Các tổ chức xã hội dân sự kiến nghị lãnh đạo ASEAN và TT Obama

Các tổ chức xã hội dân sự, khoảng 500 đơn vị, từ khắp nơi trong khu vực ASEAN tham gia diễn đàn Nhân dân ASEAN (APF) tại thủ đô Phnom Penh, diễn ra từ ngày 14 đến ngày 16/11.

0:00 / 0:00

Các tổ chức dân sự thống nhất kiến nghị lãnh đạo các nước ASEAN và Tổng thống Mỹ Barack Obama cải thiện một số lĩnh vực trong khu vực ASEAN và áp lực lên chính phủ Campuchia về một số vấn đề liên quan quyền con người và môi trường.

Kêu gọi cải thiện nhân quyền-dân chủ- tranh chấp đất đai

Một diễn đàn thường niên của các tổ chức xã hội dân sự trong khu vực Đông Nam Á diễn ra trước thềm Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 21 đã thu hút hơn 2.000 người đến từ các nước thành viên của ASEAN.

Diễn đàn tập trung thảo luận, trao đổi kinh nghiệm giữa các tổ chức xã hội và nhân dân ASEAN nhằm đưa đến sự thống nhất kiến nghị lãnh đạo các nước ASEAN và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nhân dịp Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 21 diễn ra tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia từ ngày 17-20/11. Mục đích để cải thiện các lĩnh vực như bảo vệ lao động di cư, quyền phụ nữ, tự do thông tin, dân chủ, bầu cử, nhân quyền, quyền của các dân tộc thiểu số và phát triển đập thủy điện…v.v

Có khoảng 500 tổ chức ngoài chính phủ cùng kiến nghị thư về các vấn đề quan trọng như tranh chấp đất đai, cưỡng chế nhà cửa, nhân quyền

Bà Thida C. Khus

Bà Thida C. Khus, Giám đốc tổ chức nhân quyền Silaka, kiêm Ủy ban tổ chức APF cho biết nội dung trong thư kiến nghị lãnh đạo ASEAN và Tổng thống Obama: "Có khoảng 500 tổ chức ngoài chính phủ cùng kiến nghị thư về các vấn đề quan trọng như tranh chấp đất đai, cưỡng chế nhà cửa, nhân quyền.

Ngoài ra, chúng tôi còn kêu gọi các nhà tài trợ gây áp lực chính phủ Campuchia. Chúng tôi muốn thay đổi thành phần của Ủy ban bầu cử quốc gia Campuchia và thả các tù nhân chính trị.”

Còn bà Pratin Wekawakyanon, Cố vấn Mạng lưới Ổ chuột bốn Khu vực tại Thái Lan phát biểu tại Hội thảo thường dân ASEAN diễn ra cùng ngày: "Đã có rất nhiều vấn đề đang xảy ra tại Thái Lan như vấn đề cưỡng chế đất đai, nhà cửa, nghèo đói, tái định cư và nhân quyền đều đang chờ Thủ tướng giải quyết.

Bà Pratin Wekawakyanon, Cố vấn Mạng lưới Ổ chuột bốn Khu vực từ Thái Lan trả lời phỏng vấn RFA.Photo Quốc Việt, RFA
Bà Pratin Wekawakyanon, Cố vấn Mạng lưới Ổ chuột bốn Khu vực từ Thái Lan trả lời phỏng vấn RFA.Photo Quốc Việt, RFA (Photo Quốc Việt, RFA)

Chúng tôi đến đây vì muốn bày tỏ ý kiến, muốn được chính phủ quan tâm đến chúng tôi nhiều hơn. Chúng tôi muốn chính phủ phát triển đô thị phải hợp tác với cộng đồng người nghèo. Chúng tôi hy vọng chính phủ của các ASEAN sẽ giải quyết các vấn đề đang vướng mắc một cách minh bạch...”

TT. Obama đến Campuchia tham dự Thượng đỉnh ASEAN

Ông Obama sẽ đến Xứ Chùa Tháp để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần 21 và các cuộc gặp song phương với lãnh đạo các nước thành viên ASEAN vào ngày 19/11. Dự kiến, ông Obama sẽ thảo luận một loạt vấn đề, trong đó có triển vọng tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm thông qua thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại; hợp tác an ninh và năng lượng; đặc biệt là khuyến khích quá trình chuyển giao dân chủ đang diễn ra tại một số quốc gia Đông Nam Á.

