám đốc Nông trường Sông Hậu hay ai có trách nhiệm để có hướng giải quyết cho họ, hay hứa hẹn như thế nào đó cho họ vui lòng.
Khiếu nại bị 18 tháng tù, khiếu nại tiếp bị 2 năm 6 tháng tù…
Và người con trai của dân oan Nguyễn Văn Tư không khỏi lưu ý về tình cảnh “bị chiếu cố đặc biệt’ của cha mình:
Nguyễn Văn Tuấn: Hiện bây giờ ở Cần Thơ chỉ có một mình ba tôi bị họ đặc biệt ghìm nén. Dân ở đâu, như huyện Cở Đỏ, Trung Thạnh, Thốt Nốt gì thì tôi không biết. Còn xuống Uỷ ban Nhân dân TP Cần Thơ thì họ nói ba tôi dẫn đầu. Trong khi ba tôi ăn chay trường, luôn ở nhà cúng, lạy. Ba buồn nên không đi đâu. Mà "chệch" một chút họ cũng đổ thừa cho ba là cầm đầu. Nói chung là họ gán ghép nhiều chuyện không thể hiểu nỗi.
Dân ở đâu, như huyện Cở Đỏ, Trung Thạnh, Thốt Nốt gì thì tôi không biết. Còn xuống Uỷ ban Nhân dân TP Cần Thơ thì họ nói ba tôi dẫn đầu. Trong khi ba tôi ăn chay trường, luôn ở nhà cúng, lạy...
Nguyễn Văn Tuấn
Hồi tháng 9 năm 2008, ông Nguyễn Văn Tư bị Toà án nhân dân huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ, kết án 18 tháng tù về tội danh gọi là “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước” sau khi ông cùng một số tá điền Nông trường Sông Hậu khiếu nại lên Trung ương tại Hà Nội yêu cầu nông trường này trả lại mức thu tô vượt quy định nhà nước trong nhiều năm qua. Hà Nội đã cử đoàn thanh tra và có kết luận là việc thu tô vượt quy định của Nông trường Sông Hậu là sai trái. Và công an huyện Cờ Đỏ đã khởi tố ông Nguyễn Văn Tư vì cho rằng ông cầm đầu vụ khiếu nại này, mà hậu quả đến với dân oan Nguyễn Văn Tư – tức Tư Hồng, đó là bản án 18 tháng tù như vừa nói.
Sau khi rời nhà tù, vào tháng 7 năm 2010, ông tiếp tục làm đơn khiếu nại ra Hà Nội, tố cáo UBNDTP Cần Thơ không giải quyết đơn khiếu nai tố cáo, bao che sự thật, bao che những việc làm sai trái của Nông trường Sông Hậu, bỏ tù oan sai người khiếu nại. Cùng khiếu nại với ông còn có 15 tá điền khác, khiến công an cho rằng ông Nguyễn Văn Tư cầm đầu, xúi giục người khác, nên đã khởi tố ông với tội danh “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước”.
Hôm 17 tháng Tư vừa rồi, ông bị Toà án huyện Cờ Đỏ kết án 2 năm 6 tháng tù qua phiên toà không luật sư biện hộ, không nhân chứng, nạn nhân không được tự biện hộ; chỉ có một thân nhân – là con trai Nguyễn Văn Tuấn – được phép dự phiên sở thẩm này mà thôi.
Và phiên phúc thẩm hôm thứ Năm, dân oan, tín đồ PGHH Nguyễn Văn Tư vẫn bị y án sơ thẩm này.