Tình hình thực hiện Công ước Cấm Mìn Sát thương trên thế giới

0:00 / 0:00

Vấn đề mìn sát thương vẫn là đề tài quan tâm của thế giới hiện nay khi mà loại vũ khí này tiếp tục gây hại cho nhiều người trên khắp thế giới.

Một hội thảo quốc tế về tình hình thực hiện Công ước Cấm Mìn Sát thương vừa diễn ra từ ngày 23 đến 25 tháng 6 ở thủ đô Bangkok, Thái Lan.

Gần 120 đại biểu đến từ các quốc gia phê chuẩn Công ước Cấm Mìn Sát thương và các tổ chức phi chính phủ tham gia hội thảo mang tên Tăng cường hợp tác và Hỗ trợ: Xây dựng động lực tiến đến thực thi hiệu quả Công ước Chống Mìn Sát Thương Cá nhân.

Hỗ trợ thêm và tăng cường hợp tác giúp đỡ

Một khách mời đặc biệt tại hội thảo là hoàng tử Mired Zaad Zeid Al-Hussein của Jordan được mời phát biểu khai mạc hội thảo. Ông là đặc sứ Công ước Chống Cấm Mìn Sát thương và là chủ tịch của Ủy ban Quốc gia Jordan về Tháo gỡ bom mìn và công tác phục hồi cho nạn nhân

Theo ông hội thảo có tầm quan trọng lớn lao vì nội dung bàn thảo về biện pháp có thể giúp cứu mạng con người và bảo vệ môi trường cho thế hệ tương lai.

Vấn đề đặt ra cho các người tham dự thảo luận là bằng cách nào mà Chiến lược Hành động Mìn bẫy của Liên hiệp quốc có thể hỗ trợ thêm và tăng cường hợp tác cũng như giúp đỡ

Chương trình hội thảo xoay quanh các chủ điểm về việc thực hiện các thỏa thuận liên quan. Trước hết là thảo luận về Chiến lược Incheon và mối quan hệ của nó với việc thực thi Công ước Cấm Bom mìn Sát Thương. Chiến lược Incheon được các quốc gia thành viên của Ủy ban Kinh tế-Xã hội Châu Á- Thái Bình Dương Liên hiệp quốc, UN ESCAP, thông qua hồi tháng 12 năm ngoái.

Một trong những nước được chọn để trình bày kinh nghiệm trong hoạt động vừa nêu là Tajikistan. Tiến sĩ Reykhan Muminova, Viên chức hỗ trợ nạn nhân thuộc Trung Tân Hành động vì mìn bẫy của Tajikistan đảm trách việc trình bày với 10 mục tiêu do nhà nước đề ra đi kèm những kế hoạch hành động cụ thể. Hoạt động hỗ trợ nạn nhân mìn bẫy tại Tajikistan được bắt đầu triển khai từ năm 2006 và hoạt động trên nguyên tắc sở hữu quốc gia, bình đẳng, không phân biệt đối xử đối với bất cứ đối tượng bị thương tật nào do mìn bẫy gây nên.

Campuchia và Việt Nam là những nước còn nhiều bom mìn sót lại sau chiến tranh nhất thế giới(minh hoạ)AFP
Campuchia và Việt Nam là những nước còn nhiều bom mìn sót lại sau chiến tranh nhất thế giới(minh hoạ)AFP

Để có thể hổ trợ hữu hiệu hơn nữa cho những nạn nhân, cũng như tiến hành các hoạt động ngăn ngừa, hội thảo cũng đề cập đến các nguồn cung ứng kinh phí tài trợ cho công tác liên quan đó. Liên hiệp quốc vẫn là kênh tài trợ chính cho hầu hết các nước bị tác động bởi mìn bẫy và các loại vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh. Vấn đề đặt ra cho các người tham dự thảo luận là bằng cách nào mà Chiến lược Hành động Mìn bẫy của Liên hiệp quốc có thể hỗ trợ thêm và tăng cường hợp tác cũng như giúp đỡ.

Hồi năm 2012, các quốc gia thành viên Khối ASEAN có thỏa thuận thành lập Trung tâm Hành động Mìn bẫy khu vực. Những sự hợp tác khu vực như thế cũng được hội thảo bàn đến.

Chúng tôi đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tranh ảnh, video, rồi báo chí để quốc tế thấy thực trạng bom mìn tại Việt Nam. Cụ thể vừa rồi có một đoàn do Bộ Ngoại giao chủ trì tham gia cuộc họp giữ kỳ của các nước thành viên Công ước chống bom đạn chùm tại Geneve, qua cuộc họp đó bạn bè thấy được phần nào nổ lực của chính quyền Việt Nam trong việc chống lại bom mìn

ông Nguyễn Đoàn Minh

Hoạt động tháo gỡ và cứu chữa nạn nhân tại Việt Nam

Hai đại biểu đến từ Việt Nam tham dự hội thảo là ông Nguyễn Đoàn Minh, chuyên viên Vụ Các Tổ chức Quốc tế, Bộ Ngoại giao Việt Nam và bà Trương Thị Ngọc Anh thuộc tổ chức phi chính phủ Handicap International- Người Tàn tật Quốc tế văn phòng ở Hà Nội.

