Chống tham nhũng: Chỉ có luật chứ chưa thực thi

Một nhóm nghiên cứu của Bộ Ngoại giao Đan Mạch và Ngân hàng Thế giới vừa công bố kết qủa cuộc khảo sát về tương quan giữa các quy định pháp luật của Việt Nam trong việc phòng chống tham nhũng với cơ chế triển khai, thực hiện các qui định này.

Theo đó, khung pháp lý về việc phòng chống tham nhũng ở Việt Nam khá toàn diện, song khả năng thực thi các quy định pháp luật về phòng chống tham nhũng thì được cho là “chưa rõ ràng”.

Những nhận định vừa kể vốn đã từng được đại diện một số quốc gia, tổ chức quốc tế nêu ra trong vài tháng gần đây và chúng cung cấp khá nhiều thông tin thú vị về phòng chống tham nhũng ở Việt Nam.

Thách thức nghiêm trọng

Theo nhóm nghiên cứu thuộc Bộ Ngoại giao Đan Mạch và Ngân hàng Thế giới, tham nhũng là một trong những thách thức nghiêm trọng nhất của Việt Nam, dù rằng Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất đối diện với thách thức này.

Năm 2005, Việt Nam ban hành Luật Phòng - chống tham nhũng và sau khi tham khảo luật này, nhóm nghiên cứu vừa kể cho rằng, nội dung của Luật Phòng - chống tham nhũng thể hiện quyết tâm chống tham nhũng rất cao của Việt Nam.

Thế nhưng cũng theo họ, sau khi rà soát các qui định pháp luật, các báo cáo của Chính phủ, thông tin trên báo chí và thực hiện một số cuộc phỏng vấn với những cá nhân có liên quan, việc thực thi Luật Phòng - chống tham nhũng đã và đang gặp rất nhiều khó khăn, vì các cơ quan hữu trách không đủ thẩm quyền, chưa kể các quy định pháp luật mâu thuẫn với nhau, đồng thời thiếu các hướng dẫn rõ ràng, không có cơ chế khuyến khích, không có cơ chế giải trình, không có cơ quan kiểm tra và hệ thống giám sát độc lập.

Những kết luận vừa dẫn từ kết quả khảo sát do nhóm nghiên cứu của Bộ Ngoại giao Đan Mạch và Ngân hàng Thế giới thực hiện, không khác lắm so với ý kiến của đại diện các quốc gia, tổ chức quốc tế từng nêu ra trong “Hội nghị tư vấn giữa kỳ của nhóm tài trợ cho Việt Nam”, tổ chức hồi tháng 6 tại Đắk Lắk và cuộc “Đối thoại về phòng, chống tham nhũng”, giữa đại diện Việt Nam với đại diện 40 quốc gia, tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam, diễn ra hồi tháng 5 ở Hà Nội.

Chống tham nhũng trên giấy

Tất cả những hạn chế đã được đề cập và phân tích không chỉ khiến bên ngoài cho rằng, những nỗ lực phòng chống tham nhũng của Việt Nam chỉ mới thể hiện trên giấy, qua các quy định pháp luật mà chúng còn đang làm suy giảm niềm tin nơi dân chúng Việt Nam, vào quyết tâm phòng - chống tham nhũng của chính quyền. Xin mời qúy vị cùng nghe:

...(ti ếng còi xe, ti ếng ng ười lao xao, r ồi ti ếng hô, ti ếng đáp...)... Yêu c ầu gi ải tán Ban Ch ỉ đ ạo Trung ương v ề phòng ch ống tham nhũng (ti ếng còi xe, ti ếng ng ười lao xao, r ồi ti ếng hô, ti ếng đáp...).

Gi ải tán! Gi ải tán! Gi ải tán 110 C ầu Gi ấy đi, không làm gì đ ược cho dân, không gi ải quy ết đ ược gì cho dân, ở đây ch ỉ là ổ tham nhũng thôi... Đ ề ngh ị gi ải tán 110 C ầu Gi ấy đ ể chúng tôi l ấy đ ất nuôi gà, nuôi l ợn!..

Đ ả đ ảo Thanh tra Chính ph ủ... Không gi ải quy ết đ ược thì đ ề ngh ị chuy ển cho qu ốc t ế gi ải quy ết, tr ả l ại quy ền s ống, quy ền làm ng ười cho dân...

Không gi ải quy ết đ ược là b ất l ực tr ước b ọn tham quan ô l ại r ồi... Ăn c ủa quan tham r ồi, không gi ải quy ết gì cho dân…

Đó là những âm thanh, có cả hình ảnh, ghi lại một trong nhiều cuộc biểu tình của những công dân mất đất, mất nhà, mất tài sản trên khắp Việt Nam, kéo nhau đến khiếu nại, tố cáo tại Văn phòng Tiếp dân của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tọa lạc ở số 110 đường Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Do các khiếu nại, tố cáo không được giải quyết thỏa đáng, những người khiếu nại, tố cáo đã cùng nhau biểu tình. Những cuộc biểu tình đó đã được ghi âm, ghi hình rồi đặt trên nhiều website, trong đó có youtube.