ông Obama sẽ thảo luận một loạt vấn đề, trong đó có triển vọng tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm thông qua thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại; hợp tác an ninh và năn lượng; đặc biệt là khuyến khích quá trình chuyển giao dân chủ đang diễn ra tại một số quốc gia

Trước chuyến công du này, có 13 nhà lập pháp Hoa Kỳ đã gửi một bản cáo trạng chỉ trích Thủ tướng Hun Sen, cáo buộc Thủ tướng Campuchia có liên quan tới các trường hợp khai thác gỗ bất hợp pháp và vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng.

Bức thư được ký bởi cựu ứng cử viên Tổng thống từ đảng Cộng hòa John McCain, thượng nghị sĩ Barbara Boxer đảng Dân chủ và tất cả các Thượng nghị sĩ độc lập Mỹ cho biết ông Hun Sen đang sử dụng các tòa án được quản lý bởi các chính trị gia để kiểm soát và tạo thuận lợi cho riêng mình.

Nội dung thư còn kêu gọi Tổng thống Obama thúc giục ông Hun Sen thả ông Mam Sonando và cho phép ông Sam Rainsy, lãnh tụ đảng Cứu nguy có thể trở về nước trước tổng tuyển cử Quốc hội năm 2013. Cuối thư nhấn mạnh, việc Tổng thống không nêu những vấn đề vừa nói vì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chiến lược ủng hộ dân chủ Đông Nam Á, đồng thời tạo thuận lợi cho ông Hun Sen và Trung Quốc.

Trong khi đó, ông Tith Sothea, Cố vấn Thủ tướng Hun Sen nói các tổ chức dân sự cần phải tham gia phát triển và xây dựng đất nước, còn hơn có những hoạt động chống đối chính phủ hay làm ảnh hưởng đến Hội nghị.

Còn ông Phay Siphan, phát ngôn viên của Hội đồng Bộ trưởng Campuchia nói rằng Campuchia có đầy đủ quyền tự do bày tỏ ý kiến và tụ tập. Ông gọi các hoạt động của tổ chức dân sự và thường dân đang ủng hộ đảng phái chính trị đối lập.

Ông Phay Siphan: "Chúng ta là đối tác phát triển, đối tác làm vững chắc thêm nền dân chủ. Chúng ta không bao giờ có áp lực từ các nước lớn.

Xã hội dân sự là một cấu thành trong xã hội. Nó có vai trò giúp giải quyết, đặc biệt là những vấn đề mà nhà nước không làm được, đồng thời còn có vai trò nhìn vào cách điều hành của nhà nước để có thể kiến nghị đề xuất cho cách điều hành tốt hơn

Ông Phạm Quang Tú

Riêng Campuchia, Campuchia là một quốc gia độc lập. Chính phủ sẽ thắt chặt với các nước phát triển để đem lại lợi ích cho quốc gia, giúp dân phát triển và càng hiểu biết thêm trách nhiệm của mình.”

Ông Phạm Quang Tú, Phó viện trưởng Viện Tư vấn và Phát triển có thông điệp từ Việt Nam: "Tôi có thông điệp đến các tổ chức phi chính phủ và chính phủ của ASEAN là phải đoàn kết lại với nhau. Hiện nay, tôi thấy nhà nước ASEAN vẫn chưa thắt chặt tình đoàn kết. Các nước vẫn còn đặt vấn đề của mình lên trên vấn đề chung của khu vực.

Ở Việt Nam, chúng tôi đang cố gắng gửi thông điệp đến chính phủ rằng xã hội dân sự là một cấu thành trong xã hội. Nó có vai trò giúp giải quyết, đặc biệt là những vấn đề mà nhà nước không làm được, đồng thời còn có vai trò nhìn vào cách điều hành của nhà nước để có thể kiến nghị đề xuất cho cách điều hành tốt hơn.”

Theo APF, vào ngày 16/11 tới sẽ có khoảng 4.000 người biểu tình tại công viên tự do đòi chính phủ ASEAN chú trọng đến vấn đề nhân quyền. Nhóm người biểu tình sẽ diễu hành đến Bộ Ngoại giao để kiến nghị thư.

Để bảo đảm an ninh cho các cuộc họp này, chính phủ Campuchia đã triển khai hơn 10.000 nhân viên an ninh khắp thủ đô Phnom Penh. Chính phủ Campuchia cũng tuyên bố, họ sẽ đàn áp và bắt giam nhóm người biểu tình làm ảnh hưởng đến Hội nghị.

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập vào năm 1967, bao gồm Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Theo dòng thời sự: