Tuy nhiên kế hoạch đó không được thực hiện phải hoãn lại.
Bị cáo và gia đình đều không biết
Tòa sơ thẩm hồi ngày 29 tháng 12 năm ngoái tại Nghệ An tuyên án bà Hồ thị Bích Khương 5 năm tù giam và 3 năm quản chế; mục sư Nguyễn Trung Tôn 2 năm tù giam và 2 năm quản chế về tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam theo điều 88 Bộ luật Hình sự Việt Nam.
Theo gia đình mục sư Nguyễn Trung Tôn cho biết thì chính ông này đã gọi điện thoại về báo cho biết là vào ngày 28 tháng 3 sẽ diễn ra phiên xử phúc thẩm. Trong khi đó gia đình không hề nhận được bất cứ giấy tờ gì liên quan.
Vào lúc 11:30 sáng 28 tháng 3, trước khi diễn ra phiên xử theo như dự kiến bà Nguyễn thị Lành, vợ mục sư Nguyễn Trung Tôn, cho biết một số thông tin diễn ra vào lúc đó:
Giờ mới bắt đầu đến. Anh Tôn và chị Khương đang ngồi trong xe tù. Hôm nay họ xử ba vụ đến vụ anh Tôn và chị Khương là vụ thứ tư, chỉ vài phút nữa thôi. Gia đình tôi có sắp xếp một người tin Chúa như anh Tôn và tôi; gia đình chị Khương có chị Lan và con chị Lan.
Phiên phúc thẩm vào ngày 28 tháng 3 đối với bà Hồ thị Bích Khương và Ms Nguyễn Trung Tôn là phiên xử công khai. Tuy nhiên cũng như bao phiên xử các nhân vật đối kháng khác tại Việt Nam, số thân nhân của người bị đem ra xét xử rất hạn chế. Trong khi đó nhiều người khác không có quan hệ thân thiết gì lại được vào phòng xử án. Phía gia đình của bà Hồ thị Bích Khương được biết có bà chị là Hồ thị Lan và người con của bà, và gia đình Mục sư Nguyễn Trung Tôn có bà Nguyễn thị Lành vợ của ông và một đồng đạo là ông Phan Ngọc Sỹ đến với phiên phúc thẩm.
Khi vào phòng xử họ hỏi Khương có kháng cáo không, Khương bảo vẫn kháng cáo. Nhưng Khương không đồng ý xử hôm nay vì không được báo trước. Hôm qua, Khương vẫn bị nhốt trong buồng kín và không ai nói ngày hôm nay xử cả.
Bà Hồ Thị Lan
Tuy vậy, phiên xử đã không diễn ra vì có sự phản đối của bà Hồ Thị Bích Khương, do chính bản thân bà đang bị kỷ luật trong trại giam mà không hề được thông báo về phiên xử phúc thẩm vào ngày 28 tháng 3.
Lời kêu cứu của bà Hồ Thị Bích Khương
Bà Hồ Thị Lan cho biết:
Từ 8 giờ sáng gia đình tôi có hai mẹ con xuống. Khi đến đó chúng tôi nghe nói có 3 xe ‘bịt sắt’ vào trong rồi. Tôi hỏi ở cổng hôm nay có xử Hồ Thị Bích Khương thì cho chúng tôi là người nhà vào. Họ bảo bà cứ ra đi, Khương xử sau cùng. Tôi cứ tưởng xe chưa đưa Khương đến. Đến hơn 11 giờ, lúc đó mới nói xử.
Tôi vào
nhưng phiên tòa chưa bắt đầu, tôi ra chỗ mấy chiếc xe ‘bịt sắt’, tôi thấy Nguyễn Trung Tôn ló đầu ra. Tôi đến hỏi Khương ở đâu. Ông chỉ ở ‘thùng kín’ phía sau. Tôi đến đó gọi Khương ơi, không nghe tiếng động gì cả. Lúc đó có ông công an nói ‘Khương chưa đưa vào đây, còn ở ngoài trại’.
Ông công an nói lừa tôi như thế. Tôi lại chỗ ông Tôn, thì ông nói đưa tất cả đến rồi. Và tôi đến một buồng kín, thì thấy mấy công an đưa Khương đi ra.
Khi vào phòng xử họ hỏi Khương có kháng cáo không, Khương bảo vẫn kháng cáo. Nhưng Khương không đồng ý xử hôm nay vì không được báo trước. Hôm qua, Khương vẫn bị nhốt trong buồng kín và không ai nói ngày hôm nay xử cả. Khương đang còn bị kỷ luật.
chị về nói với các đài, báo chí là ở trong đó công an cho tù đánh Khương đến bốn lần rồi; đánh đến chết; thuốc cũng không cho, ốm đau, bệnh tật không được cho thuốc. Khương đã nhặt được những viên thuốc của các phạm nhân phục vụ công an đánh rơi để uống.