Trong một môi trường tham nhũng cao, điều cốt yếu là phải hiểu biết tối đa các cơ cấu nội tại của hệ thống, nhằm hướng các can thiệp vào đó một cách hiệu quả nhất, đồng thời tiên liệu các cách thức mà những cải cách trong tương lai có thể bị chệch hướng.

UNDP<br/>

Làm sao để việc phòng chống tham nhũng thật sự hữu hiệu, để Việt Nam có thể phát triển ổn định, toàn diện? Trong “Hội nghị tư vấn giữa kỳ của nhóm tài trợ cho Việt Nam”, đại diện Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, gọi tắt là UNDP, nhận định:

"Trong m ột môi tr ường tham nhũng cao, nh ững bi ện pháp nh ất đ ịnh nh ư: tăng l ương khu v ực công, nâng cao nh ận th ức v ề tham nhũng, tăng c ường giám sát c ủa Qu ốc h ội, n ỗ l ực xây d ựng m ột n ền công v ụ theo đ ịnh h ướng th ực tài đ ức,... s ẽ khó có th ể có tác d ụng nhi ều trong vi ệc gi ảm tham nhũng."

Theo UNDP: ể gi ải quy ết các v ấn đ ề nh ư: ch ất l ượng ho ạt đ ộng c ủa c ải cách hành chính và công tác phòng ch ống tham nhũng... đi ều c ốt y ếu là ph ải hi ểu bi ết t ối đa các c ơ c ấu n ội t ại c ủa h ệ th ống, nh ằm h ướng các can thi ệp vào đó m ột cách hi ệu qu ả nh ất, đ ồng th ời tiên li ệu các cách th ức mà nh ững c ải cách trong t ương lai có th ể b ị ch ệch h ướng."

Công khai, minh bạch?

Giới quan sát, giới nghiên cứu, đại diện nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế đã nhiều lần đề nghị rằng, để việc phòng – chống tham nhũng có hiệu qủa, Việt Nam nên chú trọng và nâng cao yếu tố minh bạch.

Trong báo cáo mà UNDP trình bày hồi tháng 6 tại “Hội nghị tư vấn giữa kỳ của nhóm tài trợ cho Việt Nam”, tổ chức này khẳng định rằng:

"N ếu bu ộc ph ải xác đ ịnh ưu tiên hàng đ ầu thì đó là tăng c ường tính minh b ạch. Tăng c ường vai trò c ủa xã h ội dân s ự và thông tin đ ại chúng trong phòng ch ống tham nhũng cũng là thi ết y ếu đ ối v ới chi ến l ược đ ược ki ến ngh ị trong báo cáo này. B ởi cùng v ới tính minh b ạch và hi ệu l ực hóa, đi ều này là c ốt y ếu đ ể làm cho h ệ th ống có tính trách nhi ệm gi ải trình cao h ơn".

Sau hàng loạt khuyến cáo tương tự của nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế, được lập đi, lập lại trong nhiều năm, hồi giữa năm nay, Việt Nam bắt đầu đề cập trở lại đến việc soạn thảo để ban hành “Luật Tiếp cận thông tin” vốn từng được nêu ra cách nay vài năm, nhằm hiện thực hoá một trong những quyền công dân đã được hiến định cách nay vài chục năm.

Sự kiện mới nhất liên quan đến quyền được thông tin của công dân mà chính quyền Việt Nam đang xiển dương là tin được tờ Khánh Hoà Chủ nhật, số ra ngày 15 tháng 8 đưa lên trang nhất. Đó là chuyện ông Phan Sông Ngân, Trưởng Văn phòng đại diện của báo Tuổi Trẻ tại Khánh Hoà, vừa bị thu hồi Thẻ Nhà báo, bởi đã thổi phồng quá mức vụ Nguyễn Đức Chi, qua chi tiết Nguyễn Đức Chi đã “chi 700.000 USD để bôi trơn” các vụ lừa đảo.

Sau khi trờ thành rùm beng trong một thời gian dài, khiến nhiều cán bộ từ tỉnh đến trung ương bị cách chức, bị khởi tố, hồi đầu tháng 3, ông Nguyễn Đức Chi chỉ bị Toà án Khánh Hoà phạt 4 năm tù về hai tội: “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức” và “Sử dụng trái phép tài sản”, bất kể hồi tháng 4 năm 2005, chính ông Vũ Khoan, Phó Thủ tướng Việt Nam từng khẳng định: “Việc Nguyễn Đức Chi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là đã rõ!