Ngoại trưởng các nước có một số bất đồng về nội dung và cách thức thực thi Bộ quy tắc này. Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và người đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Trì đồng chủ trì Hội nghị ASEAN – Trung Quốc. Ngoại trưởng ASEAN và Trung Quốc đã thảo luận rất tích cực về dự thảo COC do các thành viên ASEAN soạn thảo nhằm xóa bỏ những khác biệt, tiến tới thống nhất quan điểm chung về COC.
Ngoại trưởng Phạm Bình Minh cho biết khu vực tự do thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN đã phát triển đáng kể trong những thời gian gần đây. Trung Quốc là đối tác của các nước ASEAN trong việc trao đổi hàng hóa, dịch dụ và một Hiệp ước về khuyến khích đầu tư liên khu vực. Ông tin tưởng rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục và tăng cường hợp tác với thành viên ASEAN không chỉ trên lĩnh vực kinh tế, chính trị và an ninh trong khu vực mà còn trao đổi hợp tác trong lĩnh vực thương mại, du lịch và văn hóa...
Về vấn đề biển Đông, ông Phạm Bình Minh cho biết các thành viên ASEAN đã thống nhất và thông qua những điểm quan trọng của Bộ quy tắc ứng xử (COC) ở biển Đông. Qua Hội nghị này ông tin rằng Trung Quốc sẽ tham gia giải quyết tranh chủ quyền trên biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, hòa giải, an ninh khu vực.
Ông Phạm Bình Minh phát biểu: "Bây giờ, đã đến lúc các nước ASEAN và Trung Quốc bắt đầu thảo luận về Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC). Như chúng ta đã biết ASEAN và Trung Quốc là những đối tác tốt. Ba năm trước đây, Việt Nam giữ vai trò điều phối viên giữa các nước ASEAN và Trung Quốc.
Cuối tháng này, Thái Lan sẽ đảm nhiệm vai trò này. Tôi rất cảm ơn các thành viên ASEAN và Trung Quốc đã làm việc với Việt Nam một cách thân thiện. Tôi tin rằng các bên sẽ duy trì không khí làm việc tốt nhằm giữ hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực.”
Các quốc gia đã tuyên bố chủ quyền trên biển Đông gồm Philippines, Malaysia, Brunei, Việt Nam và Trung Quốc. Biển Đông, được coi là khu vực giàu tài nguyên khoáng sản và là tuyến đường hàng hải quan trọng của khu vực và thế giới. Do đó, biển Đông trở thành đề tài nóng nhất tại mọi cuộc họp.
Trong khi đó, bà Phó Oánh, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cũng khẳng định rằng quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc rất tốt. Khu vực tự do thương mại và kim ngạch tăng hàng năm. Trung Quốc sẽ có cuộc thảo luận với các nước trong khối ASEAN vào tháng 9 tới để trao đổi và hợp tác trên các lĩnh vực công nghệ thông tin, văn hóa và xã hội và du lịch…
Vẫn theo bà, Trung Quốc sẽ không thay đổi lập trường tham gia xây dựng cộng đồng ASEAN vào năm 2015 và góp phần cho việc phát triển cho Hiệp hội cũng như giữ an ninh, hòa bình với các nước láng giềng. Chính sách nhất quán của Trung Quốc vẫn tiếp tục hợp tác với thành viên ASEAN. Khi Trung Quốc phát triển thì nó sẽ tạo cơ hội cho các nước láng giềng cũng như cộng đồng ASEAN phát triển. Điều này phía Trung Quốc sẽ tiếp tục ngồi đàm phán với ASEAN và tăng cường hợp tác với ASEAN nhằm tìm giải pháp hòa bình vì nó liên quan đến kinh tế và ổn định khu vực.
Bà Phó Oánh cho phóng viên biết thêm: "Hội nghị cũng được đề xuất tiếp tục tham vấn và thảo luận nhiều hơn về COC. Bộ quy tắc này được nâng lên từ DOC mà các nước ASEAN và Trung Quốc ký cách đây 10 năm. Ngoại trưởng muốn biết nội dung và những điểm quan ngại trước khi đàm phán về COC. Và điều này phía Trung Quốc tin rằng sẽ là lời giải tốt nhất cho các bên.
Trong trường hợp bất cứ thành viên nào không được biết trước nội dung của COC, không được tiếp cận COC thì nó trở thành vô nghĩa. Điều này cũng đồng nghĩa họ không hiểu và cũng không nắm bắt được tiến triển của nó. Và có thể nói các thành viên vẫn thiếu độ tin cậy lẫn nhau.”
Theo Ngoại trưởng Philippines, dự thảo COC cũng kêu gọi các bên ở biển Đông cần tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có luật biển năm 1982. Đặc biệt là giải quyết tranh chấp mà không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực và cam kết tôn trọng quyền tự do hàng hải và quyền tự do hàng không trên Biển Đông. Ông hy vọng đến cuối năm nay Bộ quy tắc này sẽ được chung quyết.
Biển Đông sẽ tiếp tục được thảo luận cùng với các khu vực khác cùng quan tâm tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), nhóm 26 quốc gia khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và Liên minh Châu Âu và bắt đầu vào ngày 12/7.
Theo dòng thời sự:
- ASEAN quyết tâm giữ hòa bình trong khu vực
- ASEAN và tham vọng đạt được COC vào cuối năm 2012
- ASEAN thảo luận về tình hình Biển Đông
- Việt Nam-Trung Quốc tuyên bố cùng tìm giải pháp cho biển Đông
- Ảnh hưởng của ASEAN tại Biển Đông
- Thành viên các nước ASEAN họp tại Campuchia
- ASEAN không muốn gây bất đồng với các nước trong khu vực
- Tranh chấp biển Đông: chủ quyền chưa hẳn là vấn đề
- Philippines kêu gọi ASEA hợp tác chặt chẽ hơn về Biển Đông
- Việt Nam quan ngại tình hình bãi cạn Scarborough