Bảo vệ ngư dân là bảo vệ chủ quyền

Thêm một vụ tàu đánh cá của Việt Nam bị phiá Trung Quốc bắt giữ và đòi tiền chuộc, khi tàu này đang đánh bắt tại khu vực quần đảo Hoàng Sa. Những diễn tiến xung quanh vụ việc mới này thế nào?

0:00 / 0:00

Trung Quốc lại bắt giữ một tàu đánh cá Việt Nam

Thông tin truyền thông chính thức của chính phủ Việt Nam cho biết vào ngày 5 tháng 10 vừa qua, Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội gặp Bộ Ngoại giao chính quyền Việt Nam cho biết họ quyết định xử phạt chủ tàu cá QNg66478TS mà họ bắt hồi ngày 11 tháng 9 tại khu vực quần đảo Hoàng Sa về điều mà họ cho là đã sử dụng thuốc nổ để đánh bắt cá. Trung Quốc buộc phiá gia đình chủ tàu bị bắt phải nộp 70 ngàn Nhân dân tệ, tương đương 200 triệu đồng Việt Nam. Sau khi nộp phạt, Trung Quốc sẽ thả tàu và chín ngư dân trên đó về.

Trung Quốc buộc phiá gia đình chủ tàu bị bắt phải nộp 70 ngàn Nhân dân tệ, tương đương 200 triệu đồng Việt Nam. Sau khi nộp phạt, Trung Quốc sẽ thả tàu và chín ngư dân trên đó về.<br/>

Được biết tàu QNg66478TS của thuyền trưởng Mai Phụng Lưu, hiện ngụ tại xã An Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Tin tức cho biết phiá cơ quan chức năng Việt Nam sau khi nhận được thông tin tàu QNg66478TS bị bắt, đã có xác minh và khẳng định chiếc tàu và chín ngư dân trên đó thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Tàu bị bắt khi đang hoạt động nghề cá bình thường tại vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trên tàu chỉ có những loại ngư cụ thông thường chứ không thể mang chất nổ. Điều này được ông Bùi Phụ Phú, đại tá phó chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ Đội Biên Phòng Quảng Ngãi khẳng định hôm 6 tháng 10 vừa qua. Ông này cho rằng ngư dân được tuyên truyền rất kỹ về những vấn đề liên quan việc đánh bắt hải sản trên biển.

Một người dân xã An Hải, điạ phương cư trú của tàu QNg66478TS cũng cho biết về quá trình kiểm tra tàu thuyền trước khi ra khơi:

Tàu bị bắt khi đang hoạt động nghề cá bình thường tại vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trên tàu chỉ có những loại ngư cụ thông thường chứ không thể mang chất nổ.<br/>

Huyện, xã, đồn biên phòng tuyên truyền là ngư dân đi đánh bắt tại vùng biển của mình hợp pháp, không làm gì trái luật. Họ

Ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt lên tàu năm 2009
Ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt lên tàu năm 2009. Ảnh minh họa, nguồn báo TQ (nguồn báo TQ)

kiểm soát chặt chẽ lắm. Khi xuất bến họ kiểm tra nghề nghiệp làm ăn, số lao động, nguyên quán ở đâu, hiện cư ngụ tại đâu, xuất bến đi đến vùng biển nào. Tất cả đều được kiểm tra rất chặt.

Người dân Xã An Hải cho biết việc hổ trợ cho gia đình những ngư dân đang bị phiá Trung Quốc bắt giữ đòi tiền chuộc như sau:

Nhà nước không có hổ trợ gì hết. Chỉ có những cơ quan từ thiện, phát thanh, truyền hình, báo chí, buư điện hoặc những cơ sở kinh doanh … có cho ít nhiều gì đó như triệu đồng, bốn năm trăm ngàn đồng, cái điện thoại… như khi bị tai nạn, mất tàu… Nhà nước chưa có chế độ ư đãi gì cho ngư dân.

