Một tháng trước đây vào ngày 12 tháng 8, luật sư Hùynh Văn Đông, phải chịu kỷ luật xóa tên ra khỏi danh sách đòan luật sư Tỉnh Dak Lak nơi ông đăng ký tham gia hành nghề luật sư. Những lý do được đưa ra của Ban Khen thưởng- Kỷ luật của Đòan Luật sư tỉnh Dak Lak bị cho là không thuyết phục như chuyện không đóng đòan phí, chuyện không tham gia bào chữa theo phân công mà người luật sư không nhận được công văn, và theo đề nghị của tòa án tỉnh Bến Tre.
Cấm không được xuất cảnh rời Việt Nam
Những người theo sát tình hình Việt Nam, thì chính việc tham gia bào chữa cho hai bị cáo Trần Thị Thúy và Phạm Văn Thông, những người dân oan mất đất sau bao lần đi khiếu kiện không được giải quyết đã nhận ra những sai trái của các cấp chính quyền Việt Nam và chống lại các đường lối ‘không vì người dân’ đó. Hai bị cáo này cũng đã bị kết án vì rải truyền đơn với nội dung ‘Hòang Sa- Trường Sa’ là của Việt Nam. Luật sư Hùynh Văn Đông đã đứng ra bào chữa cho họ và tỏ thái độ giận dữ đối đối với những luận điểm buộc tội của Hội đồng xét xử trong phiên xử các bị cáo hôm ngày 30 tháng 5 ở Bến Tre. Trước đó, luật sư Hùynh Văn Đông từng tham gia những phiên xử cho các giáo dân tại giáo xứ Thái Hà ở Hà Nội và những người dân bị thu hồi đất ở giáo xứ Cồn Dầu, Đà Nẵng.
Kết quả của những việc làm vừa nêu của ông là vào ngày 12 tháng 9 vừa qua khi xuất cảnh tại cửa khẩu Nội Bài, Hà Nội ông đã bị chặn lại như lời kể của chính bản thân ông sau đây:
Ngày hôm qua tôi ra phi trường Nội Bài để làm thủ tục sang Singapore. Các thủ tục hành lý của tôi đã làm xong, đến thủ tục xét an ninh, công an an ninh đã mời tôi vào phòng làm việc và thông báo cho tôi là không được xuất cảnh. Một lúc sau họ đưa ra lý do ‘theo đề nghị của công an tỉnh Dak Lak’.
Ngày hôm qua tôi ra phi trường Nội Bài để làm thủ tục sang Singapore. Các thủ tục hành lý của tôi đã làm xong, đến thủ tục xét an ninh, công an an ninh đã mời tôi vào phòng làm việc và thông báo cho tôi là không được xuất cảnh. Một lúc sau họ đưa ra lý do ‘theo đề nghị của công an tỉnh Dak Lak’.
luật sư Hùynh Văn Đông
Theo luật sư Hùynh Văn Đông thì trước khi được chính thức thông báo ông không được xuất cảnh, nhân viên
an ninh tại cửa khẩu Nội Bài đã mời ông vào nói chuyện và cho rằng ông có những vi phạm tại địa phương, rồi buộc ông phải viết bản tự khai. Cuối cùng qua nhiều trao đổi trên điện thọai họ chính thức báo anh không được xuất cảnh rời Việt Nam.
Bản thân là một luật sư, nên ông Hùynh Văn Đông cho biết những vi phạm của phía an ninh cửa khẩu qua những việc làm của họ:
Theo tôi thấy vi phạm rõ ràng nhất là việc họ có quyền ngăn cản quyền tự do đi lại của bất kể công dân nào dù không có lý do hay theo một qui định pháp luật cụ thể. Ngay cả biên bản tôi nhận được ‘cấm xuất cảnh theo đề nghị của công an tỉnh Dak Lak, bản thân nó cũng là một vi phạm rồi. Như vậy nếu theo đề nghị của ai, tôi cho rằng trường hợp đó nếu có, thì có thể hạn chế hay tước đọat quyền đi lại của công dân hay sao? Trong khi đó tôi cũng không biết vì lý do gì mà công an Dak Lak đề nghị như vậy. Trên thực tế như thế nào tôi cũng chưa biết. Tôi đang thu xếp để về Dak Lak, và có cuộc làm việc cụ thể với công an tỉnh Dak Lak.
Trong thời gian qua, một số người cũng rơi vào trường hợp như luật sư Hùynh Văn Đông không được xuất cảnh vào giờ phút chót, trước khi ra máy bay hay đi qua cửa khẩu đường bộ. Đơn cử như trường hợp anh Trần Văn Huy, một thành viên Khối 8406, cũng bị an ninh cửa khẩu Nội Bài chặn lại hồi ngày 6 tháng 7 không cho xuất cảnh đi Nga theo phân công công tác của công ty mà anh đang làm việc cho.
Vào ngày 10 tháng 7, linh mục Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế, Phạm Trung Thành, bị chặn lại tại cửa khẩu Tân Sơn Nhất không cho đi Singapore tham dự Hội nghị Bề trên các giám tỉnh DCCT vùng Đông Nam Á và Úc Châu. Ngày 28 tháng 12 năm 2010, ông cũng không được cho xuất cảnh đi Mỹ.
Theo tôi thấy vi phạm rõ ràng nhất là việc họ có quyền ngăn cản quyền tự do đi lại của bất kể công dân nào dù không có lý do hay theo một qui định pháp luật cụ thể. Ngay cả biên bản tôi nhận được ‘cấm xuất cảnh theo đề nghị của công an tỉnh Dak Lak, bản thân nó cũng là một vi phạm rồi
luật sư Hùynh Văn Đông
Linh mục Phạm Trung Thành vào ngày 15 tháng 7 năm 2011, đã có kháng thư gửi các cấp lãnh đạo chính quyền Việt Nam việc cấm ông xuất cảnh như thế đã vi phạm điều 68 Hiến pháp Việt Nam, Điều 48 Bộ Luật Dân sự, các điều 21, 22 Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 của chính phủ Hà Nội về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
Tuy nhiên đến sáng ngày 13 tháng 9, linh mục Phạm Trung Thành cho biết ông không hề nhận được trả lời nào từ phía các cơ quan chức năng Việt Nam về kháng thư đó của ông:
Không ai trả lời tôi và không hề giải quyết gì cả. Tôi vẫn yêu cầu họ trả lời tôi mà họ không trả lời thì biết làm sao bây giờ.
Đối với Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam thì không riêng gì linh mục giám tỉnh Phạm Trung Thành mà một số người khác trong dòng như linh mục Đinh Hữu Thọai, linh mục Nguyễn Văn Phượng cũng bị cấm xuất cảnh mà có người thấy được lý do hiện trên màn ảnh của công an xuất nhập cảnh là ‘thành phần bất mãn chế độ, chống lại đường lối của Đảng’.
Truyền thông DCCT có bài viết lập luận “ Bất mãn là một trạng thái của cảm xúc, không phải hành vi tội phạm, nên không thể dựa vào cảm xúc của ai đó để kết tội họ. Chưa nói việc dựa vào cảm xúc đó có bằng chứng hay chỉ là qui chụp, vu khống. Còn đường lối của Đảng cộng sản chỉ buộc các đảng viên theo thôi chứ, tại sao lại bắt một công dân không đảng phải theo đường lối đó, nếu họ thấy đường lối đó không đúng?”