Theo ông Nguyễn Đoàn Minh thì tình hình bom mìn còn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam vẫn tiếp tục gây hại cho nhiều người dân tại các vùng khác nhau ở Việt Nam. Cơ quan của ông được chính phủ giao nhiệm vụ tham dự các hội nghị, hội thảo quốc tế để nêu rõ tình hình đó cho thế giới biết và kêu gọi hỗ trợ tài chính cho hoạt động tháo gỡ, cứu chữa nạn nhân và giúp nạn nhân hội nhập lại vào cuộc sống cộng đồng… Ông cho biết một số kết quả về công tác vận động, tuyên truyền cho cộng đồng quốc tế như sau:

Bước đầu rất khả quan và tích cực. Đây không phải là trách nhiệm một bộ, một ngành, của Bộ Ngoại giao mà có sự phối hợp giữa các bộ, ngành mà đơn vị chủ quản là Bộ Quốc Phòng với sự phối hợp của các Bộ Lao động- Thương binh-Xã hội, Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch- Đầu tư. Chúng tôi đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tranh ảnh, video, rồi báo chí để quốc thấy thực trạng bom mìn tại Việt Nam. Cụ thể vừa rồi có một đoàn do Bộ Ngoại giao chủ trì tham gia cuộc họp giữ kỳ của các nước thành viên Công ước chống bom đạn chùm tại Geneve, qua cuộc họp đó bạn bè thấy được phần nào nổ lực của chính quyền Việt Nam trong việc chống lại bom mìn. Đồng thời tiếp xúc được những nhà tài trợ lớn Anh, Nhật, Úc và tác tổ chức phi chính phủ cho họ thấy nổ lực của Việt Nam và mong muốn được tài trợ.

Công tác rà phá bom mìn rất nguy hiểm và phức tạp (ảnh minh họa) File photos
Công tác rà phá bom mìn rất nguy hiểm và phức tạp (ảnh minh họa) File photos (File photos )

Các dự án đều phải được chấp nhận và đồng thuận; việc thực hiện dự án được dựa vào nhân viên Nhà nước làm chứ không phải nhân viên của tổ chức phi chính phủ; bởi vì mang tính chất bền vững và không quá xa xỉ đồng thời giúp tăng cường năng lực cho nhân viên Nhà nước nữa.

Bà Trương thị Ngọc Anh

Bà Trương thị Ngọc Anh cho biết số người được hưởng lợi từ các dự án giúp đỡ của tổ chức Handicap International Việt Nam cho những người bị thương tật trong đó có những người là nạn nhân của mìn bẫy gây nên:

Hưởng lợi nói chung theo tính dự án. Con số thụ hưởng cho mỗi dự án chừng từ 500-600 là chỉ báo cho một dự án thường được thực hiện trong vòng từ 3-4 năm. Hiện ở Việt Nam có khoảng 5 dự án; nên tổng số người thụ hưởng lên đến từ 500 ngàn hoặc 1 triệu người trong ‘vòng đời’ từ 3 đến 4 năm của một dự án.

Bà này cũng cho biết cách thức thực hiện dự án tại Việt Nam:

Đa số các dự án được xây dựng trên cơ sở các đối tác trực tiếp là những cơ quan Nhà nước. Nên nếu làm về giáo dục có các sở giáo dục và Bộ Giáo dục, còn làm về y tế có sở y tế và Bộ Y tế.Tất cả đều gắn kết với các cơ quan Nhà nước ở tại địa phương. Thành ra các dự án đều phải được chấp nhận và đồng thuận; việc thực hiện dự án được dựa vào nhân viên Nhà nước làm chứ không phải nhân viên của tổ chức phi chính phủ; bởi vì mang tính chất bền vững và không quá xa xỉ đồng thời giúp tăng cường năng lực cho nhân viên Nhà nước nữa.

Xin phép được nhắc lại Công ước Liên hiệp quốc Chống Mìn Sát thương được 143 quốc gia phê chuẩn hồi năm 1997 tại Ottawa, Canada. Đến năm 1999, công ước có hiệu lực thi hành. Nội dung chính của công ước này là cấm sử dụng, sản xuất, tồn trữ và chuyển giao mìn sát thương. Ngoài ra còn có yêu cầu gỡ bỏ những khu vực cài mìn trong thời hạn 10 năm.

Một báo cáo của Ủy ban Quan sát về mìn hồi năm 2004 cho thấy từ năm 1999 đến năm 2004 hơn 4 triệu quả mìn được phá hủy. Tuy vậy, hiện nay trên thế giới vẫn còn có người chết vì mìn.