Lời chị Khương nhắn
Khương có nói với tôi: chị về nói với các đài, báo chí là ở trong đó công an cho tù đánh Khương đến bốn lần rồi; đánh đến chết; thuốc cũng không cho, ốm đau, bệnh tật không được cho thuốc. Khương đã nhặt được những viên thuốc của các phạm nhân phục vụ công an đánh rơi để uống. Tình trạng Khương hôm nay ra trắng bệch và phù thủng, mắt sâu trũng.
Sáng đến tôi ngồi chờ ở ngoài, có hai ba phạm nhân gọi điện cho tôi nói rằng chị phải làm sao chứ ở trong tù chị Khương bị kỷ luật nhốt riêng và chị ấy phải ăn cơm không có muối, và chị ấy bị đánh rất nhiều lần, đánh đến chết đấy. Họ bảo với tôi như thế.
Riêng đối với mục sư Nguyễn Trung Tôn thì đồng đạo Phan Ngọc Sỹ cho biết diễn tiến sự việc diễn ra trong ngày 28 tháng 3:
Tại phiên tòa chủ yếu cán bộ của họ, hai gia đình mỗi người có hai người. Chị Khương xin hoãn nên họ hoãn.
Khi ra xe họ cho chúng tôi đứng nói một tí. Không biết bao giờ họ xử lại. Xử họ không cho mình biết, đến khi cuối cùng họ mới cho vào.
Bây giờ chúng tôi chỉ trông chờ vào sự can thiệp của Chúa và quốc tế lên tiếng về hình thức xử, vì Việt Nam làm không có đâu vào đâu. Thực ra anh ấy không có phạm tội gì, chỉ có vào đó không có giấy tờ tùy thân thì họ bắt. Bắt rất vô lý.
có hai ba phạm nhân gọi điện cho tôi nói rằng chị phải làm sao chứ ở trong tù chị Khương bị kỷ luật nhốt riêng và chị ấy phải ăn cơm không có muối, và chị ấy bị đánh rất nhiều lần, đánh đến chết đấy. Họ bảo với tôi như thế.
Bà Hồ Thị Lan
Xin được nhắc lại ông Nguyễn Trung Tôn là một mục sư theo hệ phái Tin Lành Hội thánh Phúc Âm Toàn vẹn Việt Nam. Trước khi bị bắt hồi tháng giêng năm ngoái, bản thân ông và gia đình cùng một số đồng đạo thường xuyên bị xách nhiễu, thậm chí đánh đập gây thương tích. Do chính quyền địa phương không giải quyết những vụ việc xảy ra cho bản thân và gia đình cùng các đồng đạo khác, mục sư Nguyễn Trung Tôn đã đưa những hình ảnh bị đánh đập lên mạng Internet.
Bà Hồ thị Bích Khương bản thân là một dân oan phải đi khiếu kiện; sau đó bà tích cực giúp đỡ cho những dân oan khác có cùng cảnh ngộ. Bà từng sử dụng mạng Internet để đưa lên những bài viết phơi bày những bất công, tham nhũng tại Việt Nam.
Hồi năm 2007, bà bị cơ quan chức năng Việt Nam bắt một lần tại một quán Internet ở Nam Đàn, Nghệ An. Sau đó bà bị đưa ra tòa xét xử với bản án 2 năm tù theo điều 258 của Bộ Luật hình sự Việt Nam là ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm hại lợi ích nhà nước’.
Khi mãn án tù, bà tiếp tục hoạt động đấu tranh cho dân oan, bà từng bị dàn cảnh đụng xe, bị đe dọa … nhưng tích cực viết bài và đấu tranh hơn nữa.
Hồi năm ngoái Tổ chức Human Rights Watch vinh danh tám người cầm bút tại Việt Nam với giải thưởng Hellman Hammett. Bà Hồ thị Bích Khương là một trong tám nhân vật đó.
Mới đây, nhân chuyến viếng thăm Việt Nam của tổng thống Miến Điện, tổ chức Human Rights Watch, qua người phó giám đốc phụ trách Châu Á là ông Phil Robertson, kêu gọi chính quyền Việt Nam nên noi gương Miến Điện, trả tự do cho những tù nhân chính trị tại Việt Nam, trong đó có bà Hồ thị Bích Khương.
Theo dòng thời sự:
- Những bản án "không thuyết phục"
- Một dân oan bị tòa án Nghệ An tuyên phạt 2 năm tù
- Bao giờ mới hết những vụ cưỡng chế trái luật
- Tại sao dân chúng Nghệ An biểu tình?
- Kỷ niệm 4 năm thành lập Khối 8406
- Tín đồ Tin Lành ở Thanh Hóa bị sách nhiễu, đánh đập
- Ngày Quốc tế Nhân quyền không quên tù nhân lương tâm
- Dân oan Nghệ An biểu tình phản đối chính quyền địa phương
- Khối 8406: Một phong trào Dân chủ bị đàn áp nghiêm trọng
- Những bản án "không thuyết phục"
- Một dân oan bị công an đánh chết ngất trong tù
- Bà Hồ Thị Bích Khương ra tù
- Phong trào Dân chủ Việt Nam trước chiến dịch đàn áp của nhà cầm quyền