Chỉ có những cơ quan từ thiện, phát thanh, truyền hình, báo chí, buư điện hoặc những cơ sở kinh doanh … có cho ít nhiều gì đó như triệu đồng, bốn năm trăm ngàn đồng, cái điện thoại… như khi bị tai nạn, mất tàu… Nhà nước chưa có chế độ ư đãi gì cho ngư dân.<br/>

Còn giải quyết tình hình tuỳ giải quyết giữa hai bộ ngoại giao. Dân cứ nghĩ đó là kế sinh nhai cho gia đình nên phải đi làm, chứ không nghĩ gì đến bắt bớ…

Ngư dân Việt Nam có thực sự được bảo vệ?

Tàu QNg66478TS của ông Mai Phụng Lưu từng bị phiá Trung Quốc bắt hai lần khi đang đi đánh bắt hải sản tại khu vực quần đảo Hoàng Sa. Lần thứ nhất trong năm 2005. Lần đó bị phạt 70 ngàn nhân dân tệ. Lần tiếp theo hồi tháng tư năm nay, cũng bị phạt 70 ngàn nhân dân tệ và tịch thu hết máy móc, ngư cụ…Gia đình cho biết hai lần đó phải chạy vay nợ để trả chuộc tàu về. Nay gia đình vẫn còn nợ tiền của hai lần trước.

Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định tàu này hoạt động tại vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Lần lên tiếng này của Bộ Ngoại giao Việt Nam được cho là mạnh mẽ nhất trong những lần ngư dân Việt bị phiá Trung Quốc bắt giữ<br/>

Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm ngày 5 tháng 10 vừa qua đã có phản đối vế quyết định bắt giữ và phạt tàu cá QNg-66478TS, cho rằng lý do được nêu ra là phi lý. Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định tàu này hoạt động tại vùng biển Hoàng Sa thuộc

Có lúc ngư dân VN phải nằm bờ dù đang trong mùa khai thác
Có lúc ngư dân VN dù đang trong mùa khai thác, nhưng phải nằm bờ do lệnh cấm mà phía Trung Quốc đưa ra như hồi tháng năm vừa qua. AFP (AFP)

chủ quyền của Việt Nam. Lần lên tiếng này của Bộ Ngoại giao Việt Nam được cho là mạnh mẽ nhất trong những lần ngư dân Việt bị phiá Trung Quốc bắt giữ, buộc phải nộp tiền chuộc.

Tuy nhiên, ngoài việc lên tiếng của Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng như một số giúp đỡ từ bà con chòm xóm, của cơ quan chức năng điạ phương, những thiệt hại vật chất và tinh thần đối với chính các ngư dân và người thân của họ vẫn không được giải quyết thoả đáng.

Với cách hành xử thiếu hiệu qủa của chính quyền Việt Nam trong vấn đề này lâu nay, nhiều ngư dân Việt Nam đang phải từ bỏ nghề đánh bắt trên biển, một nghề truyền thống từ bao đời nay của cha ông họ<br/>

Với cách hành xử thiếu hiệu qủa của chính quyền Việt Nam trong vấn đề này lâu nay, nhiều ngư dân Việt Nam đang phải từ bỏ nghề đánh bắt trên biển, một nghề truyền thống từ bao đời nay của cha ông họ, và của họ theo như phóng sự được đăng trên trang Bauxite Việt Nam hôm ngày năm tháng 10 vừa qua của một người Pháp, ông André Menras. Ông này đã nhập tịch Việt Nam với tên Hồ Cương Quyết. Ông đi đến hai xã An Vĩnh và An Hải trên đảo Lý Sơn mới hôm 21 tháng 9 vừa rồi, 10 ngày sau khi chiếc tàu QNg66478TS bị phiá Trung Quốc bắt giữ. Mục tiêu muốn cùng ngư dân điạ phương thực hiện một chuyến đi ra một số đảo và rặng san hô thuộc Hoàng Sa để giúp bảo vệ điều mà chính tác giả gọi là ‘công bình’ cho ngư dân Việt Nam. Thế nhưng kế hoạch của ông bất thành vì các cơ quan chức năng tại Quảng Ngãi lẩn tránh cấp phép cho ông.

Theo dòng thời sự: