ASEAN cần phải cải tổ và đoàn kết nếu muốn tồn tại

ASEAN đã kỷ niệm 45 năm thành lập kể từ khi ra đời năm 1967, cũng là thời điểm phải thực hiện cải tổ nếu không muốn trở thành vô hiệu

Tải xuống - download Opens in new window ]

từ sự kiện gây nhiều chú ý là đã không thể có được bản thông cáo chung vào khi kết thúc hội nghị cấp bộ trưởng lần thứ 45 ở Phnom Penh.

Đó cũng là quan điểm của ông Kavi Chongkittavorn, nhà nghiên cứu ASEAN, kiêm bình luận gia và cũng là nhà báo tự do với những bài nhận định về ASEAN và Châu Á trên báo chí phát hành ở Thái Lan. Bài do Thanh Trúc thực hiện:

ASEAN tròn 45 tuổi ngày thứ Tư tuần trước, và tới lúc này khuyến cáo trước đây từ cựu ngoại trưởng Singapore S.Rajaratnam vẫn còn gia trị, rằng nếu không cố đoàn kết thành một khối thì ASEAN sẽ trở thành một tổ chức rời rạc và bị phân rẻ.

Hiện tượng chia rẽ sâu sắc giữa các thành viên

Tôi là Kavi Chongkittavorn, nhà báo tự do chuyên viết về những đề tài liên quan tới ASEAN.

Có thể nói đến lúc này ngoại trưởng Hor Namhong của Kampuchia vẫn đang liên lạc tiếp xúc với các đối tác của ông ta trong ASEAN để có thể tiến tới một tài liệu khả dĩ thay thế được bảng thông cáo chung mà ASEAN đã không đưa ra được sau hội nghị cấp bộ trưởng lần thứ 45 vừa qua ở Phnom Penh.

Theo tôi điều khẩn thiết là cần lấy lại niềm tin đã suy giảm giữa các nước thành viên. Cho tới lúc hội nghị gần đi vào kết thúc, các nước chỉ mới đồng ý về một vài điều cơ bản quanh vấn đề ứng xử, dẫn tới chuyện là thay vì nhất trí với nhau, nội dung thảo luận của ASEAN đã không thể giải quyết vấn đề gây tranh cãi là tình hình bất ổn trên biển Nam Trung Hoa.

Với những tiếp xúc và liên lạc ngoại giao mấy tuần qua, gần như đã rõ chuyện ngoại trưởng Hor Namhong của Kampuchia cố đả thông tư tưởng với ngoại trưởng Marty Netalegawa của Indonesia và ngoại trưởng Singapore K.Shanmugam về vấn đề liên quan.

Ông Kavi Chongkittavorn
Ông Kavi Chongkittavorn (RFA file)

Theo nhà báo Kavi Chongkittavorn, đã có một số nước thành viên trong ASEAN lo rằng tình hình tranh chấp trên biển Nam Trung Hoa sẽ làm lu mờ các đề tài khác mà ASEAN cần thảo luận. Nếu sự bất đồng này tồn tại, ông Kavi Chongkittavorn khẳng định, chẳng những sẽ phương hại đến thượng đỉnh ASEAN tháng Mười Một năm nay mà còn cả những kế hoạch hội họp của ASEAN trong tương lai.

Nếu sự bất đồng này tồn tại, chẳng những sẽ phương hại đến thượng đỉnh ASEAN tháng Mười Một năm nay mà còn cả những kế hoạch hội họp của ASEAN trong tương lai.

ông Kavi Chongkittavorn

Sự thể cho thấy sau khi tổng thống Bambang Yudhoyono của Indonesia và thủ tướng Lý Hiển Long của Singapore gởi văn thư nêu vấn đề với thủ tướng Hun Sen của Kampuchia, đến lượt thủ tướng Nazib Razak của Malaysia cũng gởi tiếp một văn thư đến ông Hun Sen, nhấn mạnh là không nên để vấn đề tranh chấp trên biển Nam Trung Hoa ảnh hưởng đến Cộng Đồng ASEAN.

Và quả là đáng tiếc khi Thái Lan, quốc gia giữ vai trò trung gian giữa ASEAN và Trung Quốc, không có ý kiến gì về việc này.

Thủ tướng Hun Sen của Kampuchia đã phúc đáp thư của lãnh đạo Indonesia, Singapore và Malaysia bằng cách đề cập tới văn thư ngày 26 tháng Bảy do ngoại trưởng Hor Namhong gởi đến các đối tác của ông trong ASEAN, nói đến nỗ lực hết sức chính đáng của Kampuchia để tiến tới một thông cáo liên quốc gia nhưng đã không thành vì không đạt đồng thuận giải quyết tình hình tranh chấp trên biển Nam Trung Hoa.

Nếu ASEAN không sớm tiến tới một văn bản chung trong những ngày tới thì điều này chứng tỏ tổ chức đang ở trong giai đoạn u ám nhất kể từ ngày thành lập.

Quan trọng nhất là điều này phản ảnh sự yếu kém của Kampuchia trong lúc Phnom Penh cố thuyết phục rằng hội nghị cấp bộ trưởng thứ 45 đã thành công vượt bực dưới sự chủ trì của Phnom Penh. Mục đích của Phnom Penh là đề cao sự thành công nhưng thực tế đã chứng minh ngược lại.

Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa (trái) bắt tay bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Hor Namhong
Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa (trái) bắt tay bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Hor Namhong (AFP)

Và thực tế cũng cho thấy, ông Kavi Chongkittavorn trình bày tiếp, đã có sự thảo luận không chính thức giữa một số viên chức cũng như học giả trong ASEAN về sự cần thiết của một văn bản hướng dẫn liên quan đến việc lựa chọn chủ tịch luân phiên ASEAN trong tương lai.

Nếu ASEAN không sớm tiến tới một văn bản chung trong những ngày tới thì điều này chứng tỏ tổ chức đang ở trong giai đoạn u ám nhất kể từ ngày thành lập.

ông Kavi Chongkittavorn

Biển Đông một bài học cho ASEAN

Cho đến lúc này chưa có một điều lệ hay một văn bản hướng dẫn rõ ràng về tương quan giữa nước chủ tịch luân phiên với những cơ quan hay thành phần trong nội bộ ASEAN, về việc tổng thư ký của khối và nhân viên thuộc quyền vị này có thể hỗ trợ cho công việc của nước chủ tịch ASEAN như thế nào.

Theo ông Kavi Chongkittavorn, suốt bốn thập niên qua các bộ trưởng trong ASEAN đều nghĩ có thể nhất trí với nhau trước bất kỳ vấn đề nào liên quan tới tổ chức, thế nhưng sự kiện vừa qua ở Phnom Penh đã khiến ý suy nghĩ này phải thay đổi:

Quan trong hơn nữa, vì lợi ích và sự cần thiết phải có trong tiến trình điều hợp cũng như tiến trình hợp tác đa phương, phải xét lại vai trò của vị tổng thư ký cũng như bộ phận hành chính của ASEAN. Lại nữa, những ý kiến bất đồng về tình hình tranh chấp trên biển giữa các quốc gia thành viên ASEAN lúc này gần như trùng hợp với những lời kêu gọi khẩn thiết của tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan. Trong một bản báo cáo đặc biệt về những thử thách mà ASEAN và cơ quan hành chính của ASEAN ở Indonesia phải đương đầu, tiến sĩ Surin Pitsuwan từng yêu cầu các nhà lãnh đạo mười nước ASEAN minh định rõ ràng về vai trò, nhiệm vụ và sự tương quan giữa từng cơ quan trong ASEAN đối với nhau.

suốt bốn thập niên qua các bộ trưởng trong ASEAN đều nghĩ có thể nhất trí với nhau trước bất kỳ vấn đề nào liên quan tới tổ chức, thế nhưng sự kiện vừa qua ở Phnom Penh đã khiến ý suy nghĩ này phải thay đổi

Khi Hiến Chương ASEAN trở thành hiệu lực năm 2008, nhiều cơ quan mới đã thành hình như Ủy Ban Điều Hợp ASEAN, Ủy Ban An Ninh Chính Trị ASEAN, Ủy Ban Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN, Ủy Ban Văn Hóa Xã Hội ASEAN, Hội Đồng Đại Diện Thường Trực ASEAN vân vân…

Thủ tướng Hun Sen phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 45 (AMM) ngày 9/7/2012. RFA
Thủ tướng Hun Sen phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 45 (AMM) ngày 9/7/2012. RFA (RFA)

Cùng thời điểm đó, chức vụ tổng thư ký ASEAN được coi như chức chủ sự phòng hành chính ASEAN và người đó phải từng là bộ trưởng hoặc là một viên chức thuộc cơ quan ngang bộ.

Vì thế có thể giải thích tại sao ông Lê Lương Minh, người thay thế ông Surin trong chức vụ tổng thư ký là một thứ trưởng ngoại giao của Việt Nam.

Các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ phải quyết định có nên duyệt xét lại hiến chương ASEAN hay không, để có thể tăng cường hiệu quả và năng lực hoạt động của khối. Sau khi hiến chương ASEAN 2008 có hiệu lực, các nước thành viên còn đạt thêm một số đồng thuận khác và áp dụng cho tới nay.

Nhưng vẫn theo sự quan sát của chuyên gia ASEAN Kavi Chongkittavorn, đừng mong đợi ASEAN hoạt động một cách hữu hiệu nếu không có sự thảo luận đến đầu đến đũa về cấu trúc và tương quan giữa các bộ phận hành chính trong ASEAN mà những người am hiểu tình hình đề cập tới.

Những câu hỏi cấp thiết mà lãnh đạo các nước ASEAN phải nghĩ tới, thứ nhất là tổng thư ký ASEAN có phải chỉ là vị đại diện của ASEAN ở cấp bộ trưởng mà thôi. Thứ hai, nếu vị tổng thư ký ASEAN được rộng quyền tham dự những thượng đĩnh hoặc những hội nghị cấp bộ trưởng, trong đó có hội nghị G20 hoặc những điễn đàn quốc tế khác, thì liệu vai trò của vị tổng thư ký ASEAN đó có khác hơn vai trò của các bộ trưởng trong ASEAN.

Theo ông Kavi Chongkittavorn, nếu câu trả lời là có thì phải đánh giá vai trò của vị tổng thư ký ASEAN đến mức độ nào để có thể phản ảnh lập trường và tiếng nói chung của ASEAN. Đây cũng là yêu cầu mà ông Surin Pitsuwan, đương kim tổng thư ký ASEAN, cựu ngoại trưởng Thái Lan, nhiều lần nhắc tới trong hai năm qua.

Là tổ chức chỉ đạo, ASEAN cần duyệt lại hiến chương và cần thực hiện bước cải tổ mạnh mẽ. Là nước chủ tịch luân phiên ASEAN năm tới tôi nghĩ Brunei phải mạnh dạn khởi xướng việc này. Những ý kiến cải tổ do đương kim tổng thư ký Surin Pitsuawan đề xướng cần được sự hỗ trợ vì ông ta có tầm nhìn và có năm năm kinh nghiệm trong chức vụ này.

Nếu không chịu thay đổi và không thực hiện cải tổ, chuyên gia ASEAN Kavi Chongkittavorn kết luận, ASEAN sẽ gặp nhiều trở ngại trước những vấn đề có tính cách quốc tế trong tổ chức và chính những vấn đề đó làm cho cả khối ASEAN trở nên suy yếu rời rã hơn mà thôi.

Theo dòng thời